Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. VƯỜN RAU, AO CÁ CỦA BÁC
Dưới những vòm cây xanh phía sau Phủ Chủ tịch là một mái nhà sàn nho nhỏ, xinh xắn. Dòng người vào thăm lặng đi trong bồi hồi, xúc động. Căn phòng thanh bạch đơn sơ, thoảng mùi hương vườn. Tất cả như nói với đồng bào xa gần rằng Bác vừa đi công tác đâu xa, nhưng Người cũng còn kịp ra ao vỗ gọi cho đàn cá lên ăn. Nhìn đàn cá chen nhau tìm mồi, cạnh đó là vườn rau tươi tốt, dễ gợi cho mọi người nhớ về những ngày Bác sống ở chiến khu Việt Bắc.
Cuộc sống ở Việt Bắc khó khăn gian khổ nhiều. Tuy vậy dù bận đến đâu Bác cũng không quên nhắc nhở, động viên các cán bộ tích cực tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống, giảm bớt khó khăn. Ngày ngày, sau giờ làm việc lại thấy Bác đi tăng gia. Quanh khu vực Bác ở, mấy luống rau xanh, vài hốc bầu bí mọc lên là niềm vui, nguồn thúc đẩy anh em cùng làm theo Bác. Rau của Bác và các đồng chí cán bộ trồng tốt, nhiều khi ăn không hết, Bác lại nhắc đem sang tặng các cơ quan bên cạnh.
Khi về sống giữa Thủ đô, Bác vẫn giữ nếp quen lao động.
Năm đầu mới hoà bình có biết bao công việc bận rộn, nhưng Bác vẫn tranh thủ thời gian để tăng gia. Khu vườn trong Phủ Chủ tịch, lúc đầu, ngoài những chỗ trồng cây cũ còn có những khoảng đất bỏ trống, cỏ mọc um tùm. Thấy vậy, Bác bảo các đồng chí cán bộ:
- Bác cháu ta nên tổ chức khai hoang để lấy đất trồng rau ăn và trồng hoa cho đẹp.
Nghe lời Bác, buổi chiều nào mấy Bác cháu cũng vác cuốc ra vườn. Một thời gian sau, thay cho những đám cỏ hoang trước kia là những luống rau bắp cải, su hào xanh tươi mơn mởn. Trước ngôi nhà ở đã thấy các loại hoa khoe sắc, toả hương thơm ngào ngạt, trông thật vui mắt.
Cạnh nhà Bác ở còn có một ao tù cạn nước. Một lần, sau khi đi tưới rau về, Bác chỉ xuống ao vui vẻ bảo:
- Các chú sửa cái ao cạn này đi để nuôi cá thì rất tốt.
Theo ý Bác, mấy hôm sau các đồng chí cảnh vệ đã bắt tay vào sửa ao. Hàng ngày Bác thường ra động viên mọi người làm việc, Bác còn đem cả thuốc lá ra đưa tận tay cho từng người.
Công việc gần xong, Bác bảo:
- Ao đào sâu thế này Bác cháu ta sẽ thả được nhiều loại cá, như thế là tận dụng được thức ăn, không phí. Còn ở quanh ao, các chú thấy nên trồng cây gì cho đẹp?
Mọi người bàn tán sôi nổi. Người thì nêu ý kiến nên trồng hoa, người lại bàn trồng dừa, có người lại bảo trồng chuối… Mỗi người một ý. Nghe xong, Bác ôn tồn nói:
- Ý các chú đều hay cả, nhưng theo Bác thì ở xung quanh ta nên trồng râm bụt, cạnh bậc lên xuống ao trồng dừa, Bác cháu ta lại nhớ đến miền Nam.
Một thời gian sau, dừa và râm bụt đã lên xanh. Dưới ao, từng đàn cá bơi lội tung tăng. Chiều chiều, sau giờ làm việc, Bác ra ao cho cá ăn. Sau tiếng vỗ tay nhè nhẹ của Bác, cá nổi lên tranh nhau đớp mồi.
Cá trong ao được Bác chăm sóc rất chóng lớn. Hàng năm cứ đến dịp Tết hoặc ngày lễ, Bác lại nhắc đánh cá để cho anh em cải thiện.
