K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2022

Mọi người làm giúp mình câu e ạ

5 tháng 2 2018

Giống : cả hai đều thích hòa hợp vs thiên nhiên , cảnh vật, đều vui thú vs rừng núi, suối khe . Đều tìm thấy trong trốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao, hợp vs cách sống của mình. 
Khác :  " thú lâm tuyền " ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ, muốn tìm đến chốn rừng núi để ẩn dật , quên đi những vinh nhục của đời người, xa lánh cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn . 
- Còn ở Bác mang tư tưởng của một chiến sĩ cách mạng.

Chúc bạn học tốt!

5 tháng 2 2018

*GIỐNG : cả hai đều thích hòa hợp vs thiên nhiên , cảnh vật, đều vui thú vs rừng núi, suối khe . Đều tìm thấy trong trốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao, hợp vs cách sống của mình. 
*KHÁC : - " thú lâm tuyền " ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ, muốn tìm đến chốn rừng núi để ẩn dật , quên đi những vinh nhục của đời người, xa lánh cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn . 
- Còn ở Bác mang tư tưởng của một chiến sĩ cách mạng.

25 tháng 2 2019

dạng nước nha bn

25 tháng 2 2019

Tùy theo loại thuốc và loại bệnh nhé bạn.! 

7 tháng 12 2019

Chuối là loài cây rất quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của con người. Bởi cây chuối có rất  nhiều công dụng, quả chuối là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, các bộ phận khác từ cây chuối được dùng làm rất nhiều việc khác nhau. Đi dọc một vòng từ bắc vào nam chúng ta sẽ thấy cây chuối được trồng ở mọi nơi trên khắp đất nước Việt.

Cây chuối được trồng ở khắp mọi nơi ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruông, hay những vùng đất bãi phù sa. Thân cây mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt ngoài của thân rất bóng và nhẵn. Lá chuối được mọc ra từ ngọn. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía và có màu đậm hơn. Mỗi chiếc là chuối có 1 đường gân lá nằm ở giữa, 2 bên có hai dải mềm mại rủ xuống. Khi lá già thì các là sẽ tự khô đi để nhường chỗ cho những lá non đang chuẩn bị chồi ra ngoài. Khi cây chuối đủ tuổi để trưởng thành, chúng bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho 1 buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả. Có giống cho hàng trăm quả 1 buồng. Buồng chuối được mọc thành từ những chiếc hoa mọc từ thân ra. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng, sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn rất nhanh, chúng càng phát triển quả chuối càng cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng.

Chuối cũng có rất nhiều loại và được đặt tên với những cai tên rất hấp dẫn như chuối hương, chuối ngự, chuối hột…Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng. Trong đó chuối ngự được trồng ở vùng Nam Định được coi là loại chuối thơm ngon nhất.

Trong ẩm thực, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Với những quả chuối già, chúng sẽ chín cây hoặc đem rấm đi cho chín. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, người giả và người trẻ đều có thể sử dụng loại chuối này. Xưa kia chuối được coi là loại quả quí thường để tiến vua, ngay nay chuối được coi là món ăn dân giã, quen thuộc. Trồng chuối rất nhanh cho thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phục vụ xuất khẩu. Đây là 1 trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch.

Không chỉ trồng chuối để ăn quả, khi thu hoạch chuối xong, người ta sẽ dùng thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi, lá chuối non có thể gói bánh, gói giò…lá chuối khô có thể dùng lầm chất đốt. Dây chuối khô có thể dùng để làm dây buộc các vật dụng, rất dai và bền. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon.  Chuối là loại quả để thắp hương trong ngày rằm, mồng 1, là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết. Chuối còn tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê.

Chuối rất dễ sống và nhanh lớn, nhưng vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ khoảng 1 năm. Mỗi cây chuối lớn lên trưởng thành và chỉ ra bông 1 lần rồi chết. Vào mua gió bão, nếu chuối có buồng cần phải chống để cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gẫy.

Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

7 tháng 12 2019

1 giống chuối như chuối mốc, chuối lùn,... chứ ko phải cây chuối.

