Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
dàn bài nhé
I. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…
2. Các loại tre:
– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…
3. Đặc điểm:
– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…
4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:
a. Trong lao động:
– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.
– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.
b. Trong sinh hoạt:
– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…
– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:
+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.
+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.
+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
c. Trong chiến đấu:
– Tre là đồng chí…
– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
– Tre hi sinh để bảo vệ con người
III – Kết bài:
Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.
Bài làm
Sáng nay là buổi sáng đầu tiên em được cùng bố ra thăm ruộng lúa nhà mình. Cậu "ấm sứt" hôm nay sẽ được lội chân xuống bùn! Dậy sớm một chút và chuẩn bị đầy đủ vài nông cụ cần thiết, hai bố con lên đường.
Chỉ khoảng năm phút đi xe máy là đã ra tới ruộng rồi. Ngạc nhiên quá, những cây mạ hồi ra Tết mới chỉ có vài ba lá run rẩy bám vào thân cây yếu ớt thì giờ đã phổng phao thành những cây lúa trưởng thành đang thời kì trổ đòng đòng. Ruộng xanh biếc một màu, cây nào cũng tràn đầy sức sống như những cô thiếu nữ đang thì con gái.
Ngồi bên bờ ruộng, em cảm nhận rất thật, rất gần hương thơm thoang thoảng của mùi sữa lúa non mới trổ, hương thơm tinh khôi đó hòa vào làn gió quê làm tâm hồn mình bỗng nhiên thấy thanh thản lạ kì.
Những cây lúa mỏng manh bắt đầu cong cong về một hướng khi mang trên mình những người bạn mới. Những hạt lúa xanh xanh lớn dần lên trong sự kết tinh của bùn đất, của nắng, của gió và công lao chăm sóc của bàn tay con người. Lá lúa cũng dày hơn, gân lá ở giữa cứng cáp hơn, cạnh lá cũng sắc bén hơn nên nếu chẳng may để lá cứa vào là đứt tay liền chứ chẳng đùa đâu! Bông lúa lúc này cũng đã có hình dáng của bông trưởng thành, hình thoi cân đối, đưa lên miệng cắn sẽ cảm nhận được sữa lúa màu trắng đục, giống như màu sữa mẹ, vị mát, thanh. Đó là những cây lúa mà chỉ vài tháng nữa thôi là sẽ mang lại cho người nông dân một vụ gặt bận rộn.
Một cơn gió tới, cây đua cây, đung đưa đầy kiêu hãnh vì dường như chúng biết chúng mang một vẻ đẹp đầy kiêu hãnh, thanh thoát mà cũng rất Á Đông.
Vẫn đang mải mơ màng mà bố đã làm xong công việc từ bao giờ, hai bố con nhanh chóng thu xếp đồ quay trở về nhà, ngoảnh lại con đường bờ cỏ sau lưng hình như em nghe thấy tiếng khe khẽ chào tạm biệt của những bông lúa tinh nghịch mà cũng rất dịu dàng.
Hãy tả một người khó khăn , nghèo khổ mà em từng thấy và em sẽ giúp gì cho họ ? Không chép trên mạng
Kính gửi : Các cô chú, các anh chị trong ban tổ chức quỹ học bổng Quãng Ngãi cùng các vị ân nhân tài trợ cho quỹ.
Con tên là Nguyễn Thị Diễm , hiện đang là sinh viên năm 2 khoa sinh học của trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Hôm nay, con viết đơn này mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của quỹ.
Con sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông ở huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Tháng 3 năm 2012, mẹ con mang bầu bé út nhưng vì sức khỏe quá yếu nên đến tháng 11 năm 2012, bác sĩ quyết định mổ cho mẹ. Ca mổ kết thúc, em bé sống sót nhưng mẹ con lại bị mất máu quá nhiều, mẹ được chuyển xuống bệnh viện Chợ Rẫy với hi vọng sống mong manh. Những chuỗi ngày dài đằng đẵng ở bệnh viện, với kinh phí chữa trị hơn 200 triệu cùng với những cố gắng không ngừng của bác sĩ và gia đình con, nhưng đành bất lực và mẹ con đã ra đi mãi mãi. Mẹ ra đi khi tuổi đời mới bước sang cửa ngỏ bốn mươi, mẹ ra đi để lại một đàn con thơ và một đứa bé mới sinh chưa bao giờ được thấy mặt. Ngoài những nỗi đau không thể nói nên lời vẫn còn đó một khoảng nợ chồng chất khiến gia đình ngày càng khó khăn hơn.
