K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hoàn cảnh của hiệp ước Giáp Tuất 1874 như sau: 

Chiến thắng của nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì lại lo sợ nên đã vội vã kí với quân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất. Điều này trước mắt để quân Pháp rút khỏi Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau.Bên cạnh đó, năm 1874 Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội. Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất.  

Nội dung:

+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp

+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp

+ Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp

-> Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.

Nhận xét 

- Trều đình đã chính thức đầu hàng , nhu nhược trước sự xâm lược của Pháp 

- Với việc làm đó thì trều đình đã từ bỏ 1 phần trách nhiệm trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp

- Đồng thời nó cũng thể hiện chỉ vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã  phản bội lại một phần lợi ích dân tộc

- Có thể nói Triều đình sớm tỏ ra hoang mang và dao động trước Pháp nên dẫn đến nhữngvệc làm ngu ngốc và tội lỗi

- Cùng với nội dung kí kết đó triều đình đã lại tiếp tục phản bội lại lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân nên từ đó tạo đà cho Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta

30 tháng 3 2021

Ý 1:

 

Nguyên nhân dẫn đến hiệp ước Giáp Tuất:

- Thực dân Pháp gặp khó khăn sau thất bại ở Cầu Giấy( 1874)

- Nhà Nguyễn mang nặng tư tưởng thương thuyết với Pháp

Nội dung của Hiệp ước 

- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì

- Mở các cửa biển ở Thị Nại, Ninh Hải,...

- Người ngoại quốc muốn đi vào Việt Nam phải có giấy thông hành do Pháp cấp

Ý 2:

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

 

23 tháng 3 2022

Nhận xét: Làm mất đi quyền độc lập của nhân dân ta. Đẩy nhân dân ta vào thời Pháp thuộc, đưa đất nước vào thời kì lệ thuộc và biến nước ta thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Tinh thần chống Pháp của nhân dân (Tham khảo)

 

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

 

23 tháng 3 2022

CẢM ƠN BN NHIỀU NHÉ ❤❤❤❤❤

2 tháng 9 2017

>> Tham khảo <<

Biển đảo - Nơi mà hàng triệu người đang luôn bảo vệ. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Những tưởng biển đảo bình yên với những con sóng nhẹ xô bờ, thế nhưng những ngày tháng này cả nước vẫn đang chống chịu với cơn sóng ngầm, bão giông, sóng gió chưa bao giờ lặng im trên mảnh đất xanh của Tổ quốc …

Là một học sinh, bản thân em luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa. Có chút chạnh lòng, xót xa, lo lắng khi biển xanh dậy sóng,… em mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cười.

Khắp mọi miền trên Tổ quốc bao trái tim đang hướng về biển đảo, thế hệ học sinh chúng em cũng có những tình cảm đặc biệt đối với mảnh đất xanh của Tổ quốc, dành lòng khâm phục cho những người lính, những người nơi đầu sóng ngọn gió đang làm nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước. Đã có ai đó nói người lính đảo là linh hồn của biển cả, bởi tâm hồn các anh thấm đẫm vị của biển, từ làn da rám nắng đến tình yêu đều mang hơi thở của đại dương. Người lính biển đã trở thành hình tượng đẹp trên mặt trận biển cả. Với mỗi học sinh, sinh viên ý thức về tình yêu biển đảo và người lính biển dần càng lớn theo thời gian… Tình yêu ấy nở hoa và trỗi dậy mạnh mẽ theo tiếng gọi của những con sóng biển, những chuyến tàu chở người lính ra khơi, khi hòa chung nhịp đập vào những câu hát về biển

Đó là những trái tim hồng, rực lửa yêu thương và khao khát được yêu thương. Đáp lại những trái tim ấy là bao tình cảm ấm lòng của những thế hệ thanh niên trẻ và nhân dân trong miền đất liền. Tình yêu ấy được thể hiện qua những câu chuyện cảm động,trong hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương 2011”, một sinh viên đã mang theo nắm đất từ đất liền ra Trường Sa với ý nghĩa để đảo bớt phần bé nhỏ trước biển cả. Câu chuyện đầy xúc động ấy đã gợi nhắc người ta nghĩ tới trách nhiệm hành động thật thiết thực và tích cực vì biển đảo quê hương, vì chủ quyền của dân tộc, bắt đầu cho cuộc vận động “Góp đá xây dựng Trường Sa”. Tình yêu đã viết nên những câu chuyện cồ tích. Tình cảm của người dân đất liền đối với những chiến sĩ, các lực lượng đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc ngày càng sâu đậm, đang in dấu trong lòng của những bé thơ trong từng lớp học, câu hát, bài thơ. Ánh mắt hồn nhiên, thơ ngây của các em cũng luôn hướng về các chú lính biển kiên cường. Hôm nay, ngày mai và cả tận sau này tình yêu về biển đảo và những người lính biến sẽ không bao giờ tắt mà như một ngọn đuốc vẫn bùng cháy mãnh liệt ngày đêm. Những câu chuyện cổ tích lại sẽ mở ra, tiếp nối và phát triển đất nước qua màu xanh của biển.

