Soạn bài: Phong cách Hồ Chí Minh

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

29 tháng 1 2018

ko cần

13 tháng 3 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:
- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…;
- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;
- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;
Hơn nữa, trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hoá, Hồ Chí Minh đã thể hiện một phương châm đúng đắn: “đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản,… Những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn, tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại một cách có phê phán dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Nói ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại là như thế.
2. Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;
 - Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;
- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
3. Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:
- Giản dị mà không kham khổ;
- Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.
4. Những biện pháp được sử dụng nhằm làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh trong bài văn:
- Sử dụng lập luận: tiêu biểu là ở đoạn nói về vốn tri thức văn hoá sâu rộng và phương châm học hỏi của Hồ Chí Minh;
- Phân tích thực tế: những biểu hiện cụ thể trong lối sống của Bác;
- Thủ pháp tương phản: chủ tịch nước - bình dị, mộc mạc; tri thức văn hoá phương Đông - tri thức văn hoá phương Tây; rất truyền thống, rất Việt Nam - rất hiện đại, nhân loại.
- So sánh: Hồ Chủ Tịch - vị tiên siêu phàm, các hiền triết ngày xưa (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).
9 tháng 6 2016

I.                  TÌM HIỂU TÁC PHẨM

1.Xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam", Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.

 

2. Tác phẩm:

Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

 

3. Tóm tắt:

Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

 

 II.               TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào ? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy ?
-Vốn kiến thức sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh :

+ Nói được nhiều thứ tiếng : Pháp, Anh, Hoa, Nga,...
+ Làm nhiều nghề
+ Học hỏi đến mức uyên thâm
-Người có được vốn kiến thức sâu rộng đến vậy vì:
+ Người đã đi nhiều, tiếp xúc nhiều
+ Lao động để học hỏi
+ Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài, dám phê phán, khen ngợi; nhưng tinh hoa văn hóa dân tộc vẫn không bị xói mòn.

 

2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
- Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác
- Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,...

 

3. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa thanh cao và giản dị ?
- Giản dị:
+ Nơi ở và làm việc: đơn sơ và giản dị: nhà sàn nhỏ bằng gỗ với vài căn phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ. Đồ dùng đơn sơ => Nơi sống không thể tưởng với tư cách là "vua" của một nước, là một vị Chủ tịch, một nhà lãnh đạo cao cả.
+ Trang phục: hết sức giản dị, ít ỏi: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
+ Ăn uống: đạm bạc: những món ăn dân tộc không một chút cầu kỳ như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
-Thanh cao:
+ Không phải lối sống khắc khổ của con người tự vui trong cảnh nghèo khó
+ Không phải cách thần thánh hóa làm cho khác đời, hơn đời
+ Cách sống của Người như một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại cuộc sống thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

 

 
22 tháng 2 2016

Bài thứ nhất

I- Gợi ý

1.Xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam", Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.

 

2. Tác phẩm:

Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

3. Tóm tắt:

Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

 

II – Giá trị tác phẩm

Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết:

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá…

Đó là những câu thơ viết về Bác trong thời gian đầu của cuộc hành trình cứu nước gian khổ. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa có ý khái quát sâu xa. Sự đối lập giữa một viên gạch hồng giản dị với cả một mùa đông băng giá đã phần nào nói lên sức mạnh và phong thái của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Sau này, khi đã trở về Tổ quốc, sống giữa đồng bào, đồng chí, dường như chúng ta vẫn gặp đã con người đã từng bôn ba khắp thế giới ấy:

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Còn nhiều, rất nhiều những bài thơ, bài văn viết về cuộc đời hoạt động cũng như tình cảm của Bác đối với đất nước, nhân dân. Điểm chung nổi bật trong những tác phẩm ấy là phong thái ung dung, thanh thản của một người luôn biết cách làm chủ cuộc đời, là phong cách sống rất riêng: phong cách Hồ Chí Minh.

