K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Chợ phiên vùng cao được tổ chức mỗi tuần một lần và bán các nông sản, sản phẩm thủ công do chính người dân làm ra.

- Điều em ấn tượng về chợ phiên vùng cao:

+ Những người đến chợ phiên đôi khi không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,...

+ Khi tham gia chợ phiên, nhiều người đã chọn cho mình bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, góp thêm nhiều màu sắc cho bức tranh phiên chợ vùng cao thêm sinh động, vui tươi.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Mô tả cảnh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thườnng họp vào những ngày nhất định.

+ Hàng hoá phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương, nhiều nhất là hàng thổ cẩm, công cụ sản xuất, một số món ăn đặc trưng như: thắng cố, cơm lam,...

+ Chợ phiên còn là nơi giao lưu và gặp gỡ của mọi người sau những giờ lao động vất vả, nơi kết bạn của các nam nữ thanh niên.

26 tháng 11 2023

- chợ phiên vùng cao: chợ phiên là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc về ẩm thực, trang phục,… của đồng bào các dân tộc ở khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- lễ hội Lồng Tồng: trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,…

- nghệ thuật xòe Thái: xòe Thái có nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Các vòng xòe thường được xác định “tâm xòe” bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của cả dân tộc, được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm. Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,...

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của cả dân tộc, được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm. Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú như: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh chưng,bánh giầy, hội thi thể thao,... Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước,Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Lễ hội Chùa Hương:

- Bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm

- Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,.. Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

Hội Lim:

- Được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, trong đó ngày 13 là ngày hội chính.

- Trong phần lễ, người ta thực hiện các nghi thức rước, tế lễ Thành hoàng các làng, các vị anh hùng của quê hương, dâng hương cúng Phật,... Sau phần lễ, hội Lim còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đấu cờ, đánh đu, thi dệt vải,... Đặc sắc nhất là phần hát Quan họ với những tiết mục biểu diễn trên thuyền rồng.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức ở Đền Hùng và vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.

- Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

*Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

26 tháng 11 2023

Chợ phiên là không gian sinh hoạt đầy tính cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu văn hóa vùng cao Tây Bắc. Hãy cùng chúng tôi đến một phiên chợ đầy màu sắc văn hóa ở vùng cao Vân Hồ, Sơn La. Những thanh âm trong trẻo và trầm bổng của tiếng khèn vang vọng giữa núi rừng, đã tạo nên không gian văn hóa riêng có của một phiên chợ vùng cao. Cả phiên chợ rộn vang tiếng nhạc, tiếng hát, điệu múa xòe hoa của những chàng trai, cô gái. Buổi tối là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn tham gia vào một phiên chợ đặc biệt ở Vân Hồ. Ghé thăm phiên chợ, du khách được hòa mình vào những điệu múa truyền thống, đặc sắc của đồng bào các dân tộc, trải nghiệm các sản phẩm thủ công truyền thống và thưởng thức hương vị đặc biệt của thắng cố. Không gian chợ là sự kết hợp giữa các hoạt động xuống chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, trò chơi dân gian.

26 tháng 11 2023

Tham khảo!

Tên các cao nguyên:

- Cao nguyên Kon Tum

- Cao nguyên Pleiku

- Cao nguyên Đắk Lắk

- Cao nguyên Mơ Nông

- Cao nguyên Di Linh

- Cao nguyên Lâm Viên

*Cao nguyên Lâm Viên cao nhất (1500m)

*Cao nguyên Kon Tum thấp nhất (500m)

30 tháng 7 2023

Tham khảo

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội Đền Hùng (ở Phú Thọ);

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang);

- Mô tả Lễ hội Lồng Tồng:

Lễ hội Lồng tồng (còn gọi là hội Xuống đồng) là lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng.... được tổ chức trên những cánh đồng hoặc khu đất rộng.

+ Cày ruộng là nghi thức quan trọng trong lễ hội, sau đó có các trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, đẩy gậy....