K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2022

a.Đầu xanh đã tội tình gì 

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

                                   (Nguyễn Du)

Kiểu hoán dụ: Lấy dấu hiệu, đặc điểm của sự vật để chỉ sự vật

Tác dụng: Giúp cho câu thơ trở nên sinh động, giàu sức gợi tả

Cho thấy nỗi khổ đau của người trong xã hội cũ mà đặc biệt là phụ nữ. 

 

b.Đây suối Lê-nin,kia núi Mác

Hai tay gây dựng một sơn hà.

        (Hồ Chí Minh)

Kiểu hoán dụ:  Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu sức gợi

Cho thấy công lao to lớn của Bác Hồ trong việc gây dụng non sông, nước nhà. 

 

c. Cả làng quê,đường phố

Cả lớn nhỏ,gái trai

Đám càng đi càng dài

Càng dài càng đông mãi.

         (Thanh Hải)

Kiểu hoán dụ: Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ thêm sức sinh động

Cho thấy tinh thần tập thể, đoàn kết của tất cả mọi người. 

16 tháng 8 2019

án dụ: làng quê

=> Chỉ hồn anh

b) Hoán dụ: Sen tàn, cúc nở

=> Vì mang nặng nỗi sầu nên tác giả thấy thời gian trôi qua nhanh, chớp cía hết xuân rồi hết hạ.

c) Hoán dụ: đầu xanh

 Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý chỉ tuổi trẻ, từ má hồng để chỉ người con gái đẹp. cả hai từ này đều dùng để chỉ nhân vật Thúy Kiều. Cũng như vậy, Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu, áo xanh (Áo nâu liền với áo xanh – Nông dân cùng với thị thành đứng lên) để chỉ hai giai cấp trong xã hội: nông dân và công nhân. Trong cả hai trường hợp này, các nhà thơ đã dùng những từ chỉ bộ phận của cơ thể (đầu, má) hay những trang phục quen dùng của một tầng lớp trong xã hội (áo nâu, áo xanh) để chỉ con người. Cách gọi tên này chẳng những tránh được sự nhầm lẫn. mòn sáo mà còn đem lại những niềm vui thích cho người đọc và gợi những tình ý sâu xa.

18 tháng 8 2021

a) Vì sao trái đất nặng ân tình

    Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh

→ Tác dụng: Thể hiện tình cảm cao đẹp, thiêng liêng của nhân dân các nước trên thế giới đối với Bác Hồ

b) Sen tàn, cúc lại nở hoa

    Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

→ sen - mùa hạ, cúc - mùa thu

→ Tác dụng: Nêu lên sự tuần hoàn của bôn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, rồi lại đến mùa xuân.

18 tháng 8 2021

Tham khảo
a. Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

- Trái đất: Vật chứa đựng

- Nhân loại: Vật bị chứa đựng

→ Dùng hình ảnh Trái Đất để tượng trưng cho nhân loại → Muốn nói cả thế giới loài người luôn mãi nhớ ghi tới ơn nghĩa của Người và không bao giờ quên ơn Bác 

b. Phép hoán dụ: lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

- Sen: mùa hạ 
- Cúc: mùa thu
→ Diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị → Vì mang nặng nỗi sầu nên tác giả thấy thời gian trôi qua nhanh, chớp cái hết xuân rồi hết hạ.
12 tháng 7 2021

Câu 1:
 a,

-Biện pháp tu từ được sử dụng:  hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng

-Thể hiện tình cảm của nhân dân toàn nước và thế giới đối với Bác Hồ kính yêu.

b,

- Hoán dụ : lấy bộ phận để gọi toàn thể

 Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để nói được tình cảm của Bác với nhân dân miền Nam và tình cảm của nhân dân với Bác. Nghệ thuật hoán dụ ( miền Nam - nhân dân Miền Nam ) đã tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, thể hiện nỗi nhớ hai chiều thật hay và đặc sắc.

12 tháng 7 2021


a, Hoán dụ lấy vật chứa đựng chỉ vật được chứa đựng
 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 7 2019

Bài 1. 

a. Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe" để bộc lộ những diễn biến tinh tế trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. "Nghe" vốn là hoạt động của thính giác nhưng lại được sử dụng để cảm nhận những tâm trạng khác, đó là "Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn", "Nghe đi rời rạc trong hồn". Những nỗi niềm, những cảm xúc đều được tâm hồn lắng nghe và thấu hiểu.

b. Câu thơ trên cũng sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "ngọt bùi". Bởi "lời mẹ hát" vốn được cảm nhận bằng thính giác, còn "ngọt bùi" vốn được cảm nhận bằng "vị giác" nhưng ở đây tác giả đã sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận âm giai của những lời mẹ hát. Lời ru của mẹ ngọt ngào, gửi gắm biết bao tâm tình, là bầu sữa thơm nuôi lớn đời con về tinh thần. Như vậy, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến cho cách diễn đạt được sâu sắc hơn.