Với một hệ thống lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng vừa cụ thể vừa giàu sức thuyết phục, bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hoà của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.

Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả. Để lí giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại, tác giả đã dẫn ra cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới… Kết luận được đưa ra sau đó hoàn toàn hợp lô gích: "Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh… Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu cái đẹp và cái hay…". Đó là những căn cứ xác đáng để lí giải về tính nhân loại, tính hiện đại – một vế của sự hoà hợp, thống nhất trong phong cách Hồ Chí Minh.

Ngay sau đó, tác giả lập luận: "Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại..".

Đây có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính nói trên. Trong thực tế, các yếu tố "dân tộc" và "nhân loại", "truyền thống" và "hiện đại" luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả: đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó.

 

Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến: đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp đã từng đi vào thơ ca như một huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là với các em thiếu nhi… cũng đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam. Với những dẫn chứng sống động ấy, thủ pháp liệt kê được sử dụng ở đây không những không gây nhàm chán, đơn điệu mà còn có tác dụng thuyết phục hơn hẳn những lời thuyết lí dài dòng.

Trong phần cuối bài, tác giả đã khiến cho bài viết thêm sâu sắc bằng cách kết nối giữa quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống "giản dị và thanh đạm" của Bác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm – các vị "hiền triết" của non sông đất Việt:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…

Đây cũng là một yếu tố trong hệ thống lập luận của tác giả. Dẫu các yếu tố so sánh không thật tương đồng (Bác là một chiến sĩ cách mạng, là Chủ tịch nước trong khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh
cuộc sống sôi động bên ngoài) nhưng vẫn được vận dụng hợp lí nhờ cách lập luận có chiều sâu: "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".

Bài văn nghị luận này giúp chúng ta hiểu sâu thêm về phong cách của Bác Hồ -vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá của thế giới.

22 tháng 2 2016

Bài 2

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:

- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…;

- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;

Hơn nữa, trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hoá, Hồ Chí Minh đã thể hiện một phương châm đúng đắn: “đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản,… Những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn, tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại một cách có phê phán dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Nói ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại là như thế.

2. Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;

 - Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;

- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

3. Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:

- Giản dị mà không kham khổ;

- Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.

4. Những biện pháp được sử dụng nhằm làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh trong bài văn:

- Sử dụng lập luận: tiêu biểu là ở đoạn nói về vốn tri thức văn hoá sâu rộng và phương châm học hỏi của Hồ Chí Minh;

- Phân tích thực tế: những biểu hiện cụ thể trong lối sống của Bác;

- Thủ pháp tương phản: chủ tịch nước - bình dị, mộc mạc; tri thức văn hoá phương Đông - tri thức văn hoá phương Tây; rất truyền thống, rất Việt Nam - rất hiện đại, nhân loại.

- So sánh: Hồ Chủ Tịch - vị tiên siêu phàm, các hiền triết ngày xưa (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Viết về "phong cách Hồ Chí Minh", tác giả đưa ra luận điểm then chốt : Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về những chặng đường hoạt động cách mạng, ngôn ngữ và về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

Cần chú ý đọc bài văn bằng giọng chậm rãi, trang trọng, chú ý nhấn mạnh những câu thể hiện chủ đề:

- "Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhièu nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây".

- "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại"...

 

- "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ… là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".