Cả sáu chị em đều đang trong tuổi ăn, tuổi học – cái độ tuổi đáng lẽ không phải lo nghĩ nhiều chỉ chuyên tâm học cho thật tốt để đủ vững vàng bước vào đời, thì giờ đây những điều đó là không thể. Chị hai và con đều đang học cao đẳng và đại học. Mặc dù cả hai chị em ai cũng muốn hoàn thành sự nghiệp học tập đang dở dang, nhưng hoàn cảnh lại đưa đẩy buộc một trong hai chị em phải nghĩ học. Và rồi, chị hai đành tạm gác việc học để cho con có thể tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành cô giáo. Thương cho chị hai, đã tạm gác việc học nay phải thay mẹ chăm sóc cho các em, phải thức thâu đêm chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho bé út đang còn yếu ớt. Châu - là em gái con, hiện đang học lớp 10, từ ngày mẹ mất đã làm cho em chịu một cú sốc lớn về tinh thần và hơn hết chuyện học hành cũng gặp phải những khó khăn. Ngoài ra, gia đình con vẫn còn ba người em nhỏ. Một em học lớp một, em bé hơn học mẫu giáo và bé út mới sanh. Cả hai bé đều là học sinh giỏi của trường, và đạt rất nhiều giải trong các hội thi. Năm tháng qua, út sống được chính là nhờ những giọt sữa mà hàng xóm cưu mang cùng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.
Ba con từ ngày mất mẹ cứ buồn hoài, nợ nần giờ đây đè nặng lên đôi vai gầy của ba. Ngày đêm ba ra đồng với hi vọng có thể trang trải cho gia đình. Ba bảo: “Con của ba ai cũng phải vào đại học”. Nhưng con biết việc nuôi bọn con ăn học là quá sức đối với ba!
Con muốn được tiếp tục học, con muốn mình trở thành một cô giáo giỏi. Và trên hết con mong sao, mong sao các em con cũng được như con. Được đến trường như chúng bạn, được viết tiếp ước mơ của mình. Không có tiền trang trải cho cuộc sống đắt đỏ nơi thành phố, con đã đi dạy thêm ở ngoài, đi phát tờ rơi để cho ba bớt đi được một phần nỗi lo, nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Con đã cố gắng tiết kiệm đừng đồng lẽ bằng việc ăn mì gói, đôi khi con chỉ mong sao được ăn một bữa cơm với gia đình dù là rau cơm đạm bạc cũng đã đủ lắm rồi, nhưng sống nơi đất khách quê người, con biết ước mơ đó cũng biến thành xa xỉ. CON SẼ KHÔNG BỎ CUỘC, CON HỨA ĐẤY! Giờ đây, con thật sự cần lắm những vòng tay của những nhà hảo tâm, cần lắm sự giúp đỡ của quỹ để con tiếp tục bước đi trên con đường gập ghềnh đầy trắc trở và biến ước mơ của mình thành sự thật.
Con xin chân thành cám ơn!
em thấy người ta ko tiêu hết tiền em giúp đỡ bằng cách tiêu hộ họ
Trong cuộc sống đức tính giản dị là một đức tính luôn luôn được đề cao, đức tính đó từ xưa đến nay đã được ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu.
Đức tính giản dị đó là một phẩm chất của con người, đó là một thái độ sống bình dị, biết khiêm nhường, sống bình dân, không xa hoa, lãng phí, giản dị từ cách ăn mặc, lối sống, cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh. Giản dị từ xưa đến nay luôn được coi trọng bởi nó đem lại cho con người rất nhiều lợi ích to lớn, xưa kia khi xã hội chưa phát triển, giản dị giúp cho con người có thể tiết kiệm được tiền bạc để lo cho cuộc sống của gia đình, nhưng khi đến ngày nay xã hội phát triển hơn, con người có nhu cầu cao hơn, thì đức tính đó vẫn không hề bị mất đi, mà thay vào đó nó vẫn luôn luôn được đề cao, và trở thành một chuẩn mực sống cho tất cả mọi người.
