Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự thay đổi tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử sẽ làm thay đổi dân số trên toàn thế giới tăng lên hoặc giảm xuống.
- Việc di cư (xuất cư, nhập cư) đã làm thay đổi dân số của một khu vực, một quốc gia hoặc địa phương nhưng không làm thay đổi dân số trên toàn thế giới.
- Những nhân tố góp phần làm gia tăng dân số: phong tục tập quán, tâm lí xã hội, tuổi kết hôn, cơ cấu giới, điều kiện tự nhiên,…
Ai trl câu này giúp em với ạaaaaa. Chiều em thi r mà thấy phân vân đáp án quá:(((
a) Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ờ các đô thị..
b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế- xã hội
Câu 1: Động vật có quan hệ với thực vật về
A. nơi cư trú.
B. nguồn thức ăn.
C. nơi cư trú và nguồn thức ăn.
D. môi trường sinh sống
Câu 2: Sự gia tăng cơ học sẽ làm cho dân số thế giới
A. luôn luôn biến động
B. không thay đổi
C. có ý nghĩa lớn
D. có sự thay đổi về quy mô dân số
Câu 3: Cơ cấu lao động của các nước phát triển có
A. tỉ trọng lao động trong khu vực III rất cao
B. tỉ trọng lao động trong khu vực II rất thấp
C. tỉ trọng lao động trong khu vực I rất cao
D. tỉ trọng lao động trong khi vực III rất thấp
Câu 4 : Ảnh hưởng tích cực nào của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
A. Lao động ở khu vực công nghiệp có xu hướng tăng
B. Lao động ở vùng nông thôn có xu hướng giảm
C. Lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh
D. Lao động ở khu vực ngoài nhà nước có có xu hướng giảm
Câu 5: Đô thị hóa làm cho tỉ lệ sinh, tử của thành thị khác như thế nào so với nông thôn ?
A. Tỉ lệ sinh và tử thành thị tương đương nông thôn
B. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị cao hơn nông thôn
C. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị tăng cao hơn nông thôn
D. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị thấp hơn nông thôn
* Quá trình đô thị hóa chịu tác động của những nhân tố:
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển kinh tế;
+ Quá trình công nghiệp hoá trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;
+ Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị;
+ Lối sống nông thôn ngày càng tiếp cận với lối sống đô thị
- Nhân tố tự nhiên.
* Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường:
- Ảnh hưởng tích cực:
+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
+ Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ;
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,...
+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại, góp phần giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh, thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị,...
- Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Đô thị hoá tự phát không gắn với công nghiệp hoá sẽ đẩy nhanh quá trình tập trung dân cư tại các đô thị. Từ đó gây quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị. Trong khi đó, ở nông thôn sẽ thiếu hụt nguồn lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống tại địa phương.
+ Đô thị hoá làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,... Môi trường bị ô nhiễm từ các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt ở các đô thị.
- Những tiến bộ cùa giao thông vận tải làm cho tốc độ vận tải người và hàng hóa tăng lên, chi phí thời gian cho vận chuyển giảm xuống, đồng thời làm cho các chi phí vận chuyến giảm đáng kể, trong khi mức độ tiện nghi, an toàn tăng lên. Vì vậy, các cơ sở sản xuất đạt tại các vị trí gần các tuyến vận tải lên, các đầu mối giao thông vận tải cũng đồng nghĩa là gần nguồn nguyên liệu và gần nơi tiêu thụ. Việc giảm đáng kể chi phí vận tải ở nhiều nước đã có ảnh hưởng sâu sắc tới bức tranh phân bố của nhiều ngành sản xuất, nhất là các ngành đòi hỏi nhiều chi phí vận tải trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
- Do sự tiến bộ của giao thông vận tải, nên dân cư không cần tập trung nơi công sở (nơi họ làm việc.) hay gần các trung tâm thành phố, nơi cung cấp các dịch vụ đa dạng. Họ có thể ở xa hơn tại các vùng ngoại thành, cách xa nơi làm việc hàng chục km mà vẫn đi về hàng ngày. Chính điều này làm cho các thành phố lớn có thể phát triển rộng trên không gian và phát triển nhanh. Còn ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, cũng nhờ có giao thông vận tải mà có thể di dân với quy mô lớn đến khai khẩn tài nguyên...
1. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
– Đô thị đầu tiên của VN là thành Cổ Loa, sau này xuất hiện Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến. Những năm 30 của thế kỉ XX mới có Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
– Sau CM T8 – 1954 đô thị phát triển chậm, ít thay đổi
– 1954 – 1975: đô thị hóa phát triển theo 2 xu hướng
+ Miền B: đô thị hóa gắn liền với CNH
+ Miền N: đô thị hóa chủ yếu phục vụ chiến tranh
– Từ 1975 – Nay: đô thị hóa chuyển biến tích cực, gắn với quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên mức độ còn thấp so với các nước trên thế giới
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng
Tỉ lệ dân thành thị có tăng, nhưng chậm và còn thấp so với các nước trong khu vực: 1990: 12,9% đến 2005 được 26,9%
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
– Số lượng đô thị lớn nhất là Trung du miền núi phía B, sau là ĐB sông Hồng, sông Cửu Long. Ít nhất là Tây Nguyên, ĐNB và BTB
– Số dân TT lớn nhất là ĐNB, sau là ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long
2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT – XH nước ta
– Mặt tích cực:
+ Đô thị hóa tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu KT
+ Các đô thị đóng góp lớn vào GDP nước ta, đặc biệt là CN và DV
+ Đô thị còn là thị trường tiêu thụ lớn, tập trung đông lực lượng lao động có trình độ, có sức hút đầu tư
+ Đô thị có khả năng tạo việc làm
– Mặt tiêu cực: ô nhiễm MT, an ninh trật tự xã hội phức tạp.
Giải thích : Mục III, SGK/97 địa lí 10 cơ bản