Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi vốn làm nghề quản voi đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mông tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình - Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
tham khảo
Tôi là Thạch Sanh. Khi mới sinh ra đã mồ côi cha. Vài năm sau, mẹ của tôi cũng qua đời. Kể từ đó, tôi sống một mình dưới gốc đa. Gia tài lớn nhất là chiếc rìu cha để lại. Đến khi trưởng thành, tôi được một thiên thần dạy cho nhiều loại võ thuật.
Một hôm, tôi vừa đi gánh củi về, đang ngồi nghỉ dưới gốc đa thì có người đến hỏi chuyện. Anh ta giới thiệu rằng tên là Lí Thông, tỏ ý muốn kết nghĩa anh em với tôi. Vốn sống một mình không nơi nương tựa, tôi liền đồng ý ngay. Rồi tôi dọn đến nhà sống cùng Lí Thông và người mẹ già của anh. Hằng ngày, tôi lên rừng kiếm củi, còn Lí Thông đi bán rượu. Việc lớn nhỏ trong gia đình, tôi đều tự nguyện làm giúp.
Một hôm, tôi đi kiếm củi trở về thì thấy trong nhà đã bày sẵn rượu thịt. Tôi và Lí Thông vừa ăn uống, vừa trò chuyện. Anh ta nói với tôi:
- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, phải còn mẻ rượu chưa xong, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.
Tôi nghe vậy, chẳng lấy làm nghi ngờ mà đồng ý. Đêm hôm đó, tôi đang lim dim ngủ. Bỗng nhiên, một con chằn tinh to lớn định vồ lấy tôi. Tôi cầm lấy rìu đánh nhau với con quái vật. Nó biến hóa đủ mọi phép thần thông. Nhưng tôi cũng chẳng hề nao núng. Chẳng bao lâu, lưỡi rìu của tôi đã xé xác con chằn tinh làm đôi. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ, nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Tôi nhặt lấy bộ cung tên, rồi chặt đầu con quái vật đem về.
Về nhà, tôi cất tiếng gọi anh Lí Thông. Nhưng anh ta và mẹ có vẻ sợ hãi, còn van xin tôi tha mạng. Đến khi tôi bước vào nhà, kể rõ sự tình câu chuyện. Lí Thông mới bảo:
- Con vật này vốn là của nhà vua nuôi, nay em giết nó là mang tội. Nhân lúc trời còn chưa sáng, em hãy trốn đi. Mọi việc cứ để anh giải quyết.
Tôi lấy làm cảm kích, từ biệt Lí Thông rồi trốn về gốc đa cũ. Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nhìn thấy con đại bàng rất to đang quắp một cô gái. Tôi liền lấy cung tên bắn nó bị thương, rồi lần theo vết máu thì biết được hang của đại bàng.
Mấy hôm sau, tôi lấy dân làng mở hội linh đình. Tò mò, tôi đến xem hội. Tình cờ lại gặp được Lí Thông, mừng rỡ chào hỏi. Tôi nghe Lí Thông kể chuyện đang tìm hang của đại bàng để cứu công chúa. Tôi liền kể lại mọi chuyện cho Lí Thông nghe, xin được đi cùng. Đến nơi, tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Tôi đánh nhau với đại bàng, cuối cùng cứu được công chúa. Sau khi đưa được công chúa lên, tôi sai người lấp kín cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi đánh đi sâu vào hang để tìm lối ra. Đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Thì ra đó chính là con trai của vua Thủy Tề. Tôi được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về nhà. Khi trở về, vua Thủy Tề còn biếu nhiều vàng bạc, nhưng tôi kiên quyết không nhận, chỉ xin một cây đàn.
Đến đây, tôi nhận ra mình đã bị Lí Thông lừa. Tôi đành đi khắp hang để tìm lối ra. Đi mãi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi lấy dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Hỏi ra mới biết chàng là con trai của vua Thủy Tề. Sau đó, tôi được mời xuống Thủy cung chơi. Trước khi trở về, vua Thủy Tề còn tặng cho tôi một một cây đàn thần.