Sống giản dị không đồng nghĩa với việc là sống ki bo, tiết kiệm, mà giản dị ở đây được hiểu là không phô trương, không xa hoa, ăn chơi, lãng phí, biết sống giản dị để phù hợp với hoàn cảnh cũng như con người của mình. Giản dị cũng là một đức tính giúp chúng ta rèn luyện được bản thân nhiều hơn, phẩm chất đó đã trở thành một tư tưởng sống cho tất cả mọi người, từ người giàu sang đến những người nghèo khổ. Lối sống giản dị, từ xưa đến nay đã trở thành một căn nguyên cho mọi lối sống khác.
Sống giản dị không có nghĩa là không hưởng thụ mà ở đây giản dị là làm cho mọi thứ, từ cách ăn uống, sinh hoạt, ăn mặc, hay cách cư xử trở nên đơn giản và bình dị hơn, không quá phức tạp hóa vấn đề lên nhiều, để từ đó chúng ta thấy được lối sống này có rất nhiều lợi ích, bởi nó đem lại cho chúng ta rất nhiều những bài học, qua cách ứng xử, và cách coi trọng tiền bạc mà mình đã kiếm được.
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ
Người sống giản dị luôn luôn được quý trọng, bởi cách sống của họ dễ hòa đồng và thân thiện với mọi người hơn, cách sống đơn giản, nhưng đem lại cho họ nhiều lợi ích, không cần phô trương để khoe khoang, tiền và tài mà mình có, dù giàu sang nhưng họ vẫn sống một cách đơn giản và dễ dàng nhất, họ suy nghĩ về lối sống của mình nhanh gọn, không quá cầu kì, không rắc rối, nó đơn giản theo một mạch sống riêng.
Như xưa bác hồ, mặc dù là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, nhưng cả cuộc đời bác vẫn luôn luôn biết khiêm nhường và sống giản dị với mọi người, đó là một phẩm chất rất đáng khen ngợi trong con người của bác, từ việc bác sinh hoạt đến những bộ trang phục, trang phục đơn sơ giản dị, với đôi dép xốp, và bộ quần áo tàn ri, tất cả chỉ bó gọn trong những bộ trang phục đơn giản, nhưng bác lại được mọi người quý mến, dù địa vị cao nhưng trong cách sinh hoạt và ứng xử, bác vẫn là người rất bình dị, và lỗi lạc. Đức tính giản dị được thể hiện ngay cả trong cách bác ứng xử với mọi người xung quanh, từ những bộ trang phục đó, bác luôn sống hết mình với dân tộc, hòa nhập với nhân dân, bác còn sống chung với cả những chú bộ đội, hết mình chia sẻ và động viên những hoàn cảnh khó khăn.
Bác là một tấm gương sáng, phải nói rằng bác là một người có tấm lòng nhân hậu, trong sáng và một người có đức tính giản dị. Bác luôn luôn biết lo cho dân tộc Việt Nam, bác không ăn mặc những bộ đồ sang trọng vì bác nghĩ đến lợi ích của nhân dân, một người luôn luôn biết lo cho dân tộc, biết sống và quý trọng tất cả mọi người, bác là một tấm gương, một vị lãnh tụ mà cả dân tộc Việt Nam phải học hỏi.
Đức tính giản dị nó nằm trong toàn bộ cách ứng xử, lối sống của một con người, nhiều người xuất thân rất cao trong xã hội, là một người có địa vị, nhưng trong cách ứng xử họ vẫn nhã nhặn, trong cách ăn mặc, họ giản dị, gọn gàng, điều đó không làm mất đi giá trị của họ, mà còn làm tăng thêm phẩm chất quý giá của họ.
Nhưng bên cạnh những người luôn luôn biết sống giản dị, khiêm nhường và đơn giản đến bình dị lại có những người luôn thích khoe khoang, sống xa hoa đua đòi mặc dù hoàn cảnh không có nhưng họ vẫn thích sống một lối lai căng, nửa ta, nửa tây, đây là những người rất đáng chê trách, và phê phán.
