Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
viết đoạn văn (khoảng 10) dòng nêu suy nghĩ của em về học sinh lười học trong lớp?
Bài làm:
'Ngọc không giũa không thành ngọc sáng - Người không học không biết lẽ phải'.Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.Biển hiện của hiện tượng lười học là ngồi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đãng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực ừa tiêu cực.Trong đó việc tiếp thu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học. Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội,không có chỗ đứng.Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống. lỡ mất tuổi trẻ. Còn gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái độ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không quá nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Vì là thế hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháo ngoan Bác Hồ, để không phụ lòng bố mẹ.
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông.
Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu: “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
Nằm cạnh cầu Rạch Miễu nối Mỹ Tho với Bến Tre, cách trung tâm thành phố Bến Tre chừng 12km đường bộ và 25km đường sông, Cồn Phụng là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành với diện tích chừng 28ha, được xem là một điểm nhấn trọng yếu của ngành du lịch Bến Tre, thu hút khá nhiều khách du lịch tại ngay cửa ngõ đi vào tỉnh.
Khu du lịch Cồn Phụng – Ảnh: nguồn xaluan.com
Cồn Phụng đặc biệt được biết đến khi vào năm 1964, kỹ sư Nguyễn Thành Nam (1909 - 1990) chọn nơi đây làm thánh địa đạo Dừa do ông sáng lập và truyền thị “giáo chủ là bậc tiên thánh, chỉ uống nước dừa mà sống”. Ông đã chọn một xà-lan ba tầng, neo đậu ở mõm Cồn Phụng làm thánh thất và xây dựng trên diện tích chừng 1.500m² các công trình như sân Cửu Long (9 con rồng), tháp Hòa Bình (Cửu trùng đài), nhà khách, vườn hoa… Tháp Hòa Bình là một kiến trúc khá lạ lẫm lúc bấy giờ với những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa sành sứ. Đây là nơi để vị giáo chủ thuyết pháp và truyền bá đạo giáo.
Nguyên trạng di tích đạo Dừa – Ảnh: Trúc Thi (baoanhdatmui.vn)
Sau ngày đất nước thống nhất, “thánh thất đạo Dừa” được đưa về bờ sông thị xã, cải tạo thành khách sạn nổi, các cơ sở kiên cố còn lại trên Cồn Phụng như sân chín rồng, tháp Hòa Bình… được bảo tồn và trùng tu nguyên trạng phục vụ tham quan du lịch. Tại đây du khách có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh ghi lại đời hoạt động của “giáo chủ” Nguyễn Thành Nam, vị “sứ giả của hòa bình” như lời tự nhận với chủ trương mang lại hòa bình từ mọi tôn giáo và chỉ sống bằng hoa trái (không ăn các sản vật khác), nhiều hiện vật như những chiếc mặt nạ xanh, đỏ, khung ảnh, chiếc xe ba gác, các đồ dùng như chén, bát, muỗng, thìa… được chế tác từ cây dừa.
Du khách tìm hiểu về đạo Dừa – Ảnh: Trúc Thi (baoanhdatmui.vn)
Người dân sống ở Cồn Phụng, ngoài việc trồng cây ăn quả với đủ loại trái ngon đặc sản của Nam bộ như mít nghệ, sa-pô-chê, bưởi, cam, xoài… đặc biệt dừa với vị nước ngọt lịm, còn phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Trong sinh hoạt đời thường, họ còn biết tận dụng từ thân, xơ, lá, sợi của cây dừa để chế tác thành những sản phẩm độc đáo như giỏ, đũa, thìa, hàng thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm… Cũng từ nguyên liệu dừa, người dân nơi đây còn làm ra sản phẩm kẹo dừa nổi tiếng mà ai đã một lần được chứng kiến các công đoạn chế biến đều không khỏi trầm trồ thích thú.
Ảnh: nguồn langnghevietnam.com.vn
Cồn Phụng ngày nay đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch cả trong nước và quốc tế với nhiều dịch vụ được đầu tư nâng cấp, từ quần thể kiến trúc Đạo Dừa được bảo tồn tôn tạo, các làng nghề truyền thống được chỉnh trang đến hệ thống nhà hàng, khách sạn, vườn thú hoang dã, khu vui chơi giải trí… Du khách đến đây sẽ được tiếp cận nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ, như chèo xuồng trong những kênh rạch dọc theo những rặng dừa nước xanh tươi, đi xe ngựa lóc cóc tham quan các vườn cây ăn trái hay làng nghề truyền thống với những chế tác thủ công nhưng vẫn đầy tính chuyên nghiệp, thưởng thức loại trà pha mật ong thoang thoảng mùi hương nhãn hoặc đắm mình trong những luyến láy ngọt ngào của đờn ca tài tử Nam bộ… Du khách cũng có thể tham gia những trò chơi cảm giác mạnh như mô-tô nước (motor boat - jet ski) lần đầu tiên có mặt tại miền Tây Nam bộ, kéo phao, câu cá sấu hay những trò chơi mang tính nhẹ nhàng hơn như câu cá thư giản, karaoke, tham quan và mua sắm tại các gian hàng thủ công mỹ nghệ…
Jet ski trên sông Tiền – Ảnh: nguồn diemcuoituan.com
Cách Cồn Phụng chừng 3km trên sông Tiền và cách trung tâm thành phố Bến Tre chừng 25km đường sông, Cồn Qui là một cồn đất rộng 65ha thuộc xã Qưới Sơn, nơi tập trung các vườn cây ăn trái như cam, mận, sầu riêng, xoài, mít tố nữ, sapôchê, nhãn, bưởi… đã thành một điểm bổ sung hoàn hảo, tạo nên thế liên hoàn cho tour du lịch sinh thái khám phá sông nước miệt vườn Bến Tre. Du khách dạo chơi sông Tiền thường thích ghé Cồn Qui để thưởng thức các loại trái cây hoặc cá, tôm đánh bắt từ dòng sông.