Về đến trần gian, tôi trở về gốc đa cũ. Chưa rõ sự tình thế nào, tôi đã bị đám lính canh bắt vào ngục với tội ăn cắp rồi bị bắt giam. Trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh. Một lúc sau, nhà vua cho người giải tôi đến. Tôi đem mọi chuyện kể rõ cho vua nghe. Nhà vua lấy làm tức giận, quyết định giao Lí Thông cho tôi trừng trị. Còn hứa sẽ gả công chúa cho tôi. Nể tình xưa, tôi tha cho Lí Thông được trở về quê cũ.
Lễ cưới của tôi và công chúa được tổ chức. Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn rất tức giận. Họ đem binh lính sang giao chiến. Tôi đem đàn ra gảy. Tiếng đàn vang lên khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, rồi xin hàng. Tôi còn sai người nấu cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé xíu, tỏ vẻ coi thường, không muốn ăn. Tôi đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng. Nhưng họ cứ ăn hết, niêu cơm ăn hết lại đầy. Cuối cùng, họ cúi đầu tạ an vợ chồng tôi rồi kéo nhau về nước. Về sau, nhà vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho tôi.
Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…
Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.
Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô cái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.
Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…
Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.
Đúng là "ác giả ác báo".
Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…
Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.
Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…
Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.
Đúng là "ác giả ác báo".
Chúc bn hok tốt!
Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được hai bàn tay tôi đón ra chào đời.
Một đêm nọ, tôi đã lên giường đi ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa dồn dập rất lạ. Tôi mở cửa ra nhìn thì chẳng thấy một ai. Vừa định quay vào nhà thì một con hổ lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi.
Tỉnh dậy, tôi nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt của nó cào bới liên tục trên mặt đất. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình, tôi khiếp hãi đứng im, không dám nhúc nhích.
Chợt con hổ đực cầm lấy tay tôi, mắt nó nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì thấy như có cái gì đang động đậy. Với kinh nghiệm của nghề làm bà đỡ, tôi biết là nó sắp sinh con, sẵn có thuốc luôn mang theo trong túi, tôi hoà với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bụng cho nó. Lát sau, nó sinh được một chú hổ con xinh xắn. Hổ bố mừng lắm, âu yếm đùa giỡn với con; còn hổ mẹ mệt mỏi nằm phục xuống trên mặt cỏ.
Rồi hổ bố đi đến một gốc cây to, lấy chân đào bới và lôi lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với ý tạ ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi rừng. Được một quãng, tôi nói: Xin chúa rừng hãy quay về! Hổ bố cúi đầu vẫy đuôi, tỏ vẻ tiễn biệt và cứ đứng nhìn theo. Đi đã khá xa, tôi quay lại thì hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng, về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc mà hổ trả ơn, tôi sống được qua kì đói kém.
Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Lấy làm lạ, bác vác búa đến xem thì hoá ra là một con hổ trán trắng đang giãy giụa, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Từ miệng nó, máu me, nhớt dãi trào ra trông phát khiếp.
Bác tiều phu nhìn kĩ thì thấy có khúc xương mắc ngang họng nó. Bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác tiều phu uống rượu để lấy can đảm rồi trèo lên cây kêu lớn:
- Này hổ! cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho!
Hổ nghe thấy liền nằm phục xuống, nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều mạnh bạo thò tay vào họng hổ, lấy ra một khúc xương bò to tướng. Thoát nạn, hổ liếm mép, nhìn bác tiều với ánh mắt biết ơn rồi lẳng lặng bỏ đi. Bác tiều nói với theo:
- Này hổ! Nhà ta ở thôn... Hễ có miếng gì ngon thì nhớ nhau nhé!
Bẵng đi một thời gian, một đêm nọ bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài mà sắc. Mở cửa ra, thấy có một con nai nằm trước nhà, bác biết là hổ trả ơn.
Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi dân làng chôn cất bác thì bỗng nhiên hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Từ xa, họ thấy hổ dụi đầu vào quan tài và chạy mấy vòng quanh mộ, rồi bỏ vào rừng.
Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều là hổ lại mang dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa ngôi nhà của bác. Tuy là loài vật nhưng những con hổ này rất có nghĩa có tình, biết quý trọng và báo đáp công ơn ân nhân của chúng.
Tôi là một người sống ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, vì tôi làm nghề đỡ đẻ nên mọi người thường gọi tôi với cái tên thân mật là bà đỡ Trần. VÌ làm nghề này hơn nửa đời người nên tôi có nhiều kinh nghiệm, mà theo như lời mọi người thì tôi rất “mát tay”, bao nhiêu ca đỡ đẻ, dù khó khăn nhường nào thì tôi đều giúp họ sinh sản an toàn, mẹ tròn con vuông. Chính vì vậy mà dù con cái của họ đã lớn nhưng mỗi dịp đầu năm họ lại mang theo gà, mang gạo đến nhà tôi tạ ơn. Được sự tin tưởng, tín nghiệm của mọi người như vậy khiến tôi rất vui. Hôm ấy, khi trời về khuya gần chìm vào giấc ngủ thì tôi nghe tiếng gõ cửa dồn dập.
Tôi nghĩ rằng có ai đó chuẩn bị sinh nên mới vội vàng đến tìm tôi lúc đêm khuya như vậy. Tôi vội vàng mặc thêm áo khoác rồi ra mở cửa, nhưng hoàn toàn trái ngược với những tưởng tượng trước đó của tôi, trước mắt không phải khuôn mặt của một người nào, mà xuất hiện một con hổ to lớn, khuôn mặt dữ tợn. Tôi chưa kịp kêu lên thì con hổ đã mang tôi chạy thẳng vào rừng, đến một hang đá nó chợt dừng lại, thả tôi xuống đất, tôi vì quá sợ hãi nên đã chạy nhanh vào một góc hang, trốn chạy ánh nhìn dữ tợn của nó. Lúc này, tiếng gầm của một con hổ khác đã thu hút sự chú ý của tôi. Nhìn xuống thì thấy con hổ này nhỏ bé hơn con hổ mang tôi đến đây, bụng nó chướng lớn và đang nằm quằn quại đau đớn dưới đất.
Với những kinh nghiệm của mình, tôi có thể thấy con hổ cái này chuẩn bị sinh nở, giờ đang trở dạ nên mới đau đớn, quằn quại như vậy. Tuy nhiên, vì sợ hãi nên tôi không dám lại gần, càng không dám có những hành động quá khích nào khác. Nhưng khi đang chìm trong mớ suy nghĩ hỗn độn thì con hổ vừa đưa tôi đến đã dùng chân của mình chạm nhẹ và cánh tay của tôi, nhìn tôi đầy khẩn trương như muốn tôi giúp đỡ con hổ kia vậy. Biết rằng con hổ này không hề có ý làm hại mình mà chỉ mong muốn được tôi đỡ đẻ cho hổ mẹ kia nên tôi nhanh chóng lấy thuốc mang theo bên mình, hòa với nước suối gần đó, rồi cho hổ mẹ uống để giảm bớt sự đau đớn.
- Sau đó tôi xoa tay trên bụng hổ mẹ và giúp nó sinh con. Hơn một canh giờ sau, cuối sùng hổ con được sinh ra, đó là một con hổ đực khỏe mạnh, xinh xắn. Tôi khẽ quệt nhẹ tầng mồ hôi trên trán, đứng sang một bên nhìn cảnh hổ đực đang chơi đùa cùng với hổ con, hổ mẹ vì mệt mỏi mà nằm xoài dưới mặt đất nhưng khuôn mặt vẫn ánh lên những tia hạnh phúc. Bỗng nhiên tôi có cảm giác xúc động không thôi, tuy chỉ là những con vật nhưng chúng vẫn đối xử với nhau thân tình như những con người thực sự.