Sống trong một xã hội hiện đại như ngày nay, đức tính giản dị vẫn luôn được đề cao và nó trở thành một tiêu chuẩn sống đúng đắn nhất, mỗi người chúng ta luôn luôn phải biết đề cao và rèn luyện cho mình đức tính giản dị, bởi nó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, và tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại.
Mỗi chúng ta cần rèn luyện bản thân mình, theo lời dạy của bác, cần sống giản dị, khiêm nhường, luôn luôn biết phê và tự phê để bản thân mình ngày càng phát triển tốt hơn, chính những điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành phẩm chất cao cả và đáng khen ngợi của mỗi con người.
Lối sống giản dị là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người. Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.Lối sống giản dị chưa trong đó nhiều ý nghĩa thiết thực. Giản dị cả về vẻ đẹp bên ngoài và sâu tận bên trong tâm hồn. Lối sống giản dị được chúng ta thể hiện ra ở cả sự chuẩn mực trong lời nói, trong tác phong hay cách ăn mặc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lối sống này qua hình ảnh của Người-vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Cũng có thể bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày của vị tổng thống Jumjca ở Urugoay, ông đã chọn một ngôi nhà nông trang siêu vẹo ở trên đường đất thay vì được sống trong một dinh thự xa hoa sang trọng mà nhà nước đã cấp cho ông, tự tay ông canh tác, sống như một người dân nào trong đất nước mình. Và số tiền của ông, ông dành phần lớn cho hoạt động từ thiện. Lối sống giản dị này chính là chúng ta không nghĩ nhiều cho bản thân, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Hôm nay là ngày buồn nhất trong đời tôi, mẹ tôi đã mãi mãi không còn ở bên tôi nữa. Tôi thật buồn, thật hối hận, vì sao trước kia tôi lại có thể làm cho mẹ đau lòng. Tôi nghĩ mình là một đứa trẻ tồi tệ nhất, tuy bây giờ tôi đã lớn, đã có thể tự chăm sóc mình nhưng tôi vẫn cần mẹ, cần vòng tay chở che, ấm áp của mẹ. Hôm nay tôi chẳng biết làm gì ngoài việc ngồi đây và nhớ về mẹ. Các bạn đừng giống như tôi, hãy trân trọng người mẹ mình có vì người sẽ k ở mãi bên bạn đâu.
Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.
Bài thơ mình làm :
Thầy bói xem voi
Có năm ông thầy bói,
Rủ nhau đi xem voi.
Thầy thứ nhất sờ vòi,
Bảo rằng : voi giống đỉa.
Thầy thứ hai mai mỉa :
"Voi giống đỉa là sao ?
Nó sừng sững to cao
Như cột đình ấy chứ!"
Thầy thứ ba hậm hự :
"Chú ăn nói lạ kì !
Voi chần chẫn khác gì
Cái đòn càn gánh rạ !"
Thầy thứ tư buồn bã :
"Các bác bảo thế nào,
Voi tun tủn làm sao
Giống hệt như chổi sể !"
Thầy thứ năm nhỏ nhẹ :
"Các anh sai cả rồi,
Tôi sờ nắn một hồi
Thấy voi như cái quạt !"
Cả năm ông nháo nhác,
Xỉa xói, đánh cãi nhau.
Đến mẻ trán bươu đầu,
Không ai chịu thua cuộc.
Cbht
Bạn tham khảo:
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Quê em là một vùng rất đỗi thanh bình, quanh năm người dân ở nơi đây trồng lúa, cấy cầy và chăm nuôi những con gia súc. Lối sinh hoạt bình dị và nồng hậu nên quê em được ban tặng một khung cảnh tuyệt vời. Khi hè đến, quê em như thay một màu áo mới xanh tươi và trong trẻo vô cùng. Em thích thú ngắm nhìn sự biến chuyển kì diệu ấy.
