Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Giới thiệu
Bức ảnh chân dung của Bác Hồ luôn gợi nhắc lại trong tâm hồn tôi những cảm xúc tôn kính và ngưỡng mộ. Bác Hồ - người đã dành cả cuộc đời mình vì sự nghiệp cách mạng, đã trở thành biểu tượng vĩ đại của dân tộc và tình yêu quê hương. Trong tâm hồn tôi, tình cảm dành cho Bác Hồ không chỉ đơn thuần là sự kính trọng, mà còn là sự ngưỡng mộ sâu sắc và tận tâm.
II. Sự hiểu biết về Bác Hồ
Hình ảnh Bác Hồ trong cuộc sống và sự nghiệp: Bác Hồ là người lãnh đạo vĩ đại của đội ngũ cách mạng, người đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam đến với ánh sáng tự do và độc lập. Bức ảnh chân dung thể hiện sự trầm tĩnh và suy tư của Người, trong đó có tất cả những nỗi lo âu và trách nhiệm đối với tương lai của dân tộc.
Tấm gương đạo đức và tinh thần hết thảy: Bác Hồ không chỉ là người lãnh đạo mà còn là tấm gương đạo đức sáng sủa. Tình yêu thương con người, lòng nhân ái và tinh thần hết thảy của Bác luôn thấm permeate trong mỗi hành động, trong mỗi lời nói. Đó chính là điều làm cho sự hiểu biết về Bác Hồ không ngừng thăng hoa và sâu sắc hơn.
III. Tình cảm của tôi
Sự ngưỡng mộ vô bờ bến: Bác Hồ là biểu tượng của sự hy sinh và khao khát cho tương lai tươi sáng của dân tộc. Từ tấm ảnh chân dung, tôi nhìn thấy sự kiên định và quyết tâm, khát khao vượt qua mọi khó khăn để mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
Lòng tận tâm và lòng yêu nước: Sự tận tâm của Bác Hồ dành cho dân tộc và quê hương đã tạo nên những dấu ấn khó phai trong lòng người dân. Tôi không thể không cảm nhận được tình yêu thương và trách nhiệm đối với dân tộc Việt Nam trong mỗi gương mặt của Người.
Tự hào là người con của Bác: Mỗi khi nhìn vào bức ảnh chân dung của Bác Hồ, tôi cảm nhận mình không chỉ là người con của cha mẹ, mà còn là người con của Bác. Tự hào vì có một vị lãnh tụ tài ba, một biểu tượng vĩ đại, một người cha tuyệt vời luôn âm thầm bên cạnh.
IV. Kết luận
Tình cảm của tôi đối với Bác Hồ không thể nào diễn tả hết trong những từ ngữ. Bức ảnh chân dung của Người luôn là nguồn cảm hứng, là ngọn lửa thắp sáng niềm tin và tình yêu quê hương trong tâm hồn tôi. Tôi tin rằng sứ mạng vĩ đại của Bác Hồ sẽ tiếp tục sống mãi trong lòng mỗi người con Việt Nam, truyền cảm hứng và động viên chúng ta vượt qua mọi thử thách, xây dựng một tương lai tươi sáng hơn.
DÀN BÀI+ BÀI VIẾT BẠN NHÉ
Bạn tham khảo link này nhé!
https://vndoc.com/ke-mot-cau-chuyen-cua-em-hoac-ban-be-ve-viec-lam-theo-5-dieu-bac-ho-day/download
Câu 1:Em hãy kể 1 câu chuyện của em hoặc người thân về 5 điều Bác Hồ dạy.Bài viết không quá 1000 từ.
Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.
Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:
– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?
Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:
– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.
Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt
Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:
– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!
Bà cụ mừng rỡ:
– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.
Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.
Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:
– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.
Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:
– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.
Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:
– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.
Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.
k cho mik nhé, Thanks!!!
Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.
Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:
– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?
Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:
– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.
Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt
Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:
– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!
Bà cụ mừng rỡ:
– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.
Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.
Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:
– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.
Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:
– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.
Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:
– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.
Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.
Bốn mươi năm trước Bác "đi xa"
Cả nước đau thương mắt lệ nhoà
Ngoài Bắc mưa tuôn - trời vĩnh biệt
Trong Nam gió nổi - đất chia xa.
Năm châu bè bạn cùng đưa tiễn
Bốn biển đồng bào kính viếng hoa
Thương nhớ Bác Hồ - Dân, Đảng quyết
Làm theo di chúc, nước vinh hoà.
Làm theo di chúc nước vinh hoà
Tự do, độc lập giải sơn hà
Giao lưu thế giới - trời xanh lại
Hội nhập toàn cầu - đất nở hoa.
Xoá đói, giảm nghèo Dân hạnh phúc
Diệt tham, trừ nhũng Đảng tăng đà
Bốn mươi năm chẵn theo lời dặn
Di chúc Bác Hồ - nước tiến xa.