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:
- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:
- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Read more: http://taplamvan.edu.vn/hay-nhap-vai-vao-anh-doi-vien-de-ke-la-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu/#ixzz5Aj4rlh9bĐêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.
Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.
Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.
Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.
Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.
Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.
Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.
Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.
Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.
Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.
Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.
Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.
Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.
Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
Tôi là thầy Mạnh Tử. Mẹ của tôi là một người mẹ tuyệt vời. Tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mẹ đã dạy dỗ tôi học khi tôi còn bé. Lớn lên, tôi thành người như ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của mẹ tôi.
Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần nghĩa địa, ngày ngày tôi thấy người ta đào, chôn, lăn khóc. Vì còn nhỏ, nhìn thấy cảnh đó hay hay, tôi về nhà cũng bắt chước người ta. Tôi cũng đào, chôn, lăn và khóc. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, chẳng nói gì mà chuyển nhà tôi đến nơi ở mới. Lần này, nhà tôi ở gần một cái chợ. Tôi hay ra chợ chơi, thấy cảnh người ta buôn bán điên đảo, thậm chi còn lấy làm thích thú. Về nhà, tôi cũng bắt chước nô nghịch cảnh buôn bán điên đảo nhưng mẹ tôi không vui, tôi thấy mẹ lại chuyển nhà đi nơi khác. Nhà mới của tôi ở gần trường học. Nơi đây, tôi thấy lũ trẻ đua nhau học tập, lễ phép với thầy giáo. Về nhà, tôi cũng bắt chước học tập theo lũ trẻ. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, mẹ vui lắm.
Một hôm, tôi nhìn thấy hàng xóm giết lợn. Tò mò, tôi đem hỏi mẹ. Mẹ nhìn tôi cười và nói "Để cho con ăn đấy". Tôi vui mừng reo lên: "Hay quá! Sắp có thịt lợn ăn rồi". Tôi thấy mẹ thoáng chau mày. Lúc sau, mẹ mang thịt lợn về cho tôi ăn. Tôi thấy, mọi lời nói và việc làm của mẹ đều đi đôi với nhau.
Một lần, tôi đang đi học nhưng vì mải chơi nên đã bỏ học về nhà. Tôi thấy mẹ đang ngồi dệt vải. Thấy tôi không đi học, mẹ gọi tôi lại gần. Tôi nghĩ lần này nhất định sẽ bị ăn đòn. Nhưng khi tôi đến gần, mẹ chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và nhẹ nhàng bảo tôi. "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như người ta đang dệt vải mà mình cắt đứt đi vậy."
Câu nói của mẹ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi thấy ân hận quá. Mẹ đã vất vả nuôi tôi ăn học mà tôi còn làm mẹ buồn. Tôi xin lỗi mẹ và tự hứa với mình lần sau sẽ không như thế nữa. Từ đó, tôi cố gắng học tập và rèn luyện mình. Sau này, tôi trở thành một bậc đại hiền nhân như dân vẫn thường gọi là thầy Mạnh Tử.
Bài tham khảo
Vào một ngày đẹp trời, ở dưới một gốc cây cổ thụ trong khu rừng già, một đàn hổ con đang quây quần bên bà nội. Chúng say sưa nghe bà kể chuyện.
Lúc đầu là tiếng một con hổ đầu đàn cất lên:
– Bà ơi bà kể chuyện cho chúng cháu nghe đi.
– Các cháu của bà thích nghe chuyện gì nào?
– Chúng cháu thích nghe một câu chuyện có ý nghĩa nhất.
Hổ bà trầm ngâm suy nghĩ và nói : “Được rồi, bà sẽ kể cho các cháu nghe về cái ngày mà cha các cháu ra đời. Các cháu có thích nghe không nào?” Đàn hổ con reo lên: “Chúng cháu rất thích ạ!” – Thế là hổ bà bắt đầu kể.