Như đã thành thông lệ, dịp hè nào cũng vậy, em và cả gia đình lại trở về quê thăm ông bà nội. Sáng sớm, khi bình minh lên, ông mặt trời mang trên mình ánh sáng cam nhàn nhạt từ từ ngó lên sau những rặng tre xanh đầu làng. Ánh sáng xuyên qua những cành tre vừa mới tỉnh giấc đang rung động tạo ra những tia ánh sáng huyền ảo. Phía xa, từng tầng mây bàng bạc lơ lửng quanh đỉnh đồi xanh tươi còn phủ một lớp ánh sáng vàng nhẹ của không gian buổi sớm. Làng em, chú gà trống là dậy sớm nhất, nó trở thành chiếc đồng hồ báo thức sống cho dân làng. Một lần em dậy thật sớm, nhìn chú gà trống đứng oai vệ trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khắp xóm. Đó cũng là lúc người dân thức dậy để đi làm đồng. Mọi người kéo nhau ríu rít ra đồng làm việc, mấy cô mấy bác rục rịch chuẩn bị cho một phiên chợ sáng họp ở đầu làng. Con người thì vội vã, mải miết với công việc còn thiên nhiên cứ vậy, yên bình vô cùng. Trong mắt em, cái gì cũng thật lạ lẫm và mới mẻ. Kìa lũy tre xanh xanh đầu làng, kìa triền đê với những đứa trẻ mục đồng đang thả diều, thổi sáo, và cả con sông quê như dải lụa đào mang phù sa bồi đắp cho đồng lúa thêm tươi tốt. Nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa nằm ở giữa làng, nhìn từ xa tựa như một tấm thảm vàng rực, khồng lồ. Mỗi khi gió thổi qua, tấm thảm ấy lại nhấp nhô từng đợt, những con sóng mải miết nối đuổi nhau đi về phía chân trời. Mới ngày nào lúa còn đang thì con gái, sắc xanh mơn mởn bao trùm khắp không gian, hương lúa lên đòng còn quyện trong gió mới, vậy mà giờ đây, cánh đồng lúa ấy đã đượm một màu vàng trù phú. Hạt thóc là hạt ngọc của trời. Để có được bát cơm dẻo thơm trắng ngần, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi và công sức: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những bông lúa nặng trĩu hạt làm thân cây như oằn xuống, báo hiệu một mùa màng bội thu. Hương lúa chín thoang thoảng dịu dàng bay trong gió, một mùi hương thanh khiết và tươi mới, làm dịu mát tâm hồn con người. Đó cũng là thứ mùi đặc trưng của đất, của hương đồng gió nội vào những ngày hè nắng cháy. Vào sáng sớm, khi đất trời còn đọng hơi sương, cánh đồng lúa im lìm như đang ngủ say, cả không gian chìm trong một màu huyền ảo tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa, thấp thoáng thấy vài chú trâu đang nhẩn nha gặm cỏ. Dưới ruộng, những chú cò trắng đang bì bõm lội để kiếm tôm, kiếm tép.
Mùa lúa chín cũng là mùa nhộn nhịp, đông vui nhất trong làng. Em rất thích được chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, các bác nông dân đã cùng nhau ra đồng, tiếng cười nói, trò chuyên rôm rả làm náo động cả một vùng. Trên gương mặt họ lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười lại sáng bừng bao niềm hân hoan, hạnh phúc. Bàn tay gặt lúa khéo léo nhanh thoăn thoắt, chả mấy chốc, những bó lúa được xếp gọn gàng trên xe để kéo về sân phơi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy sát làm nên âm thanh rộn ràng của cuộc sống làng quê. Thóc đầy sân phơi tự bao giờ đã là biểu tượng của cuôc sống ấm no, trù phú, mang lại sự bình yên trong tâm hồn mỗi người. Những con đường quê ngày mùa còn ngập tràn sắc vàng của rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái đã trở thành nét đặc trưng của những vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Tôi thích nhất là được cùng đám trẻ con hàng xóm ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Những chú cào cào, châu chấu bụng căng tròn nướng lên ăn còn đọng lại hương thơm và vị béo ngậy nơi đầu lưỡi. Vài chú chim sẻ sà xuống đồng để nhặt những hạt thóc còn vương vãi sau khi gặt.
