Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Sản xuất phát triển đã khiến đến sự phân biệt tầng lớp xã hội: xuất hiện người giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân. Dựa trên những cơ sở đó, các giai cấp và nhà nước xã hội phương Đông đã ra đời.
- Thời gian ra đời:
+ Ai Cập: giữa thiên niên kỷ IV TCN.
+ Lưỡng Hà: thiên niên kỷ IV TCN.
+ Ấn Độ: giữa thiên niên kỷ III TCN.
+ Trung Quốc: cuối thiên niên kỷ III TCN
- Nhận xét: Các quốc gia cổ đại phương đông đều ra đời từ khoảng thiên niên kỷ IV - III TCN. Các quốc gia này là các quốc gia ra đời sớm nhất trên thế giới.
Câu 2 :
Nội dung so sánh | Người tối cổ | Người tinh khôn |
Con người | - Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân. - Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,… - Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng. | - Dáng đứng thẳng (như người ngày nay). - Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ. - Lớp lông mỏng không còn. |
Công cụ sản xuất | Biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm. | - Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo. - Lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên. |
Tổ chức xã hội | - Bầy người nguyên thủy: sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người. - Ban ngày: hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm: họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô. - Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. | - Sống theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. - Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. - Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn. |
Giống nhau: là tranh dân gian Việt Nam
Khác nhau:
* Tranh Hàng Trống
Tranh được làm và bày bán tại phố Hàng Trống (Hà Nội).
Tác giả là các nghệ nhân Hàng Trống.
Hình ảnh sống động như thật
Tranh in nét viền bằng màu đen rồi vẽ màu bằng phầm nhuộm
*Tranh Đông Hồ
Sản xuất tại làng Đông Hồ (Bắc Ninh).
Tác giả là những người nông dân.
Thường là các hình ảnh đã được cách điệu
Màu sắc là những màu lấy từ thiên nhiên như than, sỏi đỏ tán mịn …
Giống :
Cả 2 loại tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống đều thuộc dòng tranh dân gian Việt Nam
Khác :
1- Chế tác : Tranh Đông Hồ đùng nhiều bản khắc, mỗi bản một mầu khác nhau. Mầu tự nhiên chế ra từ cỏ cây hoa lá. Tranh Hàng Trống chỉ dùng 1 bản khắc nét đen đầu tiên, sau đó in vào giấy dó được bồi dầy. Khi giấy đã khô người nghệ nhân sẽ tô mầu . Tức là loại tranh vừa khắc vừa vẽ .
2. Về chất liệu : Tranh Đông Hồ rất độc đáo là dùng giấy dó nhưng phủ điệp ( vỏ sò, điệp giã nhỏ pha hồ loãng quết đều lên mặt giấy , khi khô sẽ tạo những chấm óng ánh rất đẹp ). Tranh Hàng Trống không phủ điệp và thường khổ to hơn tranh Đông Hồ.
3. Về đề tài, tranh Hàng Trống là tranh thờ và tranh treo Tết. Đề tài tôn giáo chiếm đa số. Trong khi Đông Hồ là dòng tranh thuần dân gian, có 1 bộ để thờ nhưng chủ yếu vẽ những cảnh sinh hoạt gần gũi với người lao động. Một số tranh vẽ các nhân vật lịch sử, các truyện cổ tích thần thoại dân gian. Người ta mua tranh Đông Hồ về treo Tết coi như 1 lời chúc mừng Năm Mới. Hết Tết bóc đi, Tết sau lại mua tranh khác .
Khác nhau:Từ đơn là từ 1 âm tiết.
Từ phức là từ có 2 âm tiết trở lên.
Khác nhau:Từ ghép:Có quan hệ về nghĩa.
Từ láy:Có quan hệ về âm.
- So sánh sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức :
*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
- So sánh sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy :
+) Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập+) Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng thường thì một tiếng có nghĩa , các tiếng còn lại lặp lại âm hoặc vần của tiếng gốc.Chúc bn hok tốt !
TK#
-Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau.
-Khác nhau:
+ So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
+ Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.
VD minh họa tự tìm nha !!!
Tham khảo!
– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
– Khác nhau:
+ Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau (Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.).
+ Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau (tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác).
Ví dụ:
– Hoán dụ:
Áo chàm đưa buổi phân ly
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Ta có thể hiểu: Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).
– Ẩn dụ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).
Tham khảo:
– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
– Khác nhau:
+ Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau (Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.).
+ Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau (tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác).
– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
– Khác nhau:
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Sự khác nhau giữa từ chấn động và xúc động
Chấn động : (sự kiện, tin tức trọng đại) làm náo động lòng người.
Xúc động : Cảm động sâu sắc và tức thời trước một sự việc cụ thể.
Sự khác nhau giữa kiệt xuất và kiệt tác
Kiệt xuất : vượt trội hẳn lên về giá trị, tài năng so với bình thường
Kiệt tác : tác phẩm nghệ thuật hết sức đặc sắc.
Sự khác nhau giữa tiêu điểm và tiêu biểu
Tiêu điểm : nơi tập trung cao độ các hoạt động khác nhau và từ đó toả ảnh hưởng lớn ra các nơi khác.
Tiêu biểu : là hình ảnh cụ thể qua đó có thể thấy được đặc trưng rõ nét nhất của một cái gì có tính chất trừu tượng hơn, bao quát hơn, chung hơn (thường nói về cái tốt đẹp)