Bài 2.

a. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh: Thôn Đoài - Thôn Đông, cau thôn Đoài - giầu không.

=> Đây là phép hoán dụ lấy vật bị chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng. Thực chất, "thôn Đoài" là để chỉ những người ở thôn Đoài, mà cụ thể hơn là người con trai. Còn "thôn Đông" là để chỉ những người ở thôn Đông, thực chất là để chỉ cô gái. Thông qua hình ảnh hoán dụ này, chàng trai muốn nói: lòng mình luôn hướng về cô gái, còn cô gái liệu có hướng đến chàng trai, có dành tình cảm cho chàng trai hay không. Cách diễn đạt kín đáo, tinh tế của ca dao này đã phần này tỏ bày được tình cảm của chàng trai muôn đời với cô gái muôn thuở. (Hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng)

b. Phép hoán dụ qua hình ảnh "áo chàm" để chỉ những người Việt Bắc khi chia tay cán bộ Cách mạng về xuôi. Áo chàm vừa làm hữu hình bóng những người dân Việt Bắc nghĩa tình, vừa thể hiện được sự luyến tiếc, bịn rịn. Đây thực sự là cuộc chia tay lịch sử, gói gọn ân tình của 15 năm kháng chiến. Hình ảnh hoán dụ đã làm nỗi nhớ trở nên khái quát, rộng lớn hơn. Đó không phải là cuộc chia tay của một người mà là cuộc chia tay của cả một nhóm người, của đồng bào với cán bộ. (Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật)

c. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh "thắp lên lửa hồng". Hàng râm bụt theo nghĩa tả thực có thể thấy: khi hoa nở sẽ tạo nên màu đỏ rực. Tác giả liên tưởng như những đốm lửa đang thắp lên hai bên hàng rào. Cách diễn đạt này đã khiến bông hoa không chỉ hiện lên ở trạng thái tĩnh, được miêu tả qua màu sắc mà còn hiện lên ở trạng thái động, vừa sinh động, vừa cựa quậy. (Hoán dụ về phẩm chất)

d. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh "đầu xanh" và "má hồng". "Đầu xanh" để chỉ người có mái tóc đen, ý chỉ người còn trẻ. "Má hồng" để chỉ phận nữ nhi, người con gái đẹp, có nhan sắc. Qua hình ảnh hoán dụ này, tác giả kín đáo nói về sự bất hạnh của người con gái đẹp. Qua đó, tác giả nhằm khái quát lên chân lí: Hồng nhan thì bạc mệnh. Những người có vẻ đẹp, tài năng thì thường chịu cuộc đời sóng gió, không mấy êm ấm.

12 tháng 3 2021

Những khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, tôi thường nhớ đến câu nói: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp để nhắc mình cố gắng.

Cuộc sống đôi khi thật diệu kì. Và sức sống của con người, của thiên nhiên thật mãnh liệt. Bạn có nghĩ vậy không? Vùng sỏi đá là nơi nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sỏi đá, là nơi các loài cây khó có thể ươm mầm và phát triển. Xa hơn đó là vấn đề môi trường sống khó khăn, khắc nghiệt, con người khó có thể lớn lên và trưởng thành. Còn hình ảnh cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp để chỉ sức sống, khát vọng sống, sống một cách có ý nghĩa: giữa vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại yếu ớt không những cố gắng gìn giữ sự sống mà còn biết trổ hoa, điểm tô cho cuộc đời. Câu nói giàu hình ảnh mà hàm chứa ý nghĩa sâu xa, gửi gắm một quan niệm nhân sinh tích cực: Trong cuộc sống, con người cần phải có niềm tin, nghị lực sống để vượt qua những khó khăn thử thách, như thế cuộc sống của con người mới thực sự có ý nghĩa.

12 tháng 3 2021

Trong cuộc sống tươi đẹp của chung ta, có muôn van điêu tốt đẹp nhưng sâu trong đó là  nhưng kho khăn, thử thach với ta.Điêu đó lam  ta nghĩ đến nhưng người có nghị lực,ý chi vươn lên trong cuộc sống.        mình viêt mở bai như zây có đc ko

29 tháng 12 2017

d, Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

- Trái đất: Vật chứa đựng

- Nhân loại: Vật bị chứa đựng