Nếu như hỏi nhiều người rằng họ hiểu như thế nào về câu “Người không vì mình Trời Tru Đất Diệt” thì hầu như câu trả lời đều hiểu theo nghĩa là “Nếu một người không vì mình lo cho bản thân, mưu danh, mưu quyền, mưu sắc, mưu lợi… thì sẽ bị trời đất trách phạt, bởi vì không như thế mình sẽ thua thiệt người khác vì thế đầu tiên mỗi người phải nghĩ về lợi ích bản thân…” và họ tự hào biện hộ rằng nếu họ có “ích kỷ” nghĩ cho bản thân mình thì đó cũng là 1 điều đúng.

Có phải như vậy hay không?

Và ít có ai gặp câu ” Người không vì mình Trời Tru đất diệt” này mà chịu “truy nguyên “ đến cùng!

Câu này từ đâu? Tại sao lại như thế? Cái ý của câu đó thật sự là ý gì?

Bài viết này sẽ tháo gỡ một số khuất mắc cho những ai đang trăn trở tìm tòi câu trả lời và cho những ai đã nghe qua nhưng không để ý là mình hiểu câu này như thế nào.

Đầu tiên, câu nói này xuất xứ từ Kinh: “Thập thiện nghiệp báo” trong tập 24 có viết: “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt” tạm dịch là: Người sống vì mình là đạo lý hiển nhiên, người không vì mình trời chu đất diệt.

Đức Phật là Người đã đắc đạo thành Phật, Ngài là bậc đại giác ngộ, có tấm lòng từ bi yêu thương hết thảy chúng sanh, luôn mong muốn chúng sanh đều được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, thì câu nói của Ngài ắt phải có hàm ý vì đại chúng, yêu thương từ bi, khơi dậy Tâm Phật tánh chứ!

Chẳng lẽ Ngài nói với chúng sanh rằng : “ các con hãy sống lo cho bản thân mình đi, tham sân si cho bản thân và không cần nghĩ đến sự ảnh hưởng đến người người khác chứ không thôi là Trời đất không dung tha ” à?

Có thể thấy Từ sự khác nhau trong cách hiểu định nghĩa “vì mình” ở đây mà dẫn đến sự khác nhau trong ý nghĩa của câu “ Người không vì mình Trời tru đất diệt”

Cái định nghĩa “vì mình” trong câu kinh kệ trên là Đức Phật muốn khuyến hóa mọi người hãy giữ giới, không tạo ra các ác nghiệp như Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không khinh ngữ, không hai lời, không ác khẩu, không tham lam, không sân hận, không tà kiến,…không gây ra tội lỗi như vậy mới có thể tự cứu mình, gieo nhân gì ắt gặt quả nấy, nếu mình không tự “vì mình” tu sửa bản thân mình thì không ai có thể cứu mình được (Trời tru đất diệt) .

Khi biết tu sửa thói hư tật xấu thì từ đó đi đến cảnh giới an vui tốt đẹp, hạnh phúc bình an, hoàn toàn đối lập với ý nghĩa ích kỷ, tư lợi như chúng ta vẫn thường hiểu.
” Vì mình” ở đây cũng có thể hiểu là biết yêu thương, trân trọng, bảo tồn cái thân giả tạm của mình, biết sự ” biến hóa” “vô thường ” của thân mà lo sống cho tốt.

Nếu “vì mình” được hiểu theo nghĩa chỉ lo cho bản thân mình mà mặc kệ hoặc không quan tâm đến lợi ích của người khác thì xã hội loài người sẽ như thế nào?

Như việc phun thuốc vào thực phẩm, việc tiêm hóa chất, làm giả hàng hóa, sử dụng thịt bẩn, cá ươn, …chỉ vì cái lợi trước mắt của bản thân mà gây ngộ độc, bệnh tật cho người khác cũng là ” vì mình” .

Nếu một người chỉ nghĩ cho bản thân mình, luôn đặt lợi ích bản thân lên trên thì thử hỏi ai muốn bên cạnh người đó lâu dài được? ai muốn giúp người chỉ biết có bản thân, ? ai muốn thân với người như vậy?

