K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2023

Điểm khác biệt giữa hai phong cách biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách nằm ở:

+ Quan hệ giữa người biểu diễn và người thưởng thức: Trong phong cách truyền thống, người diễn và người nghe có quen biết hoặc biết tiếng về nhau, còn trong phong cách phục vụ du khách, người dẫn chương trình sẽ làm cầu nối giữa đôi bên.

+ Độ am hiểu của người thưởng thức: Trong phong cách truyền thống, người nghe am hiểu về ca Huế, còn trong phong cách phục vụ du khách, người nghe không cần có hiểu biết rõ ràng về ca Huế.

+ Hoạt động đi kèm: Buổi biểu diễn truyền thống đi kèm hoạt động bình phẩm, đánh giá nghệ thuật, còn buổi biểu diễn phục vụ du khách đi kèm lời giới thiệu khái quát về ca Huế của người dẫn chương trình dành cho khán giả.

Trả lời các câu hỏi sau:1. Tác giả chú ý đến sự nổi bật nào của Huế?2. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?3. Thống kê các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của những làn điệu được nhắc đến trong bài?4. Thống kê những dụng cụ âm nhạc được nhắc đến trong bài văn?5. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?6. Ca Huế được...
Đọc tiếp

Trả lời các câu hỏi sau:
1. Tác giả chú ý đến sự nổi bật nào của Huế?
2. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?
3. Thống kê các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của những làn điệu được nhắc đến trong bài?
4. Thống kê những dụng cụ âm nhạc được nhắc đến trong bài văn?
5. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
6. Ca Huế được hình thành như thế nào?
7. Cách thức biểu diễn ca Huế có gì đặc sắc?
8. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về cách biểu diễn ca Huế?
9. Nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh?
10. Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế? (không gian, thời gian, con người?)
11. Em thấy cách thưởng thức ca Huế như thế nào?
                             ( Văn bản Ca Huế trên sông Huơng, Ngữ văn 7 tập 2)

0
Trả lời các câu hỏi sau:1. Tác giả chú ý đến sự nổi bật nào của Huế?2. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?3. Thống kê các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của những làn điệu được nhắc đến trong bài?4. Thống kê những dụng cụ âm nhạc được nhắc đến trong bài văn?5. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?6. Ca Huế được...
Đọc tiếp

Trả lời các câu hỏi sau:
1. Tác giả chú ý đến sự nổi bật nào của Huế?
2. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?
3. Thống kê các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của những làn điệu được nhắc đến trong bài?
4. Thống kê những dụng cụ âm nhạc được nhắc đến trong bài văn?
5. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
6. Ca Huế được hình thành như thế nào?
7. Cách thức biểu diễn ca Huế có gì đặc sắc?
8. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về cách biểu diễn ca Huế?
9. Nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh?
10. Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế? (không gian, thời gian, con người?)
11. Em thấy cách thưởng thức ca Huế như thế nào?
                             ( Văn bản Ca Huế trên sông Huơng, Ngữ văn 7 tập 2)

 

 

#Help_me

0
1 tháng 4 2022

Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người.

1 tháng 4 2022

Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người. 

1 tháng 4 2022

Có ai?

29 tháng 4 2022

Gợi ý:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khẳng định thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã.

* Thưởng thức ca Huế:

- Thời gian: thưởng thức vào đêm, khi ánh trăng đã lên cao.

- Không gian:

+Trên thuyền rồng, trang trí lộng lẫy.

+Xuôi dòng sông Hương đầy thơ mộng, trữ tình.

- Cảnh vật:

+Trăng lên cao, tỏa sáng bốn phương.

+Sóng vỗ mạn thuyền rì rào không ngớt

+Thiên Mụ mờ ảo trong sương càng làm tăng thêm không khí cho buổi thưởng thức âm nhạc.

+Tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng

=> Đây là bức phông nền hoàn hảo cho ca Huế cất lên.

- Con người

+Ca công: trẻ, trang trọng, duyên dáng

+Nhạc công: điêu luyện, trau chuốt, lay động chốn này

+Trút bỏ mệt mỏi, lo toan, hòa mình vào không gian nghệ thuật.

+ Người nghe vừa thưởng thức âm nhạc vừa ngắm cảnh về đêm.

=> Cảm nhận cả chiều sâu nội tâm của con người Huế.        

=> Thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã, không chỉ giúp ta thư thái tâm hồn mà còn giúp mỗi người nghe hiểu hơn về con người và cuộc sống của đất Huế mộng mơ.

6 tháng 7 2021

Dân ca Huế rất đa dạng và phong phú với đầy đủ thể loại như hò, điệu lí, điệu nam,.. mỗi bản nhạc đều là kết tinh của tất cả ước mong, khát vọng của những con người gắn bó máu thịt với vùng đất Huế.

6 tháng 7 2021

Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, cách đàn, ca).

3 tháng 5 2022

2. Về nội dung:

a. Mở đoạn:

- Bút kí Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh đã giới thiệu cho người đọc biết một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch, tao nhã của xứ Huế.

- Đoạn văn được giới thiệu là đoạn kết của văn bản, đem đến cho người đọc một cảm nhận thật diệu kì về vẻ đẹp của Ca Huế trên sông Hương.

b. Thân đoạn:

Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm.

Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sánh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được.

- Sau đó , đoạn kết là thời gian kết thúc của cuộc hành trình ca Huế trên sông Hương, trời đêm đã về sáng.

- Đoạn văn lấy động tả tĩnh. Nếu không gian, thời gian, cảnh vật không êm đềm, lắng đọng, ngưng kết thì làm sao nghe nổi tiếng gà, tiếng chuông chùa gọi năm canh, lời ca, tiếng nhạc vẫn đầy ắp trong khoang thuyền?

- Từ đó cảm nhận được chiều sâu văn hóa, lịch sử Huế, con người xứ Huế.

=> Có thể nói người thưởng thức ca Huế phải biết vận động các giác quan: nghe, nhìn và cảm nhận… mới thấy hết được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật xứ Huế.

c. Kết đoạn:

- Qua đoạn trích, người đọc có thể thấy ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch, tao nhã, sang trọng.

- Đoạn văn cũng cho ta thấy tác giả là một người có tâm hồn lãng mạn, tinh tế, nhạy cảm, có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về nghệ thuật ca Huế, về vẻ đep tâm hồn người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu…