Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.
Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:
"Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà"
Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhìn theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.
Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...
"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."
Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:
"Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng"
... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi... Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm!
Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...
- Câu chuyện ngụ ngôn là một người đánh rời chì khóa. Lần cuối cùng anh ta nhìn thấy chìa khóa là ở cạnh cửa ra vào nhưng anh ta và mọi người lại mải miết tìm dưới ngọn đèn đường.
Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà là bản mở đầu.
Đại Việt ta khởi đầu sự nghiệp của mình bằng sự tạo lập nhà nước Văn Lang của các vua Hùng bên bờ sông Hồng. Mười tám đời cha truyền con nối, tổ tiên ta vẫn khẳng định được vị thế của mình. Từ Văn Lang phát triển thành Âu Lạc, núi sông bờ cõi đã được mở mang. Nhưng rồi chỉ một phút mất cảnh giác của An Dương Vương mà sự nghiệp mấy trăm năm tổ tiên gây dựng tan thành mây khói. Mất nước là mất tất cả, vẫn sống ở đất mình mà thành kẻ nô lệ. Gông cùm xiềng xích đè nặng cả ngàn năm. Suốt đêm trường tối tăm ngột ngạt của kiếp nô lệ lầm than mà sức sống Đại Việt vẫn rất tiềm tàng. Bản lĩnh ngoan cường đã giúp cha ông ta bảo tồn được nòi giống, giữ gìn được bản sắc và giành lại được chủ quyền dân tộc vào đầu thế kỉ X.
Từ thế kỉ X, quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã được xây dựng. Các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi Lí kế tiếp nhau trị vì đất nước đến nay đã hơn trăm năm. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc, với tư tưởng bá quyền nước lớn, muốn thống trị toàn thiên hạ vẫn ngông cuồng xâm lược Đại Việt, những tưởng có thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa. Đã đến lúc dân tộc ta phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên đã ra đời:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là chân lí độc lập bất hủ!
Song, dễ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong lời tuyên ngôn này, cần nhìn từ góc độ nguyên tác chữ Hán của bài thơ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế đầy ẩn ý.
Trong Hán tự, quốc là chữ dùng đế chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị toàn thiên hạ (còn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước khác là đế.
Từ thế kỉ VI, người anh hùng Lí Bí của Đại Việt sau khi khởi nghĩa chống ách nô dịch thắng lợi đã tự xưng là Lí Nam Đế. Một thái độ phủ nhận uy quyền nước lớn.
Thái độ ấy, một lần nữa được nhắc lại trong Sông núi nước Nam. Khẳng định nước Nam (Nam quốc) là của người Nam (Nam đế) là sự ý thức sâu xa về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc. Hơn nữa, thái độ ấy là tư thế của một dân tộc dám kiêu hãnh đứng thẳng làm người, giơ một quả đấm thép giáng thẳng vào bộ mặt kiêu căng ngạo mạn của bọn phong kiến Trung Quốc coi nước khác chỉ là chư hầu của chúng, coi dân tộc khác chỉ là nô lệ của chúng.
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là “lẽ phải”, là “sự thật” hiển nhiên, bởi giang sơn bờ cõi này là do tự bàn tay dân tộc ta đã gây dựng. Nó đã tồn tại từ mấy ngàn năm nay.
Ngay đến cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong “sách trời”:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Thêm một lần nữa, bài thơ nhấn mạnh tính chất tất yếu của quyền độc lập tự chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc.
Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc ta càng kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. Ý chí ấy được khẳng định ở hai câu kết của bài thơ:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.
Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước.
Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết phải nói rằng bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời là từ truyền khẩu (truyền miệng) hay nói đúng hơn, nó xuất hiện là theo truyền thuyết dân gian. Vì hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ chưa có văn tự hoặc đã có nhưng lâu ngày bị mai một, cho nên sử sách sau này không ghi được tên tác giả của bài thơ. Vì thế, nảy sinh ra những dị bản khác nhau, đó là điều không thể tránh khỏi. Cũng có thể sau này chúng ta sẽ phát hiện được nhiều dị bản khác nữa, nhưng trước mắt các nhà khảo cứu đã phát hiện được hai bài:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Giá trị bài thơ được tạo ra gắn với thiên thời (thời điểm xuất hiện bài thơ), địa lợi (đọc thơ ở đền Trương Hống, Trương Hát), nhưng yếu tố quan trọng hàng đầu phải là “nhân hòa”, không có “nhân hòa” phù hợp với chính yêu cầu của xã hội con người đặt ra, thì không thể tạo nên những giá trị văn hóa lớn lao. Nền văn hóa truyền thống Việt Nam và mọi chiến công hiển hách của cha ông ta từ trước đến nay không thể chỉ có đi tìm địa linh, thiên thời; mà không có yếu tố nhân hòa, một nhân tố quyết định mọi sự phát triển của xã hội.
Có lẽ khi tác giả viết bài thơ này chỉ nghĩ tới việc động viên, khích lệ tướng sĩ xung trận, đánh giặc giữ nước, chứ chưa biết bài thơ sau này có giá trị là bài Tuyên ngôn độc lập. Cho nên, người xưa mượn uy linh của thần ở đền Trương Hống, Trương Hát để ngâm đọc thơ. Một hành động của người xưa đã đi vào thế giới tâm linh của con người để thôi thúc các tướng sĩ tăng thêm niềm tin đánh thắng giặc Tống. Cái thế giới tâm linh rất trừu tượng, rất mung lung, nhưng không thể thiếu được ở con người. Nghĩa là con người thời cổ đại tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của họ. Tâm linh có sức truyền cảm, truyền lệnh, tập hợp sức mạnh ghê gớm. Con người hơn các sinh vật khác là có khối óc biết suy nghĩ, có ư thức, và còn có một trái tim biết rung động trước những giá trị thẩm mỹ, trước cái anh hùng, cái cao cả. Đó là sức mạnh của niềm tin tâm thức. “Niềm tin có được là do sự nhận thức của ư thức, niềm tin đó được nhân lên bởi sự rung động và thực hiện theo mệnh lệnh của trái tim. Ta cũng có thể nói đó là niềm tin thiêng liêng. Niềm tin thiêng liêng nuôi sống tâm linh”. (1, tr.18).
Cũng vì sự thiêng liêng ấy, dân chúng quí trọng, lưu truyền Bài 2. Bài 2 xuất hiện có thể với hai khả năng:
Một là, mãi đến trước khi Lý Thường Kiệt xung trận, bài thơ mới được bổ sung, chỉnh sửa và ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát để lấy khí thế thần linh, tạo cho tướng sĩ niềm tin có thần phù trợ đánh thắng giặc Tống xâm lược.
Hai là, sau khi Lê Hoàn dùng bài thơ ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát tạo niềm tin có thần phù trợ, thôi thúc, khích lệ tướng sĩ đánh thắng giặc Tống. Khí thế linh thiêng của bài thơ ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát cùng với chiến thắng đánh tan giặc Tống của tướng sĩ ta đã khiến cho dân chúng càng tự hào, tin tưởng. Họ hào hứng ngâm đọc bài thơ. Bài thơ mỗi ngày một lắng đọng trong tâm hồn dân chúng. Họ nhẩm đọc, bổ sung, và chỉnh sửa bài thơ, đến khi quân Tống sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt lại dùng hình thức đọc bài thơ này ở đền Trương Hống, Trương Hát để cầu thần linh phù trợ, tạo niềm tin, thôi thúc tướng sĩ đánh thắng giặc Tống lần thứ hai.
