Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa"
k mình nha
Trung thực: cây ngay ko sợ chết đứng
đoàn kết ; một cây làm chẳng lên non
ba cây chụm lại thành hòn núi cao
nhân hậu;lá lành đùm lá rách
tự trọng; chết vinh còn hơn sống nhục
nhân hậu:một miếng khi đói bằng một miếng khi no
đoàn kết:một con ngựa đau cả bỏ cỏ
BA LƯỠI RÌU
Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.
Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.
Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:
-Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?
Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:
-Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!
Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:
-Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.
Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:
– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:
– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.
Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:
-Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:
-Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ
Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:
-Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!
Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:
-Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.
Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:
-Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.
Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.
Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.
Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.
Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:
-Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?
Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:
-Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!
Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:
-Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.
Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:
– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:
– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.
Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:
-Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:
-Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ
Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:
-Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!
Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:
-Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.
Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:
-Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.
Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.
Nơi đây có một số dân tộc sống ở nhà sàn. Họ làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ. Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa… Bếp được đặt ở giữa nhà không chỉ là nơi đun nấu mà còn để sưởi ấm khi mùa đông giá rét.
k mình nhé
Mô tả nhà sàn của người dân miền núi là : Nhà được làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa…Bếp được đặt ở giữa nhà (đun nấu và sưởi ấm). Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói
vào một buổi sang mùa thu mát mẻ,khi tôi đang tập chạy ở trên bờ sông thì chị thỏ chạy đến mỉa mai tôi :
- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy.
Tôi đáp :
-chị đừng chế giễu tôi ! Chị với tôi thử chạy thi coi ai hơn !
Thỏ ngạc nhiên :
-rùa mà dám chạy thi với thỏ sao ? Ta chấp chú em một nửa đường đó !
-------------------------------- Tả cây phượng -------------------------- :))
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
I – Đặc điểm môi trường tự nhiên xã hội
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam. Đây được coi là cái nôi của văn hoá-lịch sử dân tộc. Xét về lãnh thổ vùng này có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sống Thái Bình và sông Mã. Như vậy thì có thể xác định vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vùng văn hoá có những điểm không đồng nhất với vùng hành chính, vùng quân sự… Việc xét Thanh-Nghệ-Tĩnh vào vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ là dựa trên những căn cứ về văn hoá và lịch sử.
Về vị trí địa lí vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính : Tây-Đông và Bắc-Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi v.v…
Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khác. Đồng bằng Bắc Bộ có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác. Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm .
Một đặc điểm nữa là môi trường nước, đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt : mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình.
II. Đặc trưng văn hoá vùng Châu thổ Bắc bộ
Như đã trình bày ở trên, Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau : Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ. Sự lan truyền ấy, một mặt chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt, một mặt chứng tỏ sự sáng tạo của người dân Việt. Trong tư cách ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, nhưng lại có những nét riêng của vùng này
1. Đặc trưng môi trường xã hội
Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy. Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân “xa rừng nhạt biển” – chữ dùng của PGS, PTS Ngô Đức Thịnh- Nói khác đi là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Hàng ngàn năm lịch sử, người nông dân Việt không có việc đánh cá được tổ chức một cách quy mô lớn, không có những đội tàu thuyền lớn. Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là các làng làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối.Ngược lại, Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản. Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất chú trọng. Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm được đưa lên hàng đầu như một câu ngạn ngữ: nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền.
Dù sao, phương thức canh tác chính của cư dân đồng bằng sông Hồng vẫn là trồng lúa nước (khoảng 82% diện tích trồng trọt cây lương thực). Tuy nhiên, cùng cây lúa, diện mạo cây trồng ở Bắc Bộ còn nhiều loại cây khác phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa.
Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công. ở đồng bằng sông Hồng, trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao. Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng .v.v…
Mặt khác những người nông dân này lại sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng quê. Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông, nói như PGS. Nguyễn Từ Chi một biển tiểu nông tư hữu. Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công, đất công nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ. Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây “nhạt nhòa” – chữ dùng của PGS. Nguyễn Từ Chi, chưa phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tư cấp tự túc, một tâm lí bình quân, ảo tưởng về sự “bằng vai”, “bằng vế” như kiểu câu tục ngữ “giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần”. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng v.v…, mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng xã. Các hương ước, hay khoán ước này là những quy định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về sản xuất và bảo vệ môi trường đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ. Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ.
2. Đặc trưng văn hoá vật chất
– Văn hoá cư trú (nhà ở). Hàng ngàn năm lịch sử, người dân Việt đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo, đồng bằng như ngày nay, bằng việc đào mương, đắp bờ, đắp đê. Biết bao cây số đê cũng được tạo dựng dọc các triền sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Nói cách khác, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là kết quả của sự chinh phục thiên nhiên của người Việt. Trong văn hóa đời thường, sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước chính được tạo ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này. Nhà ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển. PGS, PTS. Nguyễn Khắc Tụng đã thống kê được 10 loại nhà vì kèo khác nhau, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền như xi măng, sắt thép. Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan.
– Văn hoá ẩm thực (ăn – uống). Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác : cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa phải là thức ăn chiếm ưu thế. Cư dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía Nam như Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam Bộ lại không có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm.
– Văn hoá trang phục. Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ đó là màu nâu. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sống. Đàn bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm. Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. Ngày nay y phục của người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều.
– Di sản vật thể khác. Nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa có một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa. Các di tích khảo cổ, các di sản văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương. Đền, đình, chùa, miếu v.v…, có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài như đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng v.v…
3. Đặc trưng văn hoá tinh thần
Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, các di sản văn hóa vô thể của đồng bằng Bắc Bộ cũng khá đa dạng và phong phú.
Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng,mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn truyện trạng ở Bắc Bộ như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn v..v.. sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác. Có những thể loại chỉ ở Bắc Bộ mới tồn tại, kiểu như thần thoại. Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối v.v… Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt Bắc Bộ. Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề v.v…, có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ. Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ Hội – một ra thành lễ hội mùa xuân, một ra thành lễ hội mùa thu. Dù thuộc loại nào, khởi nguyên, các lễ hội ấy đều là các hội làng của cư dân nông nghiệp, nói khác đi là các lễ hội nông nghiệp. Tiến trình lịch sử đã lắng đọng ở đây những lớp văn hóa, khiến cho trên lát cắt đồng đại, khó nhận ra gương mặt ban đầu của lễ – hội nông nghiệp. Tuy nhiên, những trò diễn trong các lễ hội vẫn gợi lại các nghi lễ nông nghiệp. Chẳng hạn như các lễ thức thờ Mẹ Lúa, cầu mưa, thờ thần mặt trời, các trò diễn mang tính chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng âm vật, dương vật v.v… Chính vì vậy mà lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ có thể ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Với cư dân ở làng quê Việt Bắc Bộ, lễ hội là môi trường cộng cảm văn hóa, “công mệnh” – chữ dùng của PGS, PTS. Ngô Đức Thịnh – về mặt tâm linh. Cùng với văn hoá dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ theo GS. Đinh Gia Khánh còn là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học” . Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ. Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục. Năm 1078, Văn Miếu đã xuất hiện, năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài v.v.. đã tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hóa tầm cỡ trong nước, ngoài nước. GS. Đinh Gia Khánh nhận xét : “Trong thời kì Đại Việt, số người đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số thì cao hơn rất nhiều so với các nơi khác. Trong lịch sử 850 năm (l065-1915) khoa cử dưới các triều vua, cả nước có 56 trạng nguyên thì 52 người là ở vùng đồng bằng miền Bắc”. Thời thuộc Pháp, Hà Nội là nơi có các cơ sở giáo dục, khoa học, thu hút các trí thức mọi vùng. ở thời hiện đại, PGS, PTS. Ngô Đức Thịnh nhận xét : “Với đội ngũ trí thức mới, không những ở đây là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (90% các viện nghiên cứu và 64% các trường đại học), mà đội ngũ trí thức cũng tập trung đông đảo nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả nước.!”
Lễ hội đồng bằng Bắc bộ
Chính sự phát triển của giáo dục ở đây tạo ra sự phát triển của văn hóa bác học, bởi chủ thể sáng tạo nền văn hóa bác học này chính là đội ngũ trí thức được sinh ra từ nền giáo dục ấy Đội ngũ này, tiếp nhận vốn văn hóa dân gian, vốn văn hóa bác học Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây, tạo ra dòng văn hóa bác học. Xin đơn cử, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chính là sản phẩm được tạo ra từ quá trình sáng tạo của trí thức, thể hiện rõ đặc điểm này. nói đến văn hóa bác học, không thể không kể đến văn học nghệ thuật. Những tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương v.v… đều trưởng thành và gắn bó với vùng văn hóa này.
Hơn nữa, nói tới vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, là nói tới một vùng văn hóa mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra lâu dài hơn cả và với nội dung phong phú hơn cả. Thực ra, quá trình tiếp biến văn hóa là đặc điểm chung của văn hóa Việt Nam, hay nói như trây là sự không chối từ, nhưng ở châu thổ Bắc Bộ, nhận xét của GS. Đinh Gia Khánh là nhận xét đúng.
Thời tiền sử và sơ sử, thời tự chủ, việc tiếp thu văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ trên địa bàn Bắc Bộ, có những nét riêng do vị thế địa – văn hóa, địa chính trị của nó quyết định. Thời thuộc Pháp, đồng bằng Bắc Bộ cũng là một trong những vùng chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây đậm nét hơn cả. Có thể đơn cử sự tiếp nhận Phật giáo của cư dân Việt Bắc Bộ. Là một tôn giáo sinh ra ở Ấn Độ, vào Bắc Bộ, Phật giáo đã chịu ảnh hưởng của các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã bản địa hóa thành Phật giáo dân gian. Sự phát triển của Phật giáo ở Bắc Bộ, vì thế sẽ khác với Phật giáo ở Nam Bộ.
Đồng thời với đặc điểm Bắc Bộ là cội nguồn văn hóa của các vùng Trung Bộ, Nam Bộ, và từ vùng đất cội nguồn này, văn hóa Việt phát triển ở mọi vùng khác. Vai trò “hướng đạo” của vùng văn hóa Bắc Bộ cũng rất rõ, khi đặt trong tơng quan với các vùng văn hóa khác.
Tóm lại, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đống thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng long – Hà Nội. Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định.
ban viet lai cau b nha
k cho mk
ở đây có nhiều câu b