Các cháu biêt không cách đây hai mươi năm năm về trước, bà đã mang thai cha các cháu, thế rồi đến ngày trở dạ, bụng bà đau quần quại, những cơn đau co thắt làm bà tưởng như chết đi, sống lại. Cứ như thế kéo dài từ sáng sớm đến đêm. Ông các cháu cứ loay hoay mãi mà chẳng thể nào giúp bà cho được. Thế rồi trong cơn đau bà chợt nghĩ đến loài người. Loài người thật thông minh và nhân hậu, loài người được tiếp thu những văn minh của khoa học. Chỉ có loài người mới giúp bà qua được cơn nguy này. Thế là bà liền kêu ông cháu đi tìm đến loài người. Hồi ấy, cách khu rừng của chúng ta không xa, ở huyện Đông Triều loài người sinh sống rất đông. Trong số họ, có bà đờ Trần đỡ đẻ cho người rất giỏi, ông cháu liền tới gõ cửa. Khi bà Trần mở cửa, đang khẩn cấp, ông cháu vội lao tới cõng bà ấy tới nhà của chúng ta. Bà Trần đến cũng là lúc mà bà của cháu đang lăn lộn vì đau đớn, bà cào tung cả đất lên. Thấy vậy, bà Trần lại ngỡ rằng bà và ông các cháu chuẩn bị để ăn thịt bà ấy. Các cháu biết không lúc đó, bà Trần run lên bần bật, gương mặt xinh tươi hiền hậu bỗng trở nên tái mét. Bà Trần cứ đứng im một chỗ không dám nhúc nhích.
Ông các cháu hiểu ý run sợ của bà Trần, ông liền đến gần cầm tay bà Trần rồi nhìn bà trong cơn đau mà rơi nước mắt. Chỉ thế thôi bà Trần đã hiểu ý, bà ấy lấy ngay thuốc sẵn có trong túi, rồi hoà với nước muối cho bà uống, lại còn xoa bụng cho bà nữa. Lát sau, bà sinh ngay ra được cha cháu cùng chú hổ hai, chú hổ ba, chú hố tư, cô hổ năm. Ông cháu thấy vậy mừng lắm còn bà thì mỏi mệt, nằm sụp xuống. Để cảm ơn bà Trần, chẳng biết lấy gì hơn, ông các cháu vội đào số bạc có hơn mười lạng dành dụm đem biếu bà Trần. Bà Trần cũng hiểu tấm lòng của ông các cháu. Bà ấy còn đến vuốt ve bố và các chú, cô của các cháu rồi mới trở về. Cảm phục bà Trần, ông cháu còn tiễn bà ấy ra tận cửa rừng, rồi cứ đứng nhìn theo bóng bà ấy và gầm lên một tiếng khá to để cảm ơn mới quay về.
Năm ấy, được biết loài người bị mất mùa đói kém lắm, nhưng nhờ có số bạc nhà ta, gia trình bà Trần đã qua nạn đói.
Nghe đến đây lũ hổ con rất cảm động trước ơn nghĩa của con người. Hổ bà lại nói tiếp: Đó mới chỉ là một chuyện thôi. Còn chuyện về bác hổ trắng ở xóm bên mới xúc động làm sao! Các cháu có muốn nghe nữa không?
Lũ hổ con đồng thanh đáp: Có ạ!