Như vậy, theo ý chúng tôi, Bài 2 có khả năng xuất hiện sau. Vì một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt không thể dễ dàng một lúc có thể chỉnh sửa ngay được, mà cần phải có thời gian nhất định. Nhưng thời gian chỉnh sửa bài thơ không lâu, chắc chắn không phải là một quá trình lâu dài. Thời điểm xuất hiện của hai bài thơ sẽ không cách xa nhau lắm. Nhất là hai bài thơ đều là vô danh, không có tên tác giả, lại cùng ra đời trong khoảng thời gian ấy, do đó, việc xác định thời điểm trước sau của hai bài thơ cũng chỉ là phỏng đoán, không đáng kể.
Vấn đề cần bàn là, giá trị của bài thơ, cái giá trị được dân chúng sử dụng và truyền tụng, chẳng phải là điều "nhân hòa" mà chúng tôi đã nêu lên ở trên đó ư !
Như chúng ta đã biết, bài thơ được truyền tụng lâu nay, và được nhà sử học Ngô Sĩ Liên ghi vào sử sách, đó làBài 2. Việc làm của Ngô Sĩ Liên, nếu phải là “theo quan điểm Nho giáo chính thống, ghét cái vô luân của Lê Hoàn, ưa lòng trung nghĩa của Lý Thường Kiệt, nên đã đem bài thơ thần phù trợ vua Lê gán cho phù trợ tướng Lý” thì chỉ là yếu tố phụ, mà có khi một vài nhà sử học của ta ngày nay suy diễn phiến diện, chắc đâu Ngô Sĩ Liên lại có cách nhìn lệch lạc đó! Ngô Sĩ Liên là nhà nho, nhà sử học uyên bác, nhưng điều ông khen hay chê vua đều là sự thực lịch sử, là chính kiến của nhà sử học chân chính. Ngô Sĩ Liên học rộng, biết nhiều, ông thừa hiểu cái đạo của thánh hiền là “lấy dân làm gốc” (dĩ dân vi bản 以 民 為 本). Lúc bấy giờ, hết thảy dân chúng đều truyền tụng ngâm đọc Bài 2, tức là dân chúng vô cùng sáng suốt, dân chúng đã biết được thẩm mỹ, biết đến giá trị của bài thơ. Bài thơ được dân chúng “mệnh danh” là bài thơ thần, chứ không phải là “thơ thần”, và bình giá bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta. Đó là yếu tố chính đã khiến nhà sử học chân chính Ngô Sĩ Liên ghi bài thơ vào sử sách. Việc làm của ông là theo đúng yêu cầu, ý nguyện của dân chúng, cho nên người đời sau mãi mãi suy tôn ông là nhà sử học kiệt xuất - tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư.
Đã là bài Tuyên ngôn độc lập, thì chúng ta nên hiểu thế nào cho đúng với ư nghĩa của nó. Vì bài Tuyên ngôn độc lập của một đất nước không phải chỉ bó hẹp lưu truyền trong dân chúng nước ta từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà nó còn vang vọng ra khắp thế giới năm châu, qua đó người ta hiểu được cái nền văn hiến xa xưa của dân tộc ta, của đất nước Việt Nam ta. Một bài thơ chữ Hán, viết theo thể thơ Đường luật - thất ngôn tứ tuyệt mang ư nghĩa sâu xa của cả dân tộc - Tuyên ngôn độc lập. Thế mà, Ngô Linh Ngọc dịch nghĩa câu thơ đầu tiên của Tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là “Núi sông nước Nam, vua nước Nam ngự trị” (2, tr.8). Và có người dựa theo, tâm đắc với câu dịch nghĩa này, mà nhiều lần dẫn lại trong các bài viết của mình.
Bây giờ nói về ý nghĩa của chữ “cư” 居. Căn cứ vào từ điển Từ hải, trang 1209 giải thích: “Cư” 居 có nghĩa là ở, nơi ở, “cư” 居 còn có nghĩa là trị lư 治 理 (= quản lư, cai trị)(3). Nhưng ở trong câu thơ này, chữ “cư” 居 không thể dịch nghĩa là “ngự trị, cai trị”.