Được thăm cánh đồng lúa đã trở thành niềm mong đợi và háo hức của tôi mỗi lần về quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa, tôi cảm thấy thật yên bình và thêm phần gắn bó với quê hương mình hơn.
Đọc lại có chỗ nò ko được thì sửa nha
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Quê em là một vùng rất đỗi thanh bình, quanh năm người dân ở nơi đây trồng lúa, cấy cầy và chăm nuôi những con gia súc. Lối sinh hoạt bình dị và nồng hậu nên quê em được ban tặng một khung cảnh tuyệt vời. Khi hè đến, quê em như thay một màu áo mới xanh tươi và trong trẻo vô cùng. Em thích thú ngắm nhìn sự biến chuyển kì diệu ấy.
Như đã thành thông lệ, dịp hè nào cũng vậy, em và cả gia đình lại trở về quê thăm ông bà nội. Sáng sớm, khi bình minh lên, ông mặt trời mang trên mình ánh sáng cam nhàn nhạt từ từ ngó lên sau những rặng tre xanh đầu làng. Ánh sáng xuyên qua những cành tre vừa mới tỉnh giấc đang rung động tạo ra những tia ánh sáng huyền ảo. Phía xa, từng tầng mây bàng bạc lơ lửng quanh đỉnh đồi xanh tươi còn phủ một lớp ánh sáng vàng nhẹ của không gian buổi sớm. Làng em, chú gà trống là dậy sớm nhất, nó trở thành chiếc đồng hồ báo thức sống cho dân làng. Một lần em dậy thật sớm, nhìn chú gà trống đứng oai vệ trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khắp xóm. Đó cũng là lúc người dân thức dậy để đi làm đồng. Mọi người kéo nhau ríu rít ra đồng làm việc, mấy cô mấy bác rục rịch chuẩn bị cho một phiên chợ sáng họp ở đầu làng. Con người thì vội vã, mải miết với công việc còn thiên nhiên cứ vậy, yên bình vô cùng. Trong mắt em, cái gì cũng thật lạ lẫm và mới mẻ. Kìa lũy tre xanh xanh đầu làng, kìa triền đê với những đứa trẻ mục đồng đang thả diều, thổi sáo, và cả con sông quê như dải lụa đào mang phù sa bồi đắp cho đồng lúa thêm tươi tốt. Nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa nằm ở giữa làng, nhìn từ xa tựa như một tấm thảm vàng rực, khồng lồ. Mỗi khi gió thổi qua, tấm thảm ấy lại nhấp nhô từng đợt, những con sóng mải miết nối đuổi nhau đi về phía chân trời. Mới ngày nào lúa còn đang thì con gái, sắc xanh mơn mởn bao trùm khắp không gian, hương lúa lên đòng còn quyện trong gió mới, vậy mà giờ đây, cánh đồng lúa ấy đã đượm một màu vàng trù phú. Hạt thóc là hạt ngọc của trời. Để có được bát cơm dẻo thơm trắng ngần, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi và công sức: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những bông lúa nặng trĩu hạt làm thân cây như oằn xuống, báo hiệu một mùa màng bội thu. Hương lúa chín thoang thoảng dịu dàng bay trong gió, một mùi hương thanh khiết và tươi mới, làm dịu mát tâm hồn con người. Đó cũng là thứ mùi đặc trưng của đất, của hương đồng gió nội vào những ngày hè nắng cháy. Vào sáng sớm, khi đất trời còn đọng hơi sương, cánh đồng lúa im lìm như đang ngủ say, cả không gian chìm trong một màu huyền ảo tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa, thấp thoáng thấy vài chú trâu đang nhẩn nha gặm cỏ. Dưới ruộng, những chú cò trắng đang bì bõm lội để kiếm tôm, kiếm tép.
