Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Chợ phiên vùng cao được tổ chức mỗi tuần một lần và bán các nông sản, sản phẩm thủ công do chính người dân làm ra.
- Điều em ấn tượng về chợ phiên vùng cao:
+ Những người đến chợ phiên đôi khi không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,...
+ Khi tham gia chợ phiên, nhiều người đã chọn cho mình bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, góp thêm nhiều màu sắc cho bức tranh phiên chợ vùng cao thêm sinh động, vui tươi.
Giới thiệu một số nét văn hóa tiêu biểu của vùng Tây Nguyên:
+ Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong những ngôi nhà sàn làm bằng các vật liệu truyền thống như: gỗ, tre, nứa, lá...
+ Trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ.
+ Ở Tây Nguyên, có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi, lễ Tạ ơn cha mẹ,…
- chợ phiên vùng cao: chợ phiên là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc về ẩm thực, trang phục,… của đồng bào các dân tộc ở khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- lễ hội Lồng Tồng: trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,…
- nghệ thuật xòe Thái: xòe Thái có nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Các vòng xòe thường được xác định “tâm xòe” bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa.
Tham khảo:
Chợ nơi em sinh sống khác nhiều so với những phiên chợ vùng cao. Chợ quê em được xây dựng khang trang thành những ô bán hàng nhất định, các mặt hàng đa dạng, phong phú, từ thức ăn, hoa quả, đồ dân dụng, quần áo, đồ chơi…. Tất cả các ngày trong tuần đều họp chợ.
Tham khảo:
Tây Nguyên là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Diện tích cà phê vùng Tây Nguyên hiện có hơn 577.000ha, chiếm gần 88% diện tích cà phê cả nước; diện tích hồ tiêu hơn 53.000ha, chiếm hơn 50% diện tích cả nước. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê năm 2015 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1,34 triệu tấn; hồ tiêu đạt gần 97,7 nghìn tấn. Xuất khẩu cà phê và hồ tiêu đã góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nhất là sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững, cần tập trung giải quyết.
Tham khảo!
- Mô tả cảnh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thườnng họp vào những ngày nhất định.
+ Hàng hoá phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương, nhiều nhất là hàng thổ cẩm, công cụ sản xuất, một số món ăn đặc trưng như: thắng cố, cơm lam,...
+ Chợ phiên còn là nơi giao lưu và gặp gỡ của mọi người sau những giờ lao động vất vả, nơi kết bạn của các nam nữ thanh niên.
- Nếu được đi du lịch đến vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, em mong muốn được chiêm ngưỡng: sự hùng vĩ của núi rừng và trải nghiệm văn hóa chợ phiên cùng các lễ hội độc đáo của người dân nơi đây.
Tham khảo:
Cao nguyên Lang Biang hay cao nguyên Lâm Viên, là một nơi được ví như nóc nhà của vùng Tây Nguyên, không chỉ vì độ cao trên 2.000m so với mặt nước biển mà còn vì cảnh quan đẹp tuyệt diệu của nơi đây. Và trong hành trình du lịch Đà Lạt mà không đến Langbiang sẽ rất lãng phí. Lang Biang chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc, nằm trong địa phận huyện Lạc Dương nên bạn sẽ có vừa đủ thời gian để thăm thú nơi đây trong một ngày và trở lại trung tâm thành phố để tận hưởng không khí ấm áp của chợ đêm Đà Lạt với những món ăn vặt ngon nức tiếng.
a: Trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.
b: Tham khảo:
c: Có sự khác biệt là bởi vì 2 vùng này có sự khác biệt về nhiệt độ, địa hình
Chợ phiên là không gian sinh hoạt đầy tính cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu văn hóa vùng cao Tây Bắc. Hãy cùng chúng tôi đến một phiên chợ đầy màu sắc văn hóa ở vùng cao Vân Hồ, Sơn La. Những thanh âm trong trẻo và trầm bổng của tiếng khèn vang vọng giữa núi rừng, đã tạo nên không gian văn hóa riêng có của một phiên chợ vùng cao. Cả phiên chợ rộn vang tiếng nhạc, tiếng hát, điệu múa xòe hoa của những chàng trai, cô gái. Buổi tối là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn tham gia vào một phiên chợ đặc biệt ở Vân Hồ. Ghé thăm phiên chợ, du khách được hòa mình vào những điệu múa truyền thống, đặc sắc của đồng bào các dân tộc, trải nghiệm các sản phẩm thủ công truyền thống và thưởng thức hương vị đặc biệt của thắng cố. Không gian chợ là sự kết hợp giữa các hoạt động xuống chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, trò chơi dân gian.