Người dịch chữ “cư” 居 trongcâu này với ý nghĩa là “ngự trị” có thể là để biểu thị thanh thế của vua nước Nam đối với phương Bắc, hoặc cũng có thể là biểu thị uy quyền của nhà vua đối với dân chúng nước ta. Nếu chúng ta dịch chữ “cư” 居 với ý nghĩa như thế, thực ra không có sức lôi cuốn người đọc. Vì thơ là “ý tại ngôn ngoại”, nói về thanh thế, thì tác giả bài thơ đã dùng từ “Nam đế” đối với “Bắc đế”. Vua nhà Tống và vua nước Nam mỗi đằng làm đế một phương, chẳng ai hơn ai, không ai có quyền xâm phạm đến ai, việc gì phải lập lại ư ngự trị nữa. Nếu chữ “cư” 居mang ý nghĩa “ngự trị” thì còn gì là tình bang giao thanh cao của nước Việt đối với các nước láng giềng nữa. Dân tộc Việt Nam xưa nay có truyền thống hòa hiếu, chỉ riêng cách đặt tên làng, tên đất cũng đã phản ánh nguyện vọng, tâm thế của người dân làng xã thích sống chan hòa với thiên, địa, nhân. Ở một đất nước có truyền thống chống ngoại xâm, thế nhưng tên làng, tên đất có chữ Vơ (Vũ) không được dùng nhiều lắm. Giáo sư Nguyễn Đức Nghinh đã tổng kết, trong số các làng xã từ Hà Tĩnh trở ra có đến 768 xã thôn có tên gọi là từ An hay Yên. Những tên làng xã có từ An, Yên chiếm tỷ lệ vị trí hàng đầu trong số tên làng xã. (4. tr.26-27). Chỉ riêng cách đặt tên làng, tên đất cũng đã chứng minh dân tộc Việt Nam thích hòa thuận, yên vui.
Còn đối với dân chúng, nếu dịch nghĩa chữ “cư” 居 trong câu thơ này là “ngự trị” thì lại càng không đúng. Từ lâu bài thơ đã được dân chúng công nhận là bài Tuyên ngôn độc lập, mà tác giả nói đến “ngự trị”, thì còn đâu là bài Tuyên ngôn độc lập về quyền bình đẳng, quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Hơn nữa, câu mở đầu bài Tuyên ngôn độc lập của một nước mà tác giả nói ngay đến quyền ngự trị của vua thì còn ai muốn theo vua, bảo vệ đất nước. Tác giả làm bài thơ này là để động viên tướng sĩ quyết tâm chiến đấu, bảo vệ chủ quyền đất nước, chủ quyền độc lập dân tộc. Chủ quyền ở đây không chỉ có "quyền ngự trị sông núi nước Nam của vua Nam". Chỉ có ông vua hôn mê, tối tăm thì mới nghĩ về mình như thế, làm vua một nước mất chủ quyền, ngự trị một nước nô lệ thì có hay ho gì ? Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh, mất nước, mất chủ quyền độc lập, vua quan triều Nguyễn vẫn trị vì, cai trị, ngự trị đất nước đấy thôi. Huống hồ, đây là bài Tuyên ngôn độc lập, ngay ở câu mở đầu bài thơ đã dịch chữ “cư” 居 là “ngự trị” thì rơ ràng người dịch chưa thấy được tính thiêng liêng cao cả của bản Tuyên ngôn độc lập. Nhất là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hình thành bố cục: đề, thực, luận, kết càng cho ta thấy rõ chữ “cư” 居 ở đây không có nghĩa là “ngự trị”. Xét về mặt kết cấu thứ tự từ trên xuống dưới của 4 câu (đề, thực, luận, kết), yêu cầu phát triển như sau:
Đề: là câu mở đầu, biểu thị ý tổng quát của đầu đề bài thơ.
Thực: là đi sâu phát triển ý nghĩa của nội dung được nêu ra ở đầu đề.
Luận: có chức năng bình luận, thường triển khai từ những ý ở câu thực.
Kết: câu cuối cùng với chức năng khép bài, quay về ý chính của đề, khắc họa sâu lắng hơn.
Liên hệ bài thơ Nam quốc sơn hà theo bố cục của bốn câu thơ: đề, thực, luận, kết, chúng ta sẽ thấy rõ ràng chữ “cư” 居 có nghĩa là “ở”.
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Núi sông nước Nam vua Nam ở)
Ở đây, chữ “cư” 居 (= ở) bao hàm ư nghĩa lãnh thổ, đất đai, địa giới, chứ không phải là “ngự trị”. Câu thực (câu 2) phát triển ý nghĩa của câu đề (câu 1) sẽ giúp chúng ta khẳng định điều đó:
"Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư"
(Trời xanh đã định ở sách trời)
Trời định cái gì ở sách trời - Định cái quyền “ngự trị” của vua ở sách trời ư? Quyền “ngự trị” của vua thay đổi theo lẽ thịnh suy của từng triều đại, sách trời làm sao ghi hết được. Đất đai, lãnh thổ, địa giới của một nước là một hiện thực khách quan, vĩnh hằng, phổ biến, tính hợp lư đã sản sinh ảnh hưởng rất lớn trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa qui định việc phân chia bờ cơi đất đai theo các ngôi sao ở trên trời ứng với các châu vực ở dưới đất. Sách Sử kư, thiên Quan thư chép: "Thiên tắc hữu liệt tú, địa tắc hữu châu vực (天 則 有 列 宿, 地 則 有 州 域)" (Trời thì có các ngôi sao, đất thì có các châu vực) (5, tr.790).
Như vậy, chúng ta có thể thấy người xưa coi các ngôi sao ở trên trời liên hệ với các châu vực ở dưới đất. Ở thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, người ta căn cứ các ngôi sao ở trên trời phối với các châu, quốc ở dưới đất để phân chia lãnh thổ, địa giới, mỗi ngôi sao là thuộc địa phận bờ cơi của mỗi nước, nghĩa là phân chia lãnh thổ, bờ cơi của từng nước theo đúng như các vì sao ở trên trời.
Đọc tiếp câu luận (câu 3) chúng ta lại càng thấy lời bình luận, chất vấn triển khai ư của câu thực:
“Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm”
(Cớ sao giặc Bắc đến xâm phạm)
Giặc Bắc đến xâm phạm cái gì ở nước Nam? - Xâm phạm quyền ngự trị của vua ư ? - Nếu đất nước, lãnh thổ, cương giới bị giặc Bắc xâm chiếm thì quyền ngự trị của vua có còn không ? - Cần gì giặc Bắc phải xâm phạm quyền ngự trị của vua.
Đến câu kết, câu cuối cùng với chức năng khép bài, quay về với ý chính của bài, bừng lên cả một khí thế hào hùng, vững mạnh của dân tộc, của đất nước ta, cảnh cáo bọn giặc phương Bắc, nếu xâm phạm bờ cơi, lãnh thổ đất nước ta thì:
“Bạch nhận phiên thành phá trúc dư”
(Bay bị gươm sắc chém tan như chẻ tre)
Ý nghĩa của bốn câu thơ đề, thực, luận, kết liên kết với nhau rất biện chứng, rất lôgích làm nổi lên chủ đề của một bài Tuyên ngôn độc lập: quyền bình đẳng (Nam đế đối với Bắc đế), quyền lãnh thổ thiêng liêng (trời xanh đã định địa phận, địa giới), quyền độc lập tự chủ (Cớ sao giặc Bắc dám xâm phạm đất đai, quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta)…
Qua đó, ta thấy nhân dân ta suy tôn bài thơ là bài Tuyên ngôn độc lập là có đầy đủ cơ sở khoa học, xác thực, chứ không phải là dựa vào thơ thần. Nếu là thơ thần thì làm sao được gọi là bài Tuyên ngôn độc lập !