Em tin chắc rằng, ở nơi biển xa các anh cũng luôn hướng về đất liền nơi những người vợ, người mẹ hay người yêu đang sống với tình cảm nồng nàn thắm thiết… với nỗi nhớ da diết của con tim. Dù chưa một lần ra thăm đảo nhưng tình yêu mà em dành cho biển đảo đã có từ thời thơ bé qua sự dạy dỗ của gia đình, thầy cô, tình yêu ấy lớn dần khi em nhận thức rõ được tầm quan trọng của biển đảo đối với quê hương đất nước, khi em biết rằng đó là máu mủ thiêng liêng của Tổ quốc ta. Tình yêu ấy nở hoa qua những nụ cười của người lính biển để em thêm yêu và quý trọng các anh hơn.

Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Người dân Việt Nam đều hướng về biển bằng một tình yêu chung thủy. Đó là niềm tự hào, say mê trước vẻ đẹp của những bãi cát dài, làn sóng biếc, vịnh đảo nên thơ. Biển đẹp dịu dàng như từng lớp sóng âm thầm xô bờ đến khi sóng bào mòn đá lúc nào không hay. Chúng tôi cảm ơn thiên nhiên ưu ái đã ban tặng nơi đây một nét diễm lệ, giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Ngư trường rộng lớn, nguồn nhiên liệu dưới lòng biển nhiều, phong cảnh đẹp, con người hòa đồng,… đem đến cho ta nguồn lợi rất lớn. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo đang ngày đêm đón những lượt tàu ra biển để hồi tưởng lại một thời huy hoàng cũng chính là một thắng cảnh đẹp của biển đảo quê hương. Đặc sản tỏi Lý Sơn- thứ quà quí kết tinh tinh hoa đất trời và sự cần cù, chịu khó của con người lao động đang dần vượt ngàn hải lý, xuất khẩu tới những đất nước xa xôi, khẳng định thương hiệu hàng Việt trên trường quốc tế. Hơn hết, “Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam”- là dáng hình xứ sở. Những người dân bám đất, bám đảo, chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt, thiếu thốn lắm nhưng hạnh phúc nhiều với suy nghĩ:’’Đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Tôi cảm phục trước những bức tượng đài sống của những người chiến sĩ hải quân, đầu đội mũ, tay vác súng đứng canh giữ biển. Giữ đảo chính là đang bảo vệ quê hương mình. Mang trên vai trọng trách bảo vệ quê hương đất nước chính là niềm tự hào của các chiến sĩ hải quân. .
Bác Hồ đã từng căn dặn : “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày,có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp.Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển - đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

25 tháng 2 2019

Caau 2

* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
25 tháng 2 2019

Câu 1

- Nhâm tuất:
+ Thời gian: 5-6-1862
+ Hoàn cảnh: Sau khi chiếm 3 tỉnh Định Tường,Biên Hòa, Vĩnh Long; Pháp yêu cầu triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
+ Nội dung: SGK
+ Tác hại: Triều Nguyễn mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước
. Mở cửa biển tạo đk cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn
. Bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn , nghèo hơn
-->Triều nguyễn vì quyền lợi giai cấp đã quên đi nên độc lập dân tộc.Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của triều Nguyễn là cơ sở cho td Pháp xâm lược lâu dài nước ta.

- Giáp tuất:
+ Thời gian: 15-3-1874
+ Hoàn cảnh: năm 1867 Pháp chiến xong các tỉnh miền Đông Nam Kì
. Năm 1873 pháp tấn công bắc kì lần 1 nhưng gặp phải sự chiến đấu bất khuất của nhân dân HN. đặc biệt 21-12-1873 chiến thắng Cầu Giấy ta giết Chết Giác Ni e
--> Pháp hoang mang, ngược lại triều đình lại sợ mất lòng người đã nhu nhược kí hiệp ước 15-3-1874
+ nội dung: SGK
+ tác hại: đây là văn bản bán nước thứ 2 của triều Nguyễn
. Triều đình mất đi vựa lúa lớn nhất của cả nước, làm cho thực lực trog nước càng yếu đi, ngược lại pháp mạnh lên, tạo đk đẩy mạnh Pháp xâm lược nước ta
. Triều đình mất 1 phần quan trọng về lãnh thổ ngoại giao, thương mại