Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các thí dụ vé tinh thể phân tử : tinh thể iot, tinh thể băng phiến, tinh thể nước đá.
Chất có mạng tinh thể nguyên tử: kim cương. Chất có mạng tinh thể phân tử: ở nhiệt độ thấp thì có khí hiếm, O2, N2, ... kết tinh thành tinh thể phân tử.
a) Chất có mạng tinh thể nguyên tử: kim cương.
Chất có mạng tinh thể phân tử:ở nhiệt độ thấp thì có khí hiếm, O2, N2,… kết tinh thành tinh thể phân tử.
b) Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn. Vì vậy, tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.
Trong tinh thể phân tử, các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy mà tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
Nguyên tử khối là số đo của khối lượng mol nguyên tử khi khối lượng mol nguyên tử tính ra g/mol.
Thí dụ : Nguyên tử khối của H là 1,008 thì khối lượng mol của H là 1,008 g/mol.
Trong tinh thể ion, các cấu tử là các ion âm và dương. Trong tinh thể nguyên tử, các cấu tử là các nguyên tử. Trong tinh thể phân tử, các cấu từ là các phân tử.
Trong tinh thể ion, liên kết giữa các ion là liên kết ion.
Trong tinh thể nguyên tử, liên kết giữa các nguyên tử là liên kết cộng hoá trị.
Trong tinh thể phân tử, liên kết giữa các phân tử là tương tác yếu, được gọi là tương tác giữa các phân tử.
Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết cộng hoá trị rất mạnh. Vì vậy, các nguyên tử liên kết với nhau một cách chặt chẽ, do đó tinh thể nguyên tử rất bền, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy, các tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi. Các tinh thể nguyên tử rất khó hoà tan trong các dung môi khác nhau. Các tinh thể phân tử cấu tạo từ các phân tử không phân cực dễ hoà tan trong các dung môi không phân cực. Các tinh thể phân tử cấu tạo từ các phân tử phân cực dễ hoà tan trong các dung môi phân cực.
Nguyên tử cacbon có 4 electron hoá trị. Trong tinh thể kim cương, mỗi nguyên tử cacbon là một tâm liên kết với 4 nguyên tử cacbon lân cận gần nhất bằng 4 cặp electron chung, đó là 4 liên kết cộng hoá tộ. Bốn nguyên tử cacbon lân cận này nằm ở các đỉnh của tứ diện đều mà tâm là vị trí của nguyên tử cacbon trung tâm.
CÁC KIỂU MẠNG TINH THỂ THƯỜNG GẶP :
1: Mạng lập phương thể tâm
a) Dạng thực ô cơ sở b) Phần thể tích các nguyên tử trong 1 ô c) Khối cơ bản
Những nguyên tử trên phương đường chéo khối (a 3 ) tiếp xúc với nhau còn theo phương đường chéo mặt và cạnh a xếp rời nhau tạo nên những lỗ hổng có kích thước bé
a: gọi là thông số mạng (hằng số mạng, chu kỳ mạng…)
Mật độ nguyên tử của mạng (mật độ khối) là phần thể tích tính ra % của mạng do
các nguyên tử chiếm chỗ được xác định bằng công thức
Mv = (n.v)/V x 100% Số nguyên tử trong ô mạng n = Bán kính nguyên tử: r =( a 3 )/4
Thể tích của 1 nguyên tử : v = 4/3 ð.r Thể tích ô mạng: V = a
Ta tính được Mv = 68% . Mv càng cao thì thể tích riêng nhỏ, KLR cao
- Thông số mạng là kích thước cơ bản của mạng tinh thể, ở đây có thể tính ra được khoảng cách 2 ngtử bất kỳ trong mạng
Thông số mạng được đo bằng Ao hay kX
1 Ao = 10-8 cm
1 kx = 1,00202 Ao
Mạng LPTT chỉ có 1 TSM là a. khoảng cách 2 ngtử gần nhau nhất là d Các kim loại có kiểu mạng này là Fe
2. Mạng lập phương diện tâm:
Các nguyên tử (ion) nằm ở các đỉnh và giữa (tâm) các mặt của hình lập phương.
Các kim loại: Fe, Cu, Ni, Al, Pb… có kiểu mạng lập phương diện tâm.
a) Dạng thực ô cơ sở b) Phần thể tích các nguyên tử trong 1 ô
Các nguyên tử xếp sít nhau trên phương đường chéo mặt nên mặt tinh thể chéo hợp bởi phương này có các nguyên tử xếp sít nhau. Trên phương đường chéo khối và cạnh a các nguyên tử xếp rời nhau và tạo nên các lỗ hổng với số lượng ít hơn song kích thước lớn hơn
Mv = 74% với n = … Khoảng cách 2 ngtử gần nhau hay d =.
Các ngtử có kiểu mạng này là : Fễ, Cu, Ni, Al, Pb…
VD: ở nhiệt độ > 911 độ Fễ có kiểu mạng LPDT với a = 2,93 Ao
3. Mạng lục giác xếp chặt
a) Dạng thực ô cơ sở b) Phần thể tích các nguyên tử trong 1 ô c) Khối cơ bản
Bao gồm 12 nguyên tử nằm ở các đỉnh, 2 nguyên tử nằm ở giữa 2 mặt đáycủa hình lăng trụ lục giác và 3 nguyên tử nằm ở khối trung tâủ khối lăng trụ tam giác cách nhau.
Khối cơ bản kiểu mạng này như gồm bởi 3 lớp nguyên tử xếp sít nhau, các ngtử lớp đáy dưới xếp sít nhau rồi đến 3 ngtử ở giữa xếp vào khe lõm của lớp đáy do đó chúng cũng xếp sít nhau, các ngtử lớp đáy trên lại xếp vào các khe lõm của lớp giữa nhưng có vị trí trùng với vị trí lớp đáy dưới
Mv = 74% . Kiểu mạng này có 2 thông số mạng là a và c. Vì các lớp xếp sít nhau
nên a và c lại có sự tương quan
Trường hợp lý tưởng c/a = 1,633 (√8/3 ). Thực tế ít gặp nên người ta quy ước nếu
c/a trong khoảng 1,57 đến 1,64 được coi là xếp chặt
VD: c/a của Be = 1,5682 ; Mg = 1,6235. Khi c/a khác giá trị trên quá nhiều thì được coi là không xếp chặt
VD: c/a của Zn = 1,8563 ; của Cd = 1,8858 c/a được gọi là độ chính phương
4. Mạng chính phương thể tâm
Các kim loại không có kiểu mạng này, song đây là 1 kiểu mạng rất quan trọng của một tổ chức khi nhiệt luyện có được ( Kiểu mạng của tổ chức Maxtenxit ) có thể coi mạng CPTT là LPTT bị kéo dài ra theo trục Z
Nó có 2 thông số mạng là c và a. tỷ số c/a được coi là độ chính phương
Thí dụ :Tinh thể kim cương cấu tạo từ những nguyên tử cacbon, tinh thể silic cấu tạo từ những nguyên tử silic, tinh thể gemani cấu tạo từ những nguyên tử gemani.