Hãy mở rộng tấm lòng để đón nhận nhiều bài học, hãy mở rộng tấm lòng để bao dung, yêu thương và giúp đỡ người khác, như vậy cuộc sống mới thêm ý nghĩa, cuộc đời mới nhiều cái đáng nhớ, đáng sống!

 

nếu như hỏi nhiều người rằng họ hiểu như thế nào về câu “Người không vì mình Trời Tru Đất Diệt” thì hầu như câu trả lời đều hiểu theo nghĩa là “Nếu một người không vì mình lo cho bản thân, mưu danh, mưu quyền, mưu sắc, mưu lợi… thì sẽ bị trời đất trách phạt, bởi vì không như thế mình sẽ thua thiệt người khác vì thế đầu tiên mỗi người phải nghĩ về lợi ích bản thân…” và họ tự hào biện hộ rằng nếu họ có “ích kỷ” nghĩ cho bản thân mình thì đó cũng là 1 điều đúng.

Có phải như vậy hay không?

Và ít có ai gặp câu ” Người không vì mình Trời Tru đất diệt” này mà chịu “truy nguyên “ đến cùng!

Câu này từ đâu? Tại sao lại như thế? Cái ý của câu đó thật sự là ý gì?

Bài viết này sẽ tháo gỡ một số khuất mắc cho những ai đang trăn trở tìm tòi câu trả lời và cho những ai đã nghe qua nhưng không để ý là mình hiểu câu này như thế nào.

Đầu tiên, câu nói này xuất xứ từ Kinh: “Thập thiện nghiệp báo” trong tập 24 có viết: “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt” tạm dịch là: Người sống vì mình là đạo lý hiển nhiên, người không vì mình trời chu đất diệt.

Đức Phật là Người đã đắc đạo thành Phật, Ngài là bậc đại giác ngộ, có tấm lòng từ bi yêu thương hết thảy chúng sanh, luôn mong muốn chúng sanh đều được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, thì câu nói của Ngài ắt phải có hàm ý vì đại chúng, yêu thương từ bi, khơi dậy Tâm Phật tánh chứ!

Chẳng lẽ Ngài nói với chúng sanh rằng : “ các con hãy sống lo cho bản thân mình đi, tham sân si cho bản thân và không cần nghĩ đến sự ảnh hưởng đến người người khác chứ không thôi là Trời đất không dung tha ” à?

Có thể thấy Từ sự khác nhau trong cách hiểu định nghĩa “vì mình” ở đây mà dẫn đến sự khác nhau trong ý nghĩa của câu “ Người không vì mình Trời tru đất diệt”

Cái định nghĩa “vì mình” trong câu kinh kệ trên là Đức Phật muốn khuyến hóa mọi người hãy giữ giới, không tạo ra các ác nghiệp như Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không khinh ngữ, không hai lời, không ác khẩu, không tham lam, không sân hận, không tà kiến,…không gây ra tội lỗi như vậy mới có thể tự cứu mình, gieo nhân gì ắt gặt quả nấy, nếu mình không tự “vì mình” tu sửa bản thân mình thì không ai có thể cứu mình được (Trời tru đất diệt) .

Khi biết tu sửa thói hư tật xấu thì từ đó đi đến cảnh giới an vui tốt đẹp, hạnh phúc bình an, hoàn toàn đối lập với ý nghĩa ích kỷ, tư lợi như chúng ta vẫn thường hiểu.
” Vì mình” ở đây cũng có thể hiểu là biết yêu thương, trân trọng, bảo tồn cái thân giả tạm của mình, biết sự ” biến hóa” “vô thường ” của thân mà lo sống cho tốt.

Nếu “vì mình” được hiểu theo nghĩa chỉ lo cho bản thân mình mà mặc kệ hoặc không quan tâm đến lợi ích của người khác thì xã hội loài người sẽ như thế nào?

Như việc phun thuốc vào thực phẩm, việc tiêm hóa chất, làm giả hàng hóa, sử dụng thịt bẩn, cá ươn, …chỉ vì cái lợi trước mắt của bản thân mà gây ngộ độc, bệnh tật cho người khác cũng là ” vì mình” .