Mùa lúa chín cũng là mùa nhộn nhịp, đông vui nhất trong làng. Em rất thích được chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, các bác nông dân đã cùng nhau ra đồng, tiếng cười nói, trò chuyên rôm rả làm náo động cả một vùng. Trên gương mặt họ lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười lại sáng bừng bao niềm hân hoan, hạnh phúc. Bàn tay gặt lúa khéo léo nhanh thoăn thoắt, chả mấy chốc, những bó lúa được xếp gọn gàng trên xe để kéo về sân phơi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy sát làm nên âm thanh rộn ràng của cuộc sống làng quê. Thóc đầy sân phơi tự bao giờ đã là biểu tượng của cuôc sống ấm no, trù phú, mang lại sự bình yên trong tâm hồn mỗi người. Những con đường quê ngày mùa còn ngập tràn sắc vàng của rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái đã trở thành nét đặc trưng của những vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Tôi thích nhất là được cùng đám trẻ con hàng xóm ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Những chú cào cào, châu chấu bụng căng tròn nướng lên ăn còn đọng lại hương thơm và vị béo ngậy nơi đầu lưỡi. Vài chú chim sẻ sà xuống đồng để nhặt những hạt thóc còn vương vãi sau khi gặt.
Được thăm cánh đồng lúa đã trở thành niềm mong đợi và háo hức của tôi mỗi lần về quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa, tôi cảm thấy thật yên bình và thêm phần gắn bó với quê hương mình hơn.
Ai giúp tui k cho
Thanks
Chúc may mắn
Trong những thế hệ sau này, hầu như ai lớn lên cũng biết đến Cô bé quàng khăn đỏ ngoan ngoãn và ngây thơ trong truyện cổ Grimm.
(Thethaovanhoa.vn) - Trong những thế hệ sau này, hầu như ai lớn lên cũng biết đến Cô bé quàng khăn đỏ ngoan ngoãn và ngây thơ trong truyện cổ Grimm. Tuy nhiên, trong các phiên bản cũ hơn của câu chuyện này, thì Cô bé quàng khăn đỏ còn biết tán tỉnh còn chó sói thì quyến rũ cô bé.
Hiện bảo tàng truyện tranh Bilderbuchmuseum ở Troisdorf (Đức) đang tổ chức cuộc triển lãm mang đề tài về Cô bé quàng khăn đỏ.
Trong truyện cổ Grimm, Cô bé quàng khăn đỏ là một cô bé ngây thơ đã bị chó sói ăn thịt. Rồi bác thợ săn tốt bụng đã cứu sống hai bà cháu cô bé bằng cách giết chó sói rồi mổ bụng nó kéo họ ra.
Mặc dù phi logic, song cả hai bà cháu Cô bé quàng khăn đỏ đều không hề hấn gì sau một thời gian nằm trong bụng sói.
Rõ ràng, trong câu chuyện của mình, anh em nhà Grimm không hề đề cập gì tới những mâu thuẫn trong câu chuyện, mà họ quan tâm hơn tới việc khiến trẻ em sợ hãi khi được nghe chuyện. Bởi họ muốn dạy các em kỹ năng sống ngoan ngoãn lễ phép, biết vâng lời mẹ và không nói chuyện với người lạ.
Song giờ nhiều người cho đầy là sự bài ngoại và hèn nhát.
Cô bé quàng khăn đỏ còn biết tán tỉnh, thân mật với sói
Nhiều phiên bản “Cô bé quàng khăn đỏ”
Đến với cuộc triển lãm về Cô bé quàng khăn đỏ tại Bảo tàng Bilderbuchmuseum, nơi lưu giữ bộ sưu tập lớn nhất châu Âu về nhân vật này gồm rất nhiều cuốn sách và tranh, người hâm mộ sẽ thấy được nhiều gương mặt của Cô bé quàng khăn đỏ.
Trong mỗi vật phẩm trưng bày, khách tham quan có thể thấy Cô bé quàng khăn đỏ "chạm trán" chó sói khác hẳn.
Theo giám tuyển triển lãm, Bernhard Schmitz, cho biết bộ sưu tập đặc biệt về Cô bé quàng khăn đỏ này được vợ chồng người Thụy Sĩ Elisabeth và Richard Waldmann tặng lại bảo tàng. Trong suốt hơn 30 năm, họ đã sưu tập các ấn phẩm về Cô bé quàng khăn đỏ bất cứ nơi nào họ đặt chân tới. Cứ miệt mài như vậy, họ đã thu thập được hơn 800 cuốn sách được in trong cuối thế kỷ 18 cũng như vô số búp bê, rối, đồ chơi, đồ ăn, đồ trang trí...