Phong cách Hồ Chí Minh
1.Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
- Khẳng định: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” Tác giả muốn nói rằng vốn chi thức văn hoá sâu sắc của Bác ít có ai sánh kịp.
- Để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
+ Đi nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hoá cả phương Tây và phương Đông.
+ Học tập ngôn ngữ nước ngoài. Nói và viết thạo nhiều tiếng: Pháp, Anh, Nga, Hoa…
- Làm nhiều nghề ở nhiề nước, qua công việc, lao động với sự cần cù chịu khó học tập ở mọi lúc mọi nơi qua đó bác đã tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm.
- Nền tange văn hoá dân tộc tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Học tập những cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những cai hạn ch, tiêu cực.
- Tất cả những ảnh hượng quốc tế được Bắc nhào nặn với văn hoá dân tộc trở thành một phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũn rất mới và hiên đại.
- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại.
2.Vẻ đẹp trong lối sống và sinh hoạt của Bác.
- Là một vị chủ tịch nước:
+ Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp. Trang phục của Bác rất giản dị.
+ Ăn uống: Đạm bac, cà muối, cá kho, rau luộc.
- Bằng phương pháp thuyết minh giản dị với những từ ngữ chỉ số ít, cách nói dân dã, biện pháp nghệ thuật liệt kê các biểu hiện rất cụ thể, gần gũi trong sáng và thanh cao gợi cho ta sự cảm phục mến yêu.
- Tác giả khẳng định: “ Tôi giám chác không có vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lạ sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.” Từ cách sống của Bác ta gợi nhớ tới các vị hiền triết : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…
+ Họ giống Bác: Đều là cuộc sống thanh cao giản dị hoà hợp với thiên nhiên.
+ Họ khác Bác: Bác sống hoà hợp với thiên nhiên để làm cách mạng. Còn các vị hiền triết sông với thiên nhiên để lánh xa vòng danh lợi, cuộc sống bon chen. Các vị hiền triết là những con người thời trung đại nên điều kiện đi lại và giao lưu chưa nhiều như Bác nên chủ yếu tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc và phương Đong. Còn Bác do điều kiện lịch sử nên được tiếp xúc nhiều nền văn hoá của các châu lục khác: như châu Âu, châu Phi.
=> Người đã có sự kết tinh những tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc tạo ra một phong cách sống đó là phong cách Hồ Chí Minh.