Nếu một người chỉ nghĩ cho bản thân mình, luôn đặt lợi ích bản thân lên trên thì thử hỏi ai muốn bên cạnh người đó lâu dài được? ai muốn giúp người chỉ biết có bản thân, ? ai muốn thân với người như vậy?

Hãy mở rộng tấm lòng để đón nhận nhiều bài học, hãy mở rộng tấm lòng để bao dung, yêu thương và giúp đỡ người khác, như vậy cuộc sống mới thêm ý nghĩa, cuộc đời mới nhiều cái đáng nhớ, đáng sống!

Bạn tham khảo của google nhé, mk .... đuối ý bạn ạ. Dân chuyên văn mà ý nghĩ bay hết trơn rồi nên nhờ google :

* Hình thang cân :

Tính chất

- Hai cạnh bên bằng nhau

- Hai góc ở đáy bằng nhau

- Hai đường chéo bằng nhau

- Hình thang nội tiếp là hình thang cân.

Dấu hiệu nhận biết :

- Hình thang có hai góc kề một cạnh đấy bằng nhau là hình thang cân, Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

- Hình thang có hai trục đối xứng của hai đáy trùng nhau là hình thang cân

- Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau ( nếu hai cạnh bên ấy không song song ) là hình thang cân .

8 tháng 8 2018

Mình biết tính chất với dấu hiệu nhận biết của hình thang cân rồi nhưng mình muốn biết thơ ạ

20 tháng 9 2016

Trong cuộc sống,bất cứ ai trưởng thành cũng đều trải qua tuổi ấu thơ,tôi cũng không ngoại lệ. Ngày ấy tôi thật hạnh phúc, may mắn khi được sống trong một gia đình ấm êm, dược cha mẹ yêu thương, hạng phúc tràn đầy. Và bây giờ, cho đến năm nay, mười ba tuổi tôi đã có thể làm được nhiều việc. Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Hằng năm, mỗi khi đi học tôi thường được ba mẹ chở đến trường.nThế nhưng năm nay tôi đã tự đạp xe đến trường. Ngày ngày, tôi cùng “anh chàng” Martin do ba tặng nhân dịp sinh nhật tôi tròn mười ba tuổi đến trường.hai niên học trước, con đường từ nhà đến trường rất quen khi tôi ngồi trên chiếc xe máy để ba chở đi học. Ngược lại niên học này đối với tôi, cảnh vật hai bên đường thay đổi đến lạ thường. Một mình trên chiếc xe đạp đợi chờ một cơn gió nhẹ hôn thoáng qua đôi má và để lại cảm giác mát mẻ của ngày nắng. Tôi thích nhất mỗi khi trời đổ mưa, được đạp xe dưới những giọt nước trời, hơn nữa những hạt mưa hắt vào mặt. Mỗi lần như thế tôi thấy đôi chân mình săn chắc hơn. Trước đây ba chở, xe lao nhanh về phía trước không có được giây phút ngắm nhìn cảnh vật. Thành phố nơi tôi ở, thành phố công nghiệp, nhịp sống rất nhộn nhịp mỗi khi học sinh tan học, hoặc công nhân ra về. Lúc đó con đường chíng dẫn vào thành phố, dòng người xe cộ nườm nượp, ngược xuôi. Từ trên cao nhìn xuống họ như lũ kiến vỡ tổ bò loạn xạ, không còn làm tôi e ngại như trước nữa. Thời gian theo ngày tháng trôi qua, tôi thấy mình như hòa vào nhịp sống thành phố. Hơn nữa là tôi lại thấy mình đã lớn hơn trong suy nghĩ lẫn hành động. Mỗi buổi sáng thức dậy, không còn để mẹ đánh thức dậy mà tự biết xuống giường tự xếp mùng mền gọn gàng, và phụ mẹ bữa ăn sáng. Sau khi ăn sáng tôi tự biết rửa chén bát của mình. Ngày đó, khi chuẩn bị đến lớp, tôi thường xuyên quên dụng cụ học tập vì sau khi hoc xong tôi lên giường ngủ ngay. Còn bây giờ, mỗi ngày sau khi học xong tôi cẩn thận xem thời khóa biểu và soạn sách vở vào cặp. Đầu niên học năm nay, tôi chẳng còn quên hay bị ba mẹ nhắc nhở. Nhiều lần bạn bè trong lớp rủ tôi đi chơi, tôi mạnh dạn từ chối, vì tôi sợ bị mất bài hôm nay, sẽ dẫn đến không hiểu bài. Hơn nữa là, ba mẹ buồn, thầy cô trách mắng, tôi đã chiến thắng bản thân. Tôi dần nhận thấy mình có nhiều thay đổi từ biết sắp xếp giờ học, không vội vã,cẩn thận với mọi việc làm có trách nhiệm. Trong sinh hoạt hằng ngày ngại làm phiền ba mẹ, anh chị. Từng ngày trôi qua tôi biết quan tâm đến người thân. Tôi biết dạy em học; biết đọc báo cho ông bà nghe; và chia sẻ với mọi người mỗi khi họ có niềm vui và nỗi buồn.