Đến thăm nhà Bác, đứng trước ngôi nhà, lòng ta bồi hồi xúc động bao nhiêu thì khi ra thăm vườn cây ao cá, thấy rau xanh tốt, cá trong ao vẫn sinh sôi nảy nở, từng đàn cá nổi đặc trên mặt ao đòi ăn rất đúng giờ, ta thấy vui vui. Và chính từ nơi đây, những chú cá xinh
QUÀ CỦA BÁC HỒ TẶNG CÁC CHÁU
Ngày Tết dương lịch năm 1960, mọi người lên Phủ Chủ tịch để chúc Tết Bác Hồ. Các cơ quan, đoàn thể trong nước, đoàn ngoại giao và ủy ban quốc tế đều đến đông đủ.
Vẫn trong bộ ka ki giản dị, với phong thái ung dung, chủ động, Bác đáp lễ vui vẻ và nói lời chúc mừng.
Sau tiệc ngọt, Bác cầm lấy một quả táo to cùng một túi kẹo đứng lên. Bác đi đến chỗ ông Đại tướng Ấn Độ và hỏi:
- Ngài Đại tướng có mang phu nhân sang đây không?
Vị Đại tướng râu hùm, hàm én, lẫm liệt oai phong là vậy mà lúc ấy, vì vô cùng xúc động trước vinh dự bất ngờ, bỗng lộ vẻ lúng túng, ấp úng đáp:
- Thưa Chủ tịch, cảm ơn Chủ tịch, tôi chỉ mang theo sang đây cháu trai năm nay chín tuổi.
- Thế thì Bác Hồ nói: Tôi gửi ông mang về cho cháu quả táo này và gửi cháu những cái hôn.
Mọi người đều xúc động và vô cùng cảm phục một cử chỉ vừa thân mật vừa tự nhiên của Hồ Chủ tịch.
Rồi quay lại phía khách nước ngoài, Bác nói:
- Tết nhất, ở nhà các vị chẳng thiếu thứ gì. Nhưng xin các vị hãy cầm lấy chút hoa quả ở trên bàn và mang về gọi là quà của Bác Hồ tặng các cháu ở nhà.
Cả phòng khách bỗng ồn ào nhộn nhịp hẳn lên. Khách nước ngoài khách trong nước ùa đến bàn tiệc, cầm lấy táo, lê, bánh kẹo, nét mặt hớn hở.
Nhà em ở khu vực nông thôn nên có những khoảng trống của đất rất rộng, vì vậy mà nhà em cũng như tất cả các cô, các bác trong thôn đều xây dựng cho mình một khu vườn thật rộng lớn, thoáng mát. Ở trong khu vườn đó sẽ được trồng rất nhiều loại cây, tùy theo sở thích của từng gia đình. Nhà em cũng có một khu vườn rất rộng với đủ loại cây cối, nuôi các loại vật nuôi hữu ích như: gà, vịt…. Em rất yêu khu vườn của nhà em vì nó rất đẹp và nó nó luôn mang đến cho em một cảm giác thoải mái, thư giãn sau mỗi ngày học tập mệt mỏi.
Có lẽ những bạn học ở thành phố sẽ trở nên vô cùng lạ lẫm với những khu vườn. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn, em sẽ giới thiệu qua về khu vườn nhà mình cũng như những khu vườn nói chung. Vườn là khoảng đất trống trong mỗi gia đình, ở đó thường là không gian ở trước hoặc sau ngôi nhà. Trong khu vườn thì những người nông dân sẽ trồng các loại cây ăn quả như: chuối, xoài, mít, cam… và cũng có thể trồng các loại rau ăn như: rau cải, rau muống, giàn bầu, giàn mướp; có thể đào ao thả cá, có thể xây chuồng để nuôi các loại gia súc, gia cầm như: vịt, gà, lợn, baba…
Nói chung, tùy theo sở thích cá nhân của mỗi gia đình mà những loài cây, con vật xuất hiện trong những khu vườn ấy cũng khác nhau. Còn đối với khu vườn nhà em thì có trồng trọt và cũng chăn nuôi rất nhiều loài vật dễ thương, đáng yêu. Khu vườn nhà em rất rộng, khoảng năm mươi mét vuông, nằm ở sau ngôi nhà của em. Để nuôi các loài vật nên bố em đã xây tường xung quanh khu vườn, trước hết có thể kể đến đó chính là các loại cây ăn quả. Vì vườn rộng nên bố em đã trồng rất nhiều loại cây ăn quả, cũng một phần vì chúng em rất thích ăn hoa quả tươi nên mỗi lần đi đâu đó thì bố em thường mang về một loài cây mới.