Hổ bà tiếp tục kể:
Ngày ấy bác hổ trán trắng ở xóm bên đi ăn cỗ, không may bị hóc xương, mà lại là xương bò, rất to. Chẳng biết làm thế nào, bác liền chạy xuống thung lũng để móc họng lấy chiếc xương ra. Nhưng càng móc lại càng đau, máu me, nhớt dãi trào ra. Đau quá bác ấy cào bới đất rồi nhảy lên, nhảy xuống vật lộn đến khổ. Tưởng rằng bác ấy sẽ chết. May sao lại gặp loài người
– Một người đi kiếm củi thấy thế liền trèo lên ngọn cây kêu to: “Cố họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho.” Bác hổ trán trắng nghe thấy dù đau nhưng rất mừng, vội nằm phục xuống mồm há to nhìn người kiếm củi như cầu cứu. Người kiếm củi trèo ngay xuống lấy tay thò vào cổ họng bác hổ lấy ra chiếc xương to như bắp chân của bà. Bác hổ liếm mép, nhìn người ra hiệu cảm ơn, rồi bỏ đi. Mấy hôm sau, bác hổ trán trắng có bắt được con nai to và béo, bèn đến gõ cửa nhà người đã cứu mình và biếu bác ấy con nai. Thế rồi hơn mười năm sau, người cứu mạng bác hổ qua đời, bác hổ biết tin đã đến khóc thương, chia buồn. Từ đó trở đi cứ mỗi năm đến ngày giỗ người ấy, bác hổ trán trắng lại đem đến con dê hoặc con lợn để thắp hương, nhớ ơn cứu mạng.
Đóng vai con hổ kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa – Bài làm 3
Một buổi chiều, khi mặt trời đã nấp sau dãy núi cao, trong khu rừng chỉ còn lại ánh sáng yếu ớt, đôi vợ chồng chim cú mèo lần ra khỏi tổ, đậu trên đầu cành khô đế chuẩn bị đi tìm mồi. Chúng rúc lên những tiếng gọi nhau sang đến bờ suối bên kia.
Tiếng vọng đó làm con hổ đực thức dậy. Nó mon men đến chỗ đàn con mới đẻ, nhìn con hổ cái cho con bú, trong lòng vui vẻ. Nó định bụng sẽ kiếm con bò, hay con lợn rừng thật to đem về bồi dưỡng cho hố cái.
Nhưng ra đến bìa rừng nó gặp một con hố đực khác đang lễ mễ vác cái đùi nai thật to định nhảy qua suối. Những con hổ đực gặp nhau thường hay gây sự về chuyện lãnh địa sống của mình. Nhưng lần này thì hai con trong lòng đang hân hoan, hoặc suy nghĩ nên bật ra tiếng chào nhau:
– Chào bạn, đi đâu mà mang cả bữa ăn thịnh soạn như thế?
– Ơ, không, đây là lễ vật đem đi cúng tế một ân nhân đã cứu tôi…
Câu chuyện bắt đầu thấy hay hay, con hố kia liền gợi chuyện.
– Bạn có thế kế cho mình nghe được không? Mình cũng có một chuyện về tấm lòng của con người đối với dã thú.
Thế là hai con ngồi gần lại nhau. Một con kể:
“Hôm đó mình đang đói, đuối bắt được một con hoẵng liền ăn ngấu nghiến. Không ngờ, đang ăn bị hóc một cái xương ở họng. Loay hoay, vất vả mãi không làm sao lấy ra được, thò móng vuốt vào mồm móc xương thì chỉ làm cho mồm vãi máu đỏ lòm. Gục đầu vào gốc cây, mình đành nằm chờ chết.
Giữa lúc ấy có bác tiều phu đi đến, trông thấy tôi sợ quá vội leo lên cây, tôi nhìn bác rồi nằm phục xuống như lạy van. Hiểu ý, bác tiều phu tụt xuống, đi lại gần ra hiệu cho tôi há mồm cho xem. Tôi há thật to, nên bác thò tay vào lấy được khúc xương bị hóc ra. Ngồi dậy, tôi sung sướng và quỳ xuống nói.
– Xin cảm ơn người, không bao giờ tôi quên ơn nghĩa này…
– Có gì đâu, giúp nhau một tí thôi…
Nói rồi bác gánh củi quay đi.
Từ đó, thỉnh thoảng kiếm được mồi ngon như bò, dê, lợn rừng tôi thường mang biếu bác ấy một miếng thật ngon. Nhưng chiều hôm qua tôi đến thì bác ấy đã qua đời. Hôm nay tôi mang lễ vật đến để cúng bác ấy. Nhớ ơn người đã cứu mình, tôi tự nguyện từ nay hàng năm đến ngày giỗ bác ấy là tôi phải đến để giữ mãi tấm lòng biết ơn người đã cứu mình”.
