Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Những thành tựu về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô: Thời kì này khoa học kĩ thuật của Liên Xô có sự phát triển vượt bậc, gặt hái được những thành công vang dội:
+ Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ
+ Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không của vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người
+ Năm 1961 phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga- ga- rin bay vòng quanh Trái Đất, cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ …
- Những cơ sở nào hình thành hệ thống Xã hội Chủ Nghĩa :
+ Cùng mục tiêu xây dựng CNXH
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
+ Cùng chung hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lê- Nin
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thời Lý - Trần là một trong những cuộc kháng chiến lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến này, nhân dân Việt Nam đã thể hiện tinh thần đoàn kết và quyết tâm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Một ví dụ điển hình về tinh thần đoàn kết trong cuộc kháng chiến này là cuộc tấn công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Quân Việt đã phá hủy các đồn trại biên giới và tiến sâu vào đất địch, đánh chiếm các thành Khâm, Liêm và tiếp tục tiến công. Tinh thần đoàn kết và quyết tâm của quân và dân Việt Nam đã giúp họ đánh bại quân xâm lược và bảo vệ thành công đất nước.
Câu 8
Các nước tư bản phương Tây (Mĩ. Nga, Anh Pháp...) ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”. Trước tình hình ấy. Nhật Bản cần có si: lựa chọn : hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây. hoặc canh tân để phát triển đất nước.
Tháng 1 - 1868, sau khi lên ngôi. Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy Tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực kinh tế. chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.
Về kinh tế Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống ... phục vụ giao thông liên lạc.
Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nám Chĩnh quyến ế- thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
Về quân sự : Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Câu 6
1. Khoa học tự nhiên
Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
Giữa thế kỉ XVIII. nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
Năm 1837. nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài
2. Khoa học xã hội
Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
cái này là lịch sử lớp 8 đúng ko