Nhà em trồng các loài cây như: xoài, bưởi, nhãn, vải, táo…màu nào thức ấy, hoa quả trong vườn nhà em ra quanh năm, vì vậy mà trong nhà, sau mỗi bữa cơm, gia đình em đều được thưởng thức rất nhiều loại hoa quả tươi ngon. Trong tất cả các loại hoa quả thì em yêu thích nhất chính là quả chuối vì chuối rất ngọt và thơm, hơn nữa chuối còn có rất nhiều chất dinh dưỡng, ăn chuối sẽ làm cho sức khỏe của em và những người trong gia đình trở nên khỏe mạnh hơn.
Ngoài trồng các loài cây ăn quả thì phía bắc khu vườn mẹ em cũng trồng rất nhiều loại rau xanh như: rau cải, rau muống, rau đay… gần bờ tường bố em còn mắc một cái giàn bằng tre để trồng quả mướp, quả bầu…. Vì vậy mà ngoài hoa quả tươi, nhà em còn có rau xạch phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Ngoài các loài cây thì trong khu vườn nhà em còn trồng một giàn hoa thiên lí, mỗi khi hoa nở cả một khu vườn ngát hương thơm, đặc biệt hơn nữa là hoa thiên lí có thể dùng để làm thức ăn, mẹ em thường hái hoa thiên lí để nấu canh giải nhiệt cho cả nhà, bên cạnh giàn thiên lí là khóm hoa hồng rất lớn, tuy hoa không to và thẳng như những cành hoa bán ở chợ nhưng hoa nhà em lại rất thơm, màu sắc cũng rất đẹp nữa.
Khoảng đất rộng trong khu vườn nhà em còn dùng để nuôi các loại vật nuôi như: gà, vịt… hàng ngày đàn gà con vẫn dẫn nhau ra vườn kiếm ăn,tiếng gà mẹ cục cục, gà con thì kêu chiêm chiếp vô cùng vui tai. Chúng kiếm những con sâu, những hạt thóc vươn và những ngọn cỏ non để ăn. Còn vịt thì chúng bơi ở trong ao cá gần đấy, trong ao bố em thả nhiều loại cá như cá chép, cá trôi, cá trắm…. Một năm nhà em thu hoạch được hai lần, mỗi lần đều có rất nhiều cá.
Khu vườn chính là một không gian mà em vô cùng yêu thích, vì ở đó lúc nào cũng có bóng râm rợp bóng, dù trời có nắng đến đâu thì khi ra khu vườn em đều cảm thấy khoan khoái, thoải mái lạ thường. Hơn nữa, khu vườn có những âm thanh của tự nhiên vô cùng bắt tai, không chỉ là tiếng gà mẹ gọi gà con mà còn là tiếng ve sầu vang vọng trên những cành cây, tiếng chim ríu ríu trên những tán cây xa xa, tất cả hợp lại với nhau như một bản nhạc giao hưởng trầm bổng. Mỗi khi có chuyện gì buồn, chỉ cần ra vườn ngắm nhìn mọi thứ xung quanh thì em như cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Em rất yêu khu vườn nhà em, vì ở đó có rất nhiều cây cối cùng quần tụ vui vẻ, không chỉ mang lại bóng mát mà còn cho gia đình em những sản phẩm vô cùng tươi ngon, bổ dưỡng. Đây không chỉ là nơi em thư dãn sau mỗi ngày học tập mệt mỏi mà còn là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật, mà nhiều trong số đó mang lại nhiều thu nhập cho gia đình em. Vì vậy mà em rất tự hào kể với các bạn về không gian khu vườn nhà mình, cũng là không gian riêng tư của một mình em.
Không biết có đúng k .....