Bài thơ nói về lúc Bác “đi xa” mãi mãi, không chỉ con dân trong nước đau buồn, mà “năm châu bạn bè cùng đưa tiễn”. Khi ra đi Bác có để lại di chúc và muốn mọi người “làm theo di chúc” để đất nước chúng ta ngày càng phát triển và không có những hoàn cảnh nghèo cơ cực nữa.
P/S: Chúc bạn hok tốt !!!
3. Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân
Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm binh minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới...
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.
A. Câu nói của Bác nhắc nhở chúng ta nên giữ gìn tiếng nói và phải phát triển nó ngày càng rộng rãi
B. Gợi ý cho em đoạn văn của chị:
Chuyến đi về quê nội vừa rồi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Quê nội em ở cách nhà em khoảng 200km nên chỉ có dịp hè mới được về chơi với ông bà. Ông bà em sống trong một căn nhà nhỏ xung quanh có vườn cây bao bọc. Sáng sớm hôm đó đẹp trời, em thức dậy từ sớm đi thăm toàn bộ khu vườn. Trong vườn, rất nhiều những loại cây khác nhau mà chỉ ở quê mới có như ổi, táo, chuối, cam, đào... khiến em rất thích thú. Trên các cành cây cao, có rất nhiều những chú chim sáo, chim chích, chim chào mào... từ đâu đến hót líu lo nghe rất vui tai. Dưới gốc cây đó, ông bà trồng rất nhiều các loại hoa đan xen, các loài hoa từ từ hé mở lá để đón ánh bình minh. Tuy đã đi nhiều nơi nhưng chưa có nơi nào làm em cảm thấy vui như khi về quê, ở quê nhiều trò chơi mới giúp em cắt giảm được thời gian sử dụng TV, laptop (Từ mượn) hơn ở thành phố. Em rất yêu khu vườn của nhà ông bà mình.
_mingnguyet.hoc24_
a. bác nhắc nhở chúng ta giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đặc biệt phải quý trọng và phát huy nó để tiếng Việt ngày càng phổ biến rộng rãi
b. Ngày chủ nhật vừa qua, tôi có một buổi biểu diễn tại nhà hát thành phố. Thú thực tôi rất lo lắng vì không biết bản thân có làm tốt hay không. Nhưng tôi đã luôn tự nhủ với chính mình " cứ cố gắng làm hết sức có thể, không có gì phải sợ". Quả nhiên chính sự "an ủi" ấy đã giúp tôi có một phần trình diễn xuất sắc nhất. Khán giả đều vỗ tay khen ngợi. Lòng tôi đắm chìm trong hạnh phúc.
=> Em lựa chọn từ mượn "khán giả" trong đoạn văn của mình bởi từ ấy giúp câu văn mượt hơn mà vẫn giữ được ý nghĩa của từ em muốn biểu đạt.
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt.
Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
* Bác sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 (ở thế kỷ 19)
* Sau cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, thay mặt Chính phủ lâm thời cách mạng, Người đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cũng từ ngày đó, Bác trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
* Ngày 19 tháng 12 năm 1946, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, Bác có một câu nói nổi tiếng và đã trở thành quyết tâm của cả dân tộc: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Câu nói này có 19 từ.
* Trước khi vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, tại Đền Giếng thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Bác đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong và Trung đoàn 57: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói lịch sử này được Bác nói vào ngày 19 tháng 9 năm 1954.
* Ngày 17 tháng 7 năm 1966, trong Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Bác Hồ đã nói một câu bất hủ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Câu nói này cũng chỉ có 9 từ và đã trở thành chân lý của thời đại.
* Bác Hồ từ trần vào năm 1969, thọ 79 tuổi. Đặc biệt, trong Di chúc, Bác đã viết một đoạn rất xúc động về cuộc đời hoạt động cách mạng của mình như sau: “Về việc riêng, suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Đoạn viết này cũng chỉ vỏn vẹn có 79 từ.
* Ngay cả tên Người – Hồ Chí Minh cũng được ghép lại bởi 9 âm tiết. Có một điều kỳ lạ và rất linh thiêng là ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1945 – ngày lịch sử trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam cũng là Ngày Bác Hồ về cõi vĩnh hằng 24 năm sau đó (ngày 2 tháng 9 năm 1969). Lấy ngày sinh, tháng sinh cộng lại (19+5) thì đúng bằng thời gian Bác Hồ trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chữ ký Hồ Chủ tịch: 79 chữ ký trải dài từ những ngày đầu nước nhà độc lập năm 1945 đến 1969
-Chủ tịch Hồ Chí Minh được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km), xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, và sống ở đây cho đến năm 1895.
-Bác Hồ là con thứ ba trong gia đình. Bác có một chị gái là Nguyễn Thị Thanh (SN 1884), một anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm (SN 1888) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (SN 1900 – 1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).
-Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ 2 và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, Bác trải qua các niên khóa 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất. Trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vào năm 1908, Bác là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.