Cô bé quàng khăn đỏ còn là nhân vật mạnh mẽ, tấn công nạt sói
Hồi năm 1697, Charles Perrault đã viết câu chuyện về Cô bé quàng khăn đỏ là một thiếu niên rất ngây thơ nhưng rất thích quyến rũ sói. Và sau khi được sói mời về nhà nó, Cô bé quàng khăn đỏ đã nằm cạnh sói. Thời đó, câu chuyện này được xem như một lời cảnh báo cho các cô gái trẻ nhằm ứng phó với những kẻ "hám gái".
Rõ ràng khía cạnh gợi tình trong câu chuyện gốc đã không bị "bào mòn" qua thời gian bởi trong cuốn truyện tranh xuất bản hồi những năm 1990 cũng mô tả Cô bé quàng khăn đỏ theo cách đó.
Trong phiên bản tiếng Anh đầu tiên, được xuất bản hồi năm 1729, thì câu chuyện về Cô bé quàng khăn đỏ lại không có phần kết hậu. Cô bé quàng khăn đỏ và bà cô đã bị sói nuốt chửng, nhưng không có bác thợ săn nào tới cứu.
Nhưng trong phiên bản tiếng Đức đầu tiên, không phải là câu chuyện trong truyện cổ của anh em nhà Grimm, nhà văn Ludwig Tieck không thích phần kết đen tối của phiên bản tiếng Pháp nên ông đã thêm nhân vật bác thợ săn đến giải cứu hai bà cháu.
Năm 1812, anh em nhà Grimm đã biến Cô bé quàng khăn đỏ thích tán tỉnh thành cô bé ngây thơ. Lập tức, câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ trở thành tác phẩm ăn khách ở Đức và châu Âu. Nhiều yếu tố trong câu chuyện đã được trích in trên các tấm thiệp. Thậm chí ngày nay, hình ảnh cô bé duyên dáng ngây thơ này còn hiện diện trên các chai rượu champagne, pho mát đóng gói và chocolate.
Câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ được mô tả bằng những dấu chấm, qua đó kích thích trí tưởng tượng của mọi người
Trở thành cô bé hiện đại, mạnh mẽ, phản diện
Cô bé quàng khăn đỏ tiếp tục là nhân vật được tái tạo trong nhiều phiên bản sau này. Trong cuốn truyện thiếu nhi Little Red Hat, Geoffroy de Pennart đã biến Cô bé quàng khăn đỏ thành một cô bé ngoan cố, thậm chí còn tấn công cả chó sói. Qua đó, phản ánh ý tưởng hiện đại về những đứa trẻ biết vâng lời, nhưng tự ý thức được bản thân.
Trong thập niên 1980 lại là những ấn phẩm mang tính giáo dục khác. Trong những ấn phẩm đó, mục tiêu giáo dục của là bất bạo động. Chính vì vậy mà trong phiên bản hiện đại hơn, chó sói không nuốt chửng Cô bé quàng khăn đỏ, mà kiềm chế bản thân, song kiểm soát các cử động của cô bé bằng cách cuộn quanh chân cô.
Trong những năm 1990 lại có phiên bản khác về câu chuyện này. Cụ thể, năm 1993 Bettina Bayerl đã cho ra đời cuốn truyệnNo Mercy!, trong đó gợi lại các yếu tố “nhạy cảm” từng được đề cập trong phiên bản tiếng Pháp.
Trong câu chuyện của mình, nghệ sĩ Burgi Kuhnemann mô tả Cô bé quàng khăn đổ là một nhân vật phản diện, còn khống chế cả chú chó sói có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kuhnemann là nghệ sĩ truyện tranh đã cho ra đời nhiều câu chuyện dựa theo truyện cổ tích.
Trong những năm 1960, nghệ sĩ Warja Honegger-Lavater còn mô tả câu chuyện này chỉ bằng những dấu chấm. Từ hình ảnh trừu tượng, người ta có thể tưởng tượng về nhân vật này dựa theo nền văn hóa, kỷ nguyên hoặc độ tuổi khác nhau