Con hổ kia nghe xong cũng cảm động nhớ lại ơn nghĩa của con người đối với vợ chồng nó. Nó kể lại cho bạn nghe:
“Lần này vợ tôi trở dạ đau đớn mấy ngày liền. Thấy vợ đau đớn quằn quại tôi đứng ngồi không yên. Tôi nhớ lại trong xóm gần đây có bà Trần, người đỡ đẻ thường đi qua cửa rừng. Mấy lần gặp tôi, bà sợ hãi rú lên. Tôi vội ngồi xuống rất hiền từ để bà yên tâm… Tôi lần tìm vào được nhà bà thì trời đã tối. Tôi liền chạy lại cõng bà lên lưng rồi chạy một mạch về rừng.
Đến nơi, vợ tôi đang trở dạ, tôi đặt bà xuống và phục xuống nhìn bà, sau bà hiểu ý, đến gần vợ tôi sờ vào bụng rồi đỡ cho những hổ con ra đời.
Xong việc, vợ tôi mệt lả nằm nghỉ, ôm lấy lũ con vào lòng. Bà Trần đứng lên có ý muốn đi, tôi gật đầu cảm ơn bà rồi lấy tay đập lên lưng ra hiệu cho bà ômcổ tôi, để tôi cõng về.
Ra gần đến cửa rừng, tôi đặt bà xuống chỗ cất giấu kho của cải của người xưa, lấy một gói bạc, hai tay nâng lên trước mặt bà. Bà hiểu ý, đỡ lấy rồi nói lẩm bẩm câu gì đó. Tôi lại cõng bà về đến đầu làng, bà ra hiệu đặt bà xuống. Bà nói: “Xin chúa rừng hãy quay về, tôi về nhà một mình được”. Tôi cúi đầu chào bà rồi quay vào rừng. Nghe nói, năm ấy mất mùa đói kém lắm, bà Trần nhờ có gói bạc tôi biếu nên đã qua được cơn đói rét.
Nghe xong, con hổ kia nói:
– “Bạn thấy không, loài hổ chúng ta tuy mang tiếng là hung bạo, nhưng cũng có con lành và tốt như chúng ta. Con người cũng vậy, phần lớn là những người tốt, có tấm lòng rộng mở, cứu nhân độ thế. Sống ở đời phải ăn ở với nhau sao cho có tình nghĩa thì mới tốt đẹp.”
Tôi là Sẻ nhỏ, sống trong 1 khu rừng rất nhộn nhịp và hòa đồng. Trưởng của khu rừng là 1 Bác Bàng. Nay BÁc đã già lắm rồi.
Nhìn từ xa, bác giống như một cái lọng khổng lồ. Tán lá dày, xanh sẫm. Thân cây to bằng hai vòng tay người lớn. Vỏ cây xù xì nổi lên những cục u gồ ghề. Nhưng có ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó có dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Những cành cây uyển chuyển như những cánh tay dang ra đón anh sáng mặt trời. Rồi những lộc non lớn lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ trong lớp đài hoa xanh mỡ màng. Khi được tắm nhiều nắng xuân, hoa bàng nở rộ từng chùm. Những bông hoa li ti đậu trên cái cuống dài, những chùm hoa của bác không phô màu sắc như hoa phượng, hoa bằng lăng mà hoa bàng có màu xanh của lá, màu xanh giản dị nhưng cũng thật đẹp. Nếu chỉ nhìn lướt qua, ta không thể nào phát hiện được vẻ đẹp của hoa bàng. Đến mùa, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái. Trái non màu xanh, hao hao giống trái cau non. Quả chín màu vàng sẫm. Quả bàng ăn vừa béo vừa bùi. Mỗi lần nhìn thấy bàng đơm quả, đàn chim chúng tôi thường rủ nhau ..............................
còn lại chịu rồi
nghĩa là nhu nao