16 tháng 1 2018

  Trong những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ đầy gian khổ, gương mặt người tưởng chỉ còn ám đầy bụi đường và khói thuốc súng. Nhưng không, ở đó vẫn luôn ánh lên ngọn lửa của yêu thương ấm áp. Con người Việt Nam như nhà thơ Tố Hữu từng ngợi ca: “...những con người Việt Nam đẹp nhất / Biết căm thù và cũng biết yêu thương”.       Và một trong những tình cảm yêu thương thiêng liêng nhất là tình phụ tử. Viết về đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một “Chiếc lược ngà” thật cảm động. Tình cảm của cha con ông Sáu dành cho nhau trong truyện ngắn này đã giúp người đọc hiểu thêm nhiều điều quý báu về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh.       Tác phẩm ra đời năm 1966, lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Mĩ của đồng bào Nam Bộ. Khi đi kháng chiến, ông Sáu có một đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Chiến trường ác liệt, ông chỉ được nhìn con qua những tấm ảnh nhỏ mà thôi. Tình cảm của ông dành cho con dồn nén, ấp ủ bấy nhiêu năm chi chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Và giờ đây, khi trở về, vừa xuống thuyền, thấy một đứa bé chừng bảy, tám tuổi, tóc ngang vai thì ông Sáu biết ngay đó là con mình. Chưa chờ xuồng cập bến, ông đã nhún chân nhảy thót lên bờ, vội vàng bước những bước dài rồi kêu: "Thu! Con!". Dường như chính lúc này đây, trái tim của người cha tội nghiệp reo lên đầy sung sướng và ông khao khát sự đáp lại nồng nàn của con: nó cũng sẽ lao đến ôm ông và la lên “Ba! Ba!” chẳng hạn...! Nhưng con bé lại đầy ngơ ngác, lạ lùng, không biết đó là ai. Còn ông Sáu thì vẫn đầy xúc động miệng nói không thành lời, giọng lặp bặp: "Ba đây con"! Lúc đó chính là lúc cái tình của người cha lên đến đỉnh điểm và không thể toát ra bằng lời vì ông đâ quá xúc động. Việc bé Thu sợ hãi chạy ào đi như một gáo nước lạnh dội mạnh vào trái tim đang nóng bỏng của ông Sáu. ông đứng sững lại đầy sững sờ, thảng thốt.        Những ngày sau đó, ông Sáu vẫn cố gắng để con nhận ra mình là cha. Cả ngày ông chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở bên con, săn sóc, vỗ về con. Song càng vỗ về bao nhiêu con bé lại càng đẩy ông ra bấy nhiêu. Ông chỉ mong có một điều là được gọi mình một tiếng "Ba". Chỉ một tiếng "Ba" mà thôi! Nhưng chẳng có điều gì khác ở con gái ông ngoài sự thờ ợ, lạnh lùng thậm chí là thù ghét. Những hành động của ông Sáu giúp đỡ con hay vỗ về nó đều bị con bé phản ứng lại. Chỉ có tình cha sâu nặng mới giúp ông kiên trì vượt qua điều đó. Đến một bữa cơm, khi ông gắp trứng cá to, vàng bỏ vào bát nó thì bất thần con bé hất ra, cơm văng tung toé và không kịp suy nghĩ gì ông đã đánh một cái vào mông nó. Ông Sáu hẳn đã vô cùng ân hận vì giây phút nóng nảy đó của mình.       Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Giờ đây ngày chia tay bà con làng xóm ông định mang theo nỗi buồn đó. Nhưng trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông: "Ba... a...a... ba". Tiếng "Ba" đó là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Tiếng "Ba" với nó là điều khát khao hơn mọi đứa trẻ khác vì ngay từ nhỏ nó đã không có tình yẻu thương của cha. Giờ đây tiếng "Ba" vang lên đầy tự nhiên, ngỡ ngàng trong giây phút cuối cha con chia tay. Và bây giờ nó muốn có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Hoá ra, lí do nó không nhận ba là do vết thẹo oan nghiệt đó - vết thẹo do kẻ thù của gia đình nó, của đất nước đau thương này gây ra. Nhưng vừa nhận ra thì cũng là lúc phài chia tay. Sung sướng xen lẫn xúc động, ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa mua cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.         Ở chiến trường tuy chiến tranh đầy ác liệt nhưng ông vẫn cố công làm bằng được chiếc lược ngà. Trong khi làm, ông Sáu cảm thấy vui vui như đứa trẻ nhận được quà. Ông cố gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công như người thợ bạc. Khi chiếc lược được làm xong ông cảm thấy sung sướng vì mình như đã thực hiện được phần nào lời hứa. Sau đó ông lại khắc trên sống lưng chiếc lược "Yêu nhớ tặng con Thu của ba". Hàng đêm nhớ con ông lại đem lược ra ngắm chải lên đầu cho lược thêm bóng, thêm mượt... Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức trăng trối, nhưng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy trong con người ông. Ông đưa chiếc lược cho Ba - một người đồng đội thân thiết và nhìn Ba hồi lâu như trăng trối rằng: "Hãy đưa chiếc lược này đến cho Thu. Cái nhìn đó có thể nói rằng đó là cái nhìn của sự nhờ cậy, tin cậy, gửi gắm cả tâm hồn ông qua đó. Tình cha con đầy thiêng liêng, cao quý trỗi dậy ngay cả khi con người ta đang dối mặt giữa sự sống và cái chết. Khi Ba nhận lời thì ông mới nhắm mắt.        Sau này, bác Ba đã gặp Thu - giờ đây là cô gái giao liên đầy dũng cảm và bác đã trao lại kỉ vật đó cho Thu.        Tình cảm ông Sáu dành cho con sầu nặng bao nhiêu, tình cảm Thu đành cho ba cũng nồng nàn bùng cháy bấy nhiêu.       Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết thẹo trên mặt ba. Bức ảnh cha cô mà cô khắc ghi bây lâu trong tâm khảm không có vết thẹo trên mặt như ông Sáu - người cứ nhận mình là cha bé! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt con người ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cầ mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành. Đến lượt mình, Thu cũng đáp lại tình cảm của ba một cách cảm động. Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết thẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa." Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó, không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba!". Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người  nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.       Sau này, thấu hiểu sâu sắc nguyên nhân gây ra vết thẹo trên mặt cha, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.       Viết “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã không chỉ thành công khi thể hiện tình cảm cha con sâu sắc của những nhân vật trong tác phẩm. Truyện ngắn này còn giúp độc giả hiểu thêm về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong kháng chiến.       Chiến tranh đã chia lìa hầu như tất cả những gia đình người Việt: người miền Bắc có con em vào Nam đánh Mĩ, người miền Nam có chồng con ra trận... Và vì thế, thời gian họ gặp gỡ nhau được tính bằng đơn vị là số lần trong một năm thậm chí là hàng chục năm. Nhưng không vì thế mà tình cảm nhạt phai, họ không bị thời gian làm cho “xa mặt cách lòng”. Ngược lại, thời gian như lửa thử những tấm lòng vàng để sương khói qua đi chỉ còn những tấm lòng trung trinh son sắt. Sau bao nhiêu năm, tình cảm vợ chồng của ông Sáu vẫn mặn mà, lưu luyến. Đặc biệt, tình cảm cha con của ông nồng nàn, bỏng cháy. Bé Thu luôn ghi sâu vào tâm hồn thơ ngây bé bỏng của mình hình ảnh người cha trong tấm ảnh nhỏ nên kiên quyết gạt bỏ người "cha giả” mà cả gia đinh, làng xóm thừa nhận cũng là người yêu thương chăm chút cho nó. Ông Sáu hẳn cũng luôn nghĩ về con, tường tượng về con thế nên sau gần chục năm không gặp lại vừa nhìn thấy bé Thu đã nhận ngay ra đó là con mình. Đặc biệt, giây phút hai cha con ôm xiết lấy nhau lần cuối trong đời hẳn khiến không ít người rơi lệ... Tình cảm gia đình là vậy. Đó là sợi dây thiêng liêng mỏng manh mà bền chặt. Bom đạn chiến trường có thể phá vỡ những toà nhà, huỷ diệt những thành phố; gian khổ có thể hành hạ, có thể bào mòn từng tế bào, từng mạch máu nhưng chúng không thể phá huỷ dù chỉ là xây xước sợi dây long lanh kì diệu kia.       Đời sống tình cảm những gia đình Việt Nam trong chiến tranh phải chịu nhiều thử thách, hiểm nguy nhưng vẫn ấm áp, nồng nàn và cảm động. Điều đó khiến người đọc biết phải nâng niu hơn hạnh phúc gia đình mình đang có...       “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đi vào lòng người trước hết không phải vì những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tinh tế mà bời sự giản dị, mộc mạc và rất chân thật, tự nhiên của tình phụ tử. Cảm nhận sâu sắc tư tưởng của thiên truyện, ta đã hiểu thêm những điều thiêng liêng, cảm động trong đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh hiểm nguy và gian khổ.