- Tận cùng
- Bán tính
- Đồng hành
- Tận tâm ( Hết lòng )
- Bạch xà ( Rắn trắng )
- Bán nguyệt ( Hai tháng rưỡi, hai mùa trăng)
- Đồng học ( Bạn cùng lớp )
Chúc bạn học tốt !
Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều có giá trị lớn nhất chính là tư tưởng của Người. Một trong những tư tưởng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay là tư tưởng của Người về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người; trong suốt cuộc đời, Người đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó, Người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Trong những phẩm chất đó thì phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được Người đề cập đến nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân trong việc công cũng như trong đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong công tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng.
Tháng 3 năm 1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc”, Bác kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu. Tháng 6 năm 1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”.
Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên Báo Cứu quốc giải thích rõ nội dung bốn đức tính này.
Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Bác lưu ý, kẻ địch của chữ cần là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì như gió vào nhà trống. như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm và không phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.
Liêm: Là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ đóa. Bác đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước: Khổng Tử nói: “Người mà không liêm thì không bằng súc vật”; Mạnh Tử cho rằng: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ liêm, Chữ liêm và chữ kiệm phải đi đôi với nhau như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm thì mới có liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được liêm. Bác cũng chỉ rõ ngược lại với chữ liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ riêng cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn liêm thật sự thì phải chống tham ô.
Chính: Là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì là không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: Việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện. Làm việc tà là người tà.
Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả, mới là hoàn hảo. Một người cần phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo.
Chí công vô tư, là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.
Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn hơn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Người cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân.
Người còn chỉ ra mối quan hệ: Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người đặc biệt lưu ý: “Trước nhất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm thì có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút lót, có dịp “dĩ công vi tư”. Người cũng còn chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực: “Trước mắt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc trước cho người ta bắt chước”. Luận điểm này thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức nêu gương tốt. Quần chúng nhân dân đã và đang phàn nàn về một số cán bộ, đảng viên không thường xuyên tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, không tự phê bình và phê bình để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Ở một số đảng bộ, chi bộ thực hiện việc tự phê bình chỉ làm qua loa, lấy lệ. Mấy ai “dũng cảm” tự bộc bạch những hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính của mình; còn việc phê bình góp ý cho nhau thì xuê xoa “dĩ hòa vi quý”. Chính vì vậy, một số cán bộ, đảng viên đã tự đánh mất mình không còn “cái tâm” trong sáng của người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của dân. Đó chính là do lãng quên việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy.
Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của những người làm cách mạng để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước mà Người chính là hiện thân của những phẩm chất đó để chúng ta học tập.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp đến khi trở thành Chủ tịch nước - Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản dị, không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa, không chuộng những nghi thức sang trọng. Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân. Bác nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”. Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”. Bác đã gương mẫu nhịn ăn vào tối Thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo. Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo gửi cho Bác, Bác cũng đem mua nước ngọt tặng cho các chiến sỹ trực phòng không trong những ngày hè nóng bức. Bác thường nói: “Nhân dân còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được, nhân dân còn rách rưới mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi”.
Những cử chỉ cao đẹp đó không chỉ là tình cảm, tình thương bao la của Bác với đồng bào, chiến sỹ mà còn thể hiện sâu sắc những giá trị đạo đức cách mạng ở Hồ Chí Minh. Sự tiết kiệm, giản dị, thanh liêm được thể hiện đậm nét trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Bác.
Về chi tiêu: Những năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã tự thân lao động kiếm tiền để hoạt động cách mạng, chi tiêu rất tiết kiệm. Cả trong kháng chiến, cả trong hoà bình, Bác luôn cân nhắc kỹ càng việc không đáng tiêu thì một xu cũng không tiêu.
Về bữa ăn: Bác ưa các món dân gian, dưa cà, mắm tép, cá kho. Khi đi công tác địa phương, Bác dặn các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà hoặc mang nồi đi nấu cho tiết kiệm, tránh các nơi đón tiếp linh đình, lãng phí.
Về trang phục: Bác thường xuyên mặc bộ kaki, đi dép lốp cao su, dùng túi vải, mũ cát, kể cả khi đi công tác ngoài nước.
