Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạng gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.
* Hoàn cảnh
- Trước khi đi xung phong
+ Có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San.
+ Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn.
→ Mỗi người mỗi ngả
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Dì bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh.
+ Chú San thì đã lấy vợ đúng vào ngày dì trở về
→ Tình cảnh đáng thương, trớ trêu, tủi thân của dì.
* Ngoại hình
- Trước khi đi xung phong
+ Tóc dì đen dài, óng mượt
+ "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Mái tóc dì xơ và thưa hơn nhiều
→ Bom đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, tươi đẹp của những người con gái đôi mươi.
* Phẩm chất tính cách
- Dứt khoát, cương quyết
+ Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San.
+ Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.
- Vượt lên hoàn cảnh
+ Mặc dù phải dùng chân giả nhưng dì vẫn giúp ông chèo đò
+ Vẫn sống tiếp sau cú sốc đau đớn về tinh thần.
- Yêu thương con người và tốt bụng
+ Không khi nào dì Mây lấy tiền đò của những lứa học sinh đi học cấp 3 trường huyện.
- Khi dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ à phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
→ Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái bước ra từ chiến tranh, mạnh mẽ kiên cường, nhưng đầy tình yêu thương, vị tha sâu sắc
- Đoạn văn chọn:
“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái”.
- Phân tích:
+ Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.
+ Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,....
+ Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:
Thiên nhiên: trù phú, sinh động.
Con người: phóng khoáng, tự do.
- Đoạn văn lời người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:
“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.”
- Phân tích:
+ Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.
+ Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,....
+ Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam: thiên nhiên: trù phú, sinh động; con người: phóng khoáng, tự do
- Yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản là
+ Miêu tả các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam, miêu tả các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng, …
+ Yếu tố miêu tả được sử dụng trong những đoạn văn nói về những nét văn hóa nghệ thuật lâu đời của Việt Nam, miêu tả một số tác phẩm được nhiều người biết đến làm minh chứng, dẫn chứng về nghệ thuật được nhắc đến.
- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản là
+ Cảm nhận về khiếu thẩm mĩ của người Việt, về sự ảnh hưởng của tôn giáo đến nét văn hóa truyền thống Việt,…
+ Yếu tố biểu cảm nhằm biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của người viết về những vấn đề liên quan đến nghệ thuật truyền thống của người Việt, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nền văn hóa lâu đời ấy.
- Yếu tố nghị luận được sử dụng trong văn bản là
+ Bàn luận về sự ảnh hưởng của tôn giáo, bàn về những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam, …
+ Yếu tố nghị luận là cách tác giả làm nổi bật vấn đề, nghị luận về những nền nghệ thuật truyền thống như nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, đúc đồng, … của người Việt.
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm là:
+ Miêu tả sự trao đổi thông tin trong tự nhiên, thông tin từ giọt mưa, tia sáng, đồng hồ, gió,… và hình ảnh “nhà” trong mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ hơn về các bằng chứng được nêu trong đoạn văn, đoạn văn thêm phần sinh động hơn.
+ Tác giả bày tỏ cảm xúc, quan niệm về con người và tự nhiên, đặt ra những câu hỏi mở đầu vấn đề cũng như suy nghĩ của bản thân về vấn đề này. Yếu tố biểu cảm được sử dụng khi nêu những luận điểm chính, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của tác giả góp phần làm rõ hơn luận điểm, người đọc cũng tiếp cận vấn đề dễ hơn.
- Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp điệp từ “chúng ta”. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ xuyên suốt văn bản để nhấn mạnh đối tượng của vấn đề là chúng ta – con người, làm rõ hơn về các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.
PTBĐ | Chi tiết | Tác dụng |
Miêu tả | Nóc nhà, cột cổng, bình phong đều được trang trí với những sắc màu tươi tắn, nhiều khi sặc sỡ nhưng hài hoà | Thể hiện một cách cụ thể, sinh động vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của nghệ thuật Việt |
Biểu cảm | Đồ nữ trang được chế tác với một sự tinh tế và đa dạng vô song Chứng cứ đáng tin cậy về đỉnh cao mà kĩ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã đạt đến | Thể hiện thái độ tự hào, ngưỡng mộ của người viết trước vẻ đẹp và truyền thống lâu đời của văn hoá Việt |
Nghị luận | Nghệ thuật đúc đồng phát triển ở một số vùng của Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu Công lịch. Môn nghệ thuật mà người Việt Nam thành công nhất là điêu khắc gỗ | Đưa ra những lập luận, chứng cứ khách quan, giàu thuyết phục về sự tồn tại lâu đời của văn hoá Việt |
- Biện pháp so sánh được sử dụng ở các chi tiết: Các lần Đăm Săn múa khiên, so sánh tương phản nhằm tạo sự đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.
- Các câu văn có dùng lối nói phóng đại:
+ Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc
+ Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối
⇒ Tác dụng:
+ Những câu văn này giống như một đòn bẩy, có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp, vị thế của người anh hùng.
+ Các hình ảnh được dùng để so sánh với Đăm Săn đều được lấy từ thiên nhiên, vũ trụ. Điều này cho thấy, nhân dân muốn khẳng định tài năng, sức mạnh, tầm vóc của các anh hùng cộng đồng này có thể sánh ngang tầm với vũ trụ.