Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
- Gió thổi thường xuyên: Tín phong.
- Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (ôn đới)
- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới.
- Lượng mưa TB: 500 -1000mm.
c. Hai đới lạnh (hàn đới)
- Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
- Gió thổi thường xuyên: Gió đông cực thổi thường xuyên.
- Lượng mưa TB: dưới 500mm.
* Ngoài năm đới trên, trong các đới người ta còn phân ra một số đới có phạm vi hẹp hơn, có tính chất riêng biệt về khí hậu như: xích đới nằm gần đường Xích đạo hoặc cận nhiệt đới nằm ở gần các chí tuyến,...
Sự phân chi bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.
- Có 5 vành đai nhiệt
- Tương ứng với 5 đới khí hậu trên Trái Đất. (1 đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh)
a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
- Gió thổi thường xuyên: Tín phong
- Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
- Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
- Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)
- Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
- Gió đông cực thổi thường xuyên.
- Lượng mưa trung bình 500mm.
Nhiệt độ do lượng nhiệt (nóng, lạnh) mà Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời và phản xạ trở lại không khí.
Nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất thay đổi theo:
+) Vị trí gần hay xa biển
+) Theo độ cao
+) Theo vĩ độ
Hang Sơn Đoòng ở:
Xuân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
Địa chỉ của Hang Sơn Đoòng
Chúc chị Hok Tốt nhoá!!!
Xuân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
Địa chỉ của Hang Sơn Đoòng
HokT
- Phá rừng, đốt nương làm rẫy làm cho đất bị rửa trôi, thoái hoá, đất ngày một nghèo dinh dưỡng, giảm độ phì của đất, đất khô,…
- Bón quá nhiều phân hoá học (đạm, lân, ka ly, các loại phân khoáng tổng hợp....) là tác nhân chủ yếu giết chết các vi sinh vật có ích trong đất canh tác.
- Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) đã huỷ diệt hệ vi sinh vật đất,…
địa hình của hưng yên là
khí hậu của Hưng yên là
Đất đai của hưng yên là
giúp mik vs
ai đúng mik tik cho
-Địa hình của Hưng Yên là: đồng bằng, ko có rừng, núi, biển.
-Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
-Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại:
* Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: Màu nâu thẫm, đất trung tính, ít chua, đây là loại đất tốt.
* Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng: Loại này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua.
* Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất màu nâu nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hóa mạnh, chất hữu cơ phân hủy chậm, thường bị chua.
Trả lời:
- Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông.
Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cấp nước sông:
- Sông có nguồn cấp nước là nước mưa: mùa lũ trùng với mùa mưa.
- Sông có nguồn cung cấp nước là tuyết tan: mùa lũ trùng với mùa xuân.
- Sông có nguồn cung cấp nước là băng tan: mùa lũ vào đầu mùa hạ.
- Nước có nhiệm vụ làm mát cho toàn bộ trái đất khi nhiệt độ trái đất tăng cao và làm ấm khi nhiệt độ hạ thấp. Thông qua nước, trái đất có thể hoạt động ổn định hơn, duy trì sự sống trên bề mặt. Ngoài ra nước trên trái đất còn giảm những tác động, dư chấn khi núi lửa phun trào
Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn raphản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium,và đã hút sạch miền lân cận quanh nó như các vật thể hành tinh (planetesimal).. "Hành tinh" ở các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức... đều có nguồn gốc từ chữ planetes (Πλανήτης) của tiếng Hy Lạp. Planetes có nghĩa là "dân du mục".
Tên của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, xét theo sự tăng dần khoảng cách từ Mặt Trời: gồm bốn hành tinh đá Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, và Sao Hỏa, bốn hành tinh khí khổng lồ Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, và Sao Hải Vương (Sao Diêm Vương đã từng được xếp vào nhóm này nhưng hiện tại bị loại ra do không đáp ứng được tiêu chí ba trong định nghĩa của IAU 2006). Những tên này được chọn dựa theo hệ thống Ngũ Hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và thêm vào đó là trời (thiên), biển (hải) và địa ngục (diêm hay diêm la). Hành tinh của chúng ta có một tên đặc biệt (Trái Đất) không thuộc vào hệ thống tên vừa kể trên nhưng thường được gọi là Quả Đất hay Trái Đất hoặc Địa Cầu.
Từ năm 1992, hàng trăm hành tinh quay xung quanh ngôi sao khác ("hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời" hay "hành tinh ngoại hệ") trong Ngân Hà đã được khám phá. Đến 28 tháng 10 năm 2011, đã phát hiện được 695 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, có kích thước từ các hành tinh khí khổng lồ lớn hơn Sao Mộc cho đến kích thước của các hành tinh đá, với 528 hệ hành tinh và 81 hệ đa hành tinh (các hành tinh quay quanhsao đôi hoặc sao ba).
Ngôi sao là