Theo dòng thời gian tôi thấy mình khôn lớn hơn. Tin vào bản thân và gia đình, nghĩ về tương lai về nghề nghiệp vững chắc. Ước mong giúp ích cho gia đình và xã hội. Hơn hết là được cống hiến cho đất nước.

22 tháng 9 2016

cảm ơn bạn nha

1 tháng 6 2020

a. Lên án hành động của kẻ thù:

- Lên án tội ác của kẻ thù:

+ Sứ giả đi lại nghênh ngang.

+ Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình.

+ Đem thân dê chó bắt nạt tể phụ.

+ Thu vàng bạc, vơ vét của cải.

+ Hổ đói -> họa về sau.

=> Ngôn ngữ để thể hiện rõ tinh thần căm thù giặc.

- Trực tiếp nói về nỗi đau cả mình trước hiện thực đất nước:

+ Tới bữa quên ăn

+ Nửa đêm vỗ gối

+ Ruột đau như cắt

+ Nước mắt đầm đìa

- Quyết tâm đánh giặc:

+ Trăm thân phơi ngoài nội cỏ

+ Nghìn xác gói trong da ngựa

=> Ta cũng cam lòng.

- Mối quan hệ của chủ tướng hết sức khăng khít: 

+ Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày.

+ Không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm.

+ Quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng.

+ Đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa.

+ Lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.

-> Những lí lẽ vừa chí tình vừa chí lí tạo nên sự thuyết phục, lay động lòng người.

b. Phê phán thái độ thờ ơ của quân sĩ:

- Hưng Đạo Vương lên án thái độ thờ ơ trước thời cuộc.

+ Chủ nhục – không lo

+ Nước nhục – không thẹn

+ Hầu giặc – không tức

+ Thú vui – có mang đến hòa bình, có đánh đuổi được quân giặc không?

=> Khẳng khái, đanh thép.

=> Cảnh cáo.

- Giọng điệu linh hoạt, thái độ khôn khéo.

=> Đánh đúng vào tâm lí của quân sĩ.

=> Khích lệ tinh thần đấu tranh của tướng sĩ.

Nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng

- Đưa ra những giải pháp tinh thần và hành động cho tướng sĩ:

+ Không được phép bị động và chủ quan.

+ Tập luyện bắn cung, diệt giặc.

- Niềm vui khi có một quốc gia thịnh trị:

+ Hưởng bổng lộc.

+ Lưu danh.

+ Sống yên bình.

+ Dòng họ được hạnh phúc.

=> Cấu trúc câu văn biền ngẫu: “Chẳng những… mà…” gắn lợi ích của đất nước với những lợi ích trực tiếp, thiết thân của mỗi cá nhân. Điều đó đã góp phần tác động trực tiếp tới cả tình cảm, lí trí của binh sĩ.

- Chỉ rõ con đường đánh giặc:

+ Học tập binh pháp “Binh thư yếu lược”.

+ Luôn phải chủ động.

+ Phải có thế dự phòng.

- Câu kết: thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” => thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

- Ngôn ngữ vừa có sự nghiêm khắc nhưng cũng ân cần, gần gũi, vừa lạnh lùng, khảng khái lại vừa trầm ngâm và tha thiết.