 

16 tháng 1 2018

 Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ nên trong văn thơ của ông có cái chất hồn hậu, mộc mạc mà thấm tình người như chính con người Nam Bộ vậy. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ gay gắt, quyết liệt ở chiến trường miền Nam. Trong không khí chiến tranh, tình cảm cha con trong truyện ngắn được nhà văn làm nổi bật tạo sự xúc động mãnh liệt cho người đọc. Trong các nhân vật trong truyện ngắn, hình ảnh người cha, tức ông Sáu thật khiến người đọc cảm thấy thật bình dị song cũng thật đẹp, tình yêu ông dành cho bé Thu làm lay động tâm hồn của độc giả.

Ông Sáu sau tám năm chiến đấu ở chiến trường, khi được nghỉ phép về thăm nhà, lòng ông nôn nao vì biết sắp được gặp con gái của mình, khi ông đi, con gái của mình mới được hơn một tuổi. Vì vậy,lần này trở về không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, mong chờ. Có lẽ, tình cảm cha con thiêng liêng khiến ông nhận ngay ra bé Thu khi thuyền vừa mới cập bến, đó là một đứa bé khoảng lên chín, lên mười đang chơi ở gốc xoài. Sự xúc động, vui sướng khiến ông nghẹn ngào gọi tên con: “Thu! con” . Sự nôn nóng, xúc động của ông Sáu ta hoàn toàn có thể hiểu được. Với một người cha mà nói, sự xa cách, biệt li suốt tám năm ròng với chính đứa con gái mình hết mực yêu thương, nay được gặp lại vừa là niềm vui đoàn viên, vừa là niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Tuy nhiên, mọi niềm vui của ông Sáu dường như không được lâu, bởi ngay sau đó, khi ông “bước tới vừa đưa tay đón chờ con” thì bé Thu không chạy lại ôm chặt lấy ông như ông từng mường tượng mà còn bé “tròn mắt nhìn”, cái nhìn “vừa lạ lùng, vừa ngơ ngác”. Sự xúc động làm cho vết thẹo trên mặt của ông “giật giật”, giọng nói run run không còn kìm chế được được sự xúc động: “Ba đây con! Ba đây con”. Vì sự nôn nóng, biểu hiện có phần gấp gáp, vồ vập của ông Sáu, lại thêm vết sẹo đỏ ửng trên mặt giật giật khiến cho bé Thu hoảng sợ , bé đã chạy đi, vừa chạy vừa kêu thét “má! Má”. Bé Thu là một đứa trẻ, trước mặt có người lạ, lại có phần đáng sợ bởi vết sẹo trên mặt, sự hoảng hốt của bé, ông Sáu cũng phần nào hiểu được.

Nhưng bởi vì quá hi vọng vào cuộc đoàn viên hạnh phúc này nên khi bị bé Thu khước từ đón nhận, hoảng sợ chạy vụt đi thì ông Sáu đã “ngạc nhiên, đau đớn và hụt hẫng”. Sự đau khổ của người cha bị chính con mình từ chối thừa nhận được nhà văn Nguyễn Quang Sáng miêu tả rất xúc động : “đau đớn khiến mặt anh sầm lại…hai tay buông thỏng như bị gãy”. Người cha náo nức vì niềm vui được gặp con gái,muốn ôm con vào lòng với tất cả sự âu yếm dành dụm bao năm xa cách nhưng lại bị đứa con hoảng sợ, chối từ. Đó chẳng phải nỗi đau đớn, tuyệt vọng nhất của một người cha hay sao?

Hai ngày ở nhà, ông Sáu cũng chẳng dám đi đâu xa, cứ quanh quẩn tìm mọi cách để được gần con, mong mỏi sự đón nhận của bé Thu. Tuy nhiên, hiện thực diễn ra khiến ông vô cùng đau lòng, bé Thu không những nhất quyết không chịu nhận ông, mà một chút quan tâm, chút lễ phép đối với ông cũng không có. Khi được má sai vào gọi ba xuống ăn cơm, bé Thu cũng gọi cộc lốc, trống không, gọi chỉ vì bắt buộc phải làm vậy: “cơm chín rồi”.Lúc ấy ông Sáu “vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Tuy là cười đấy, nhưng sao nụ cười này thật buồn, còn man mác sự thất vọng, bất lực, khổ tâm của người cha. Vì dù bao nhiêu cố gắng đi nữa thì cũng đều vô vọng, chính đứa con gái ruột thịt mình yêu quý đều một mực khước từ, thậm chí còn phủ nhận sự xuất hiện của ông.

15 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

1.

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...

2.

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

4 tháng 9 2018

lỗi nha , mk mới có lớp bảy thôi