Bây giờ đối chiếu những chỗ khác nhau giữa Bài 1 và Bài 2, như "Hoàng thiên dĩ định - (Trời xanh đã định)", chúng ta sẽ thấy tác giả làm bài thơ này theo quan niệm của Hán Nho. Đổng Trọng Thư: Trời như một thượng đế có quyền uy tối cao, loài người đều do Thượng đế sáng tạo ra. Trời sinh ra cho xã hội loài người một vị vua có quyền lực tối cao để “thay trời hành đạo”. Nhưng nhân dân Việt Nam sáng suốt khẳng định không phải do trời và chỉnh sửa ngay phân câu thơ ấy là: “Tiệt nhiên định phận”. Tiệt nhiên 截 然 (= rơ ràng, rành rành, rạch ròi) cả phân câu ấy có nghĩa là: rành rành định địa phận. Như thế, ư nghĩa của câu thơ này càng dứt khoát, rơ ràng là định địa phận, lãnh thổ (Rành rành định địa phận ở sách trời) gắn kết với chữ “cư” 居 (= ở) của câu đề (câu 1).
Ở câu luận (câu 3), “Bắc lỗ” (giặc Bắc) được thay bằng “nghịch lỗ” (lũ giặc). Từ “Bắc lỗ” chỉ đích danh giặc phương Bắc, còn từ “nghịch lỗ” tuy là từ chỉ chung bọn giặc, nhưng bài thơ đã được Lư Thường Kiệt sử dụng ngâm đọc lúc xung trận đánh quân Tống. Lúc này từ “nghịch lỗ” vừa chỉ giặc Tống vừa ám chỉ bọn giặc nước ngoài nói chung lại càng sáng rơ tính chất của bài Tuyên ngôn độc lập. Vì Tuyên ngôn độc lập của một nước không chỉ thu hẹp trong một trận đánh nào, hay của một địa phương nào, mà là của cả dân tộc, của cả đất nước. Vai trò của bài thơ là như thế đấy. Chính vì những nguyên nhân trên, cho nên Bài 1 CÓ THỂ xuất hiện trước, nhưng lâu nay ít được dân chúng và sử sách nhắc đến.
Câu kết (câu 4): "Bạch nhận phiên thành phá trúc dư” (Bay bị gươm sắc chém tan như chẻ tre)" được thay bằng câu "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Chúng bay chờ xem, sẽ chuốc lấy thất bại). Tuy hai câu thơ ngôn từ khác nhau, nhưng đều là câu kết, cùng một ư khép bài, nói lên chủ đề của bài thơ: kẻ nào xâm phạm nước ĐẠI VIỆT sẽ bị đánh tả tơi. Nghĩa là giặc đến nhà là phải đánh, đánh cho chúng biết tinh thần của dântộc Việt Nam là: bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của đất nước, quyền độc lập tự chủ, quyền bình đẳng và quyền sống của con người. Rơ ràng, đó là chủ đề Tuyên ngôn độc lập của một nước. Đã là Tuyên ngôn độc lập, dân chúng đọc lên đều cảm thấy thiêng liêng, tự hào về đất nước mình. Đó chẳng phải là vô hình, trừu tượng mà là những hình ảnh thiêng liêng về non sông đất nước, về những mảnh đất thiêng Như Nguyệt, Bạch Đằng… oai hùng lại hiện lên trong tâm trí họ. Từ những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng đó mà ngày xưa, ngày nay chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi. Vì thế, dân chúng và các nhà nghiên cứu xưa nay cũng đã chọn Bài 2: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam, vua Nam ở) vào sách giáo khoa, sách sử. Gần đây Thơ văn Lư - Trần, Tập 1, Nxb. KHXH, H. 1977, tr.321-322 cũng đã chọn bài 2, làm bài đọc chính, bài 1 chỉ là bài khảo đính. Chẳng phải đợi chờ lâu xa, Viện Văn học và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã làm đúng với ư nguyện của dân chúng, không làm mất đi những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng đó trong tâm thức con người hôm nay và các thế hệ mai sau.
bài: trong 1 văn bản thường có 3 phần đó là mở bài, thân bài và kết bài.
