K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2024

Hành vi an toàn:
2) Vì hai bạn nhỏ đã thắt dây an toàn khi ngồi trên xe
5) Vì bạn nhỏ đã quan sát và tuân thủ luật giao thông để qua đường.
Hành vi không an toàn
1) Khi đi xe lại không chú ý tập trung phía trước
3) Các bạn nhỏ đã chơi đùa giữa đường lớn, nơi có nhiều xe cộ lưu thông
4) Bạn nhỏ đã qua đường mà không quan sát

31 tháng 1 2024

- Sau khi quan sát, em thấy gia đình bạn nhỏ gồm có ông bà, cha mẹ, hai anh em bạn nhỏ.
- Vì gia đình là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, là nơi chúng ta được yêu thương, quan tâm và chăm sóc. Gia đình là nền tảng vững chắc để chúng ta phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần.

31 tháng 1 2024

- Khi lạc nhà, thỏ con bị một con chó sói đuổi bắt, sau đó co rúm người lại vì sợ và đói.
- Nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người thân thì trẻ em có thể gặp phải những vấn đề về thể chất, tinh thần và tâm lý.
- Em rất may mắn khi được sinh ra trong một gia đình đầy yêu thương. Cha mẹ và anh chị em luôn quan tâm, chăm sóc em từ khi còn nhỏ. Sự quan tâm, chăm sóc của gia đình đã giúp em phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

31 tháng 1 2024

- Hành động nên làm: 1, 2, 4.
Vì:
1)  Xà phòng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi tay nhanh chóng và hiệu quả.
2) Lau tay để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và các chất gây ô nhiễm khác khỏi tay. 
4) Móng tay dài có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Bạn nên cắt móng tay thường xuyên để giữ cho móng tay sạch sẽ và ngắn gọn.

- Không nên làm: 3
Vì:
- Tay của chúng ta là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn
- Bốc đồ ăn bằng tay không có thể làm lây lan vi khuẩn từ tay sang thức ăn.

 Người dưới 12 tuổi có bị xử lý vi phạm hành chính không?   Tải về Luật xử lý vi phạm hành chính 2012Người dưới 12 tuổi có bị xử lý vi phạm hành chính không?Theo quy định Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì: "1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành...
Đọc tiếp

 

Người dưới 12 tuổi có bị xử lý vi phạm hành chính không?

 

 

 Tải về Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Người dưới 12 tuổi có bị xử lý vi phạm hành chính không?

Theo quy định Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:

 

"1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

 

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

 

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

 

b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;"

 

Theo quy định trên thì người dưới 12 tuổi không thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, khi người dưới 12 tuổi vi phạm sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

 

Trân trọng!

4
21 tháng 12 2023

đăng lên lm j

1 tháng 2 2024

Hành vi của các bạn là sai và đang phá hoại tài sản chung của trường, của mọi người.

11 tháng 12 2021

Tuân thủ luật giao thông

11 tháng 12 2021

tham khảo:

 

Tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cả nước ta hiện nay thực sự là một thảm hoạ. Vì thế cần thiết toàn xã hội phải cùng chung sức, đồng lòng kéo giảm tai nạn giao thông. Để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông thì mỗi người hãy tự xem mình là một cảnh sát giao thông, để vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. Có như vậy thì số vụ tai nạn giao thông cũng như số người thương vong vì tai nạn giao thông mới có thể nhanh chóng kéo giảm. Về phần mình, tôi nghĩ 10 việc cần làm để có thể góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông như sau:

Một: Mọi người cần dán lên vách nhà Luật Giao thông đường bộ để hằng ngày, hằng giờ ta nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành. Đồng thời ta cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông.

Hai: Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt qua đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định… Đừng cho đó là chuyện nhỏ mà hãy xem đó là tội ác vì có thể gây thương vong cho bao người khác. Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu nên đi xe buýt hay các phương tiện công cộng khác cho an toàn.

Ba: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, bọn “đinh tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.

Bốn: Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con cái. Nếu như cha mẹ lái xe mô tô mà vượt đèn đỏ hay không đội mũ bảo hiểm thì làm sao con cái chấp hành tốt những quy định này. Cha mẹ cần quản lý con em mình,  không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.

Năm: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khoẻ lái xe, không cấp giấy phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.

Sáu: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông. Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Bảy: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Tám: Luôn có thái độ ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Thực tế đã có biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hoá như gây gổ, đánh nhau mà làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ tai nạn giao thông.

Chín: Nếu lỡ vi phạm Luật thì ta cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xử phạt của cảnh sát giao thông và cần rút kinh nghiệm để không vi phạm nữa.

Mười: Mong sao cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm; do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.

10 điều trên, theo tôi là rất đơn giản nhưng thiết thực, tôi mạo muội “hiến kế” để mong mọi người cùng nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Bởi lẽ, nếu như đa số người tham gia giao thông đều chấp hành nghiêm luật lệ giao thông, mà còn có một vài người thiếu ý thức, thì tai nạn vẫn tiếp tục xảy ra. Còn gì đau lòng hơn khi hằng ngày trôi qua chúng ta lại phải chứng kiến, nghe tin có bao người phải từ giã cuộc đời vì tai nạn giao thông. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban tổ chức cuộc thi đã tạo điều kiện cho bạn đọc khắp nơi hiến kế để góp phần kéo giảm tai nạn giao thông.

3 tháng 2 2024

Một cậu bé đang giới thiệu cho bạn mình về tủ đồ chơi của bản thân. Vì có nhiều đồ chơi và đẹp nên cậu bạn đã phải thốt lên: " Bạn có nhiều đồ chơi đẹp thế!". Nhân lúc cậu bé đang chơi hăng say, cậu bạn đã lén lút lấy đồ chơi và nhét vào túi. Khi phát hiện ra đồ chơi bị mất, cậu bé đã khóc rất nhiều. Về phần cậu bạn, mẹ đã biết và yêu cầu cậu phải trả lại món đồ chơi cho cậu bé.
- Hành động lấy đồ của cậu bạn là một hành động xấu. Theo em, chúng ta không nên tự ý lấy đồ người khác bởi vì làm như thế là chúng ta không tôn trọng họ và đang thể hiện bản thân chúng ta là người xấu.