Về ở: Bác không chọn dinh thự cao cấp, đầy đủ tiện nghi sang trọng mà là mấy gian nhà vốn là nơi ở của người thợ, một căn nhà sàn, Bác sống giản dị đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Trước lúc đi xa Người còn căn dặn: Khi Bác qua đời chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân…
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại. Trải qua thời gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử, những phẩm chất đạo đức đó vẫn còn nguyên giá trị. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân ta./.
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) |
Câu 1 (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 10)
1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
2) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
3) Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn văn? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình?
Câu 2 (2 điểm).
Anh em nào phải người xa
...
1) Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên.
2) Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của bài ca dao em vừa chép.
Câu 3 (5,0 điểm).
Kì nghỉ hè luôn là điều mong chờ của tất cả các bạn học sinh bởi nó luôn gắn liền với những chuyến đi chơi, thăm bạn bè, người thân...với biết bao kỉ niệm.
Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân trong kì nghỉ hè vừa qua.
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
THÁNG 9/2015
Môn: Ngữ văn- Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày thi: 22/09/2015
Câu 1: (2 điểm)
a) Có mấy loại từ láy? Trình bày đặc điểm về nghĩa của từ láy?
b) Xác định các từ láy trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng.
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Câu 2 ( 3.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
c) Viết đoạn văn ngắn để lí giải thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường được thể hiện trong đoạn văn
d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
Câu 3 (5,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)
Đáp án:
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | a) * Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
* Nghĩa của từ láy: – Nghĩa của từ láy được hình thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. – Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,… b) – Các từ láy: râm ran, chói lọi, lấp lánh ( Sai một từ, thiếu hoặc thừa một từ – 015 đ) – Tác dụng: + Khắc họa vẻ đẹp của cảnh vật sau cơn mưa: sinh động, chan hòa ánh sáng và tràn đầy sức sống. + Thể hiện tài quan sát, miêu tả của người viết. |
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25 |
2 | Văn bản: Cổng trường mở ra – Lý Lan | 0,5 |
Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu | 0,5 | |
* Hình thức : Đảm bảo hình thức là một đoạn văn
* ý nghĩa: Thế giới kì diệu là: thế giới của tri thức, của tình bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ…. |
0,5
1 |
|
Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. | 0,5 | |
3
|
a. Yêu cầu chung:
– Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB. – Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn biểu cảm. – Cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí. – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Trình bày sạch sẽ, rõ ràng |
|
b. Yêu cầu cụ thể:
– Tình cảm trân trọng, yêu quý một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) a) MB: – Giới thiệu khái quát về người thân và tình cảm của em. b) TB: – Cảm xúc về hình ảnh người thân (kết hợp tả, giới thiệu một vài đặc điểm về ngoại hình, tính cách) – Cảm xúc về người thân gắn với những kỉ niệm( kết hợp đan xen kể kỉ niệm đáng nhớ về người thân để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ) – Ý nghĩa của tình thân trong hiện tại và tương lai. c) KB: – Khẳng định lại cảm xúc, tình cảm của mình với người thân. – Mong ước, hứa hẹn, nhắn nhủ (nếu có) |
0.5
1.5
1.5
1
0.5 |
|
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
– Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng; diễn đạt lưu loát, cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí. – Điểm 4: Đáp ứng được các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả. – Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. – Điểm 2: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. |
Nhà em có 4 thành viên đó là : Ba em, Mẹ em, Em trai em và em. Gia đình em sống với nhau rất hạnh phúc, cả nhà ai cũng yêu thương ai.... Em rất vui và tự hào vì mình có 1 gia đình như thế.
Lạnh lùng. Bạn Nam lớp em trông thật lạnh lùng
Lạnh lẽo. Căn phòng này lạnh lẽo quá
Lành lạnh. Thời tiết hôm nay có cảm giác lành lạnh
Nhanh nhảu. Khi được sai bảo một việc gì đó, Na lại nhanh nhảu làm ngay
Lúng túng. Hoa thường lúng túng khi nói chuyện trước đám đông
3. Tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt
b) Các từ Hán việt ( in đậm ) tạo ra sắc thái gì cho đoạn văm dưới đây:
Các từ Hán việt tạo ra sắc thái cổ đỉnh xa xưa
chụp tách ra đi