Ảnh: nguồn diemcuoituan.com
Về thăm xứ sở cù lao với nhiều cây xanh và trái ngọt, du khách thực sự được hòa mình vào một thiên nhiên trong lành. Lênh đênh trên sông Tiền, du khách còn có dịp tham quan cầu Rạch Miễu nối hai bờ Tiền Giang và Bến Tre được khánh thành và đưa vào sử dụng từ ngày 19-1-2009, một công trình hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam thiết kế với tổng mức đầu tư xấp xỉ 1.400 tỷ đồng. Tuy mô hình du lịch sinh thái miệt vườn ở miền Tây Nam bộ vẫn còn nhiều hạn chế do khá giống nhau về đại thể và chưa có nhiều đột phá, nhưng trong một chừng mực nhất định, cũng đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và quảng bá hình ảnh quê hương, rất đáng được đón nhận với lòng biết ơn và trân trọng…
Hồ Trúc Giang, thường được người dân Bến Tre gọi là Bờ Hồ, nằm ở trung tâm thành phố Bến Tre. Hồ rộng gần 2 ha, nước trong xanh biếc. Phía Đông của hồ giáp với đường Nguyễn Trung Trực, phía Bắc giáp đường Hai Bà Trưng, phía Nam giáp đường Lê Quý Đôn, phía Tây giáp đường Trần Quốc Tuấn – nơi có tượng đài anh hùng LLVT nhân dân Trần Văn Ơn – người thanh niên đã hy sinh trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên trong những năm 1950 tại Sài Gòn. Hồ Trúc Giang thông với sông Bến Tre qua hệ thống cống ngầm. Vì thế, nước trong hồ luôn được lưu thông, đầy – cạn theo dòng chảy của sông Bến Tre ở phía Nam thành phố.
Về nguồn gốc của hồ Trúc Giang, theo nhiều bậc lão niên, trước kia nơi đây chỉ là một cái đầm nhỏ, đến thời Pháp thuộc, hồ được đào rộng, vừa lấy đất san lấp cho các khu vực quanh hồ, vừa tạo mỹ quan cho tỉnh lỵ Trúc Giang ngày trước, tức thành phố Bến Tre ngày nay. Tên hồ được gọi là Trúc Giang từ đó. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hồ Trúc Giang được cải tạo và có một thời gian, quanh hồ được trưng dụng làm sở thú để người dân trong thành phố đến vui chơi, thư giãn.
Hồ Trúc Giang được bao bọc bởi một hệ thống cây xanh, hoa kiểng, tạo nên một không gian xanh mát, trẻ trung, đầy sức sống; đồng thời cũng phảng phất chút nét cổ kính toát lên từ những hàng me tây cổ thụ, đặc biệt là từ một ngôi trường nổi tiếng có từ khá lâu đời. Ngôi trường này trước năm 1975 có tên gọi là trường Trung học Kiến Hòa, rồi đổi thành Lạc Long Quân; sau năm 1975 đổi thành trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu và ngày nay là trường THPT Chuyên Bến Tre.
Do bị xuống cấp cùng với việc quy hoạch phát triển Bến Tre lên đô thị loại 3 vào năm 2007, hồ Trúc Giang được đầu tư cải tạo. Diện tích hồ bị thu hẹp còn gần 1,8 ha để mở rộng độ dốc lòng hồ. Hồ có dạng hình thang, với 4 sân cảnh hình bán nguyệt lấn ra mặt hồ; đường dạo quanh hồ có nhiều bậc tam cấp. Nhìn từ trên cao, hồ Trúc Giang trong xanh như một chiếc gương trang điểm của thiên nhiên.
Không chỉ là nơi hàn huyên tâm sự, hồ Trúc Giang còn là không gian lý tưởng cho các hoạt động vui chơi giải trí và tập thể dục rèn luyện sức khỏe của người dân thành phố.
Là một thành phố trẻ, năng động, thành phố Bến Tre đang phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn của đô thị loại 2. Tuy hội nhập và phát triển nhưng thành phố Bến Tre vẫn giữ được những nét riêng của một xứ sở yên bình, thơ mộng. Hồ Trúc Giang chính là một trong những nét đẹp rất riêng đó. Điều này cũng lý giải vì sao, người dân Bến Tre dù đi đâu, ở đâu cũng đều nhớ đến hồ Trúc Giang – nơi đã tồn tại như một nét duyên của thành phố xứ Dừa.
bạn ghi j hông hiểu lun