Bố cục trong văn phải gồm đầy đủ 3 phần trong đó mỗi phần nêu những ý chính của bài.
- Bài 1 :
+ Bố cục là sự sắp đặt nội dung các phần trong đoạn văn (văn bản) theo một trình tự, một hệ thống lành mạch và hợp lí.
+ 1 văn bản thường được xây dựng theo bố cục gồm 3 phần : Mở bài, thân bài và kết bài.
- Bài 2 :
+ Đó là câu chuyện của bạn Nguyễn Thị Nga. Bạn là học sinh khá ở lớp em, tuy thành tinh học tập không cao lắm nhưng bạn có ý trí cao hơn người, bạn trung thật, hay giúp đỡ các bạn học yếu hơn mình. Em nhớ hôm đó, bạn đi học về, ra đến ngoài thấy một bà cụ ngồi ở một góc cây. Nga liền chạy đến và hỏi bà có làm sao không ? Bà có cần giúp đỡ không ? . Hỏi một lúc thì Nga biết bà đang bị bệnh, không có tiền mua thuốc. Con cháu thì bỏ rơi, không ai nhận nuôi bà. Nhìn vào túi, còn vẻn vẹn 10 nghìn mà bạn đã dành dụm suốt 1 tuần qua. Nga bèn dắt tay bà ra tiệm thuốc và mua thuốc cho bà. Hình ảnh đó của Nga thật cao cả, không có bạn nào có thể làm được như thế. Đó là câu chuyện khiến em cảm thấy rất xúc động và biết ơn Nga rất nhiều...
Một ngôi chùa trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa vất vả cực nhọc kéo cối xay. Thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài ngắm xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”
Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa ta xuống núi để thồ hàng, lòng nó hứng khởi mãi không thôi. Đến dưới chân núi, vị tăng nhân đem món hàng đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi đường trông thấy lừa, ai nấy cũng đều quỳ mọp ở hai bên đường cung kính bái lạy.
Lúc đầu, lừa ta không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu bái lạy nó, liền hoảng sợ tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa ta bất giác tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì ra mọi người sùng bái ta đến thế. Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì lập tức con lừa sẽ nghênh ngang kiêu ngạo đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người. Về đến chùa, lừa ta cho rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa. Vị tăng nhân hết cách, đành phải thả nó xuống núi.
Lừa ta vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đánh trống khua chiêng đang đi về phía mình, lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ. Thực ra, đó là đoàn người rước dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường, người nào người nấy đều rất tức giận, gậy gộc tới tấp… Lừa ta vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì cũng chỉ còn lại chút hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng: “Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu khi xuống núi, mọi người đều lễ bái lạy ta, nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc đến thế”, nói xong liền tắt thở. Vị tăng nhân thở dài một tiếng: “Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó, thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi”.
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".
Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.
Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.
Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.
Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.
Bài thơ mình làm :
Thầy bói xem voi
Có năm ông thầy bói,
Rủ nhau đi xem voi.
Thầy thứ nhất sờ vòi,
Bảo rằng : voi giống đỉa.
Thầy thứ hai mai mỉa :
"Voi giống đỉa là sao ?
Nó sừng sững to cao
Như cột đình ấy chứ!"
Thầy thứ ba hậm hự :
"Chú ăn nói lạ kì !
Voi chần chẫn khác gì
Cái đòn càn gánh rạ !"
Thầy thứ tư buồn bã :
"Các bác bảo thế nào,
Voi tun tủn làm sao
Giống hệt như chổi sể !"
Thầy thứ năm nhỏ nhẹ :
"Các anh sai cả rồi,
Tôi sờ nắn một hồi
Thấy voi như cái quạt !"
Cả năm ông nháo nhác,
Xỉa xói, đánh cãi nhau.
Đến mẻ trán bươu đầu,
Không ai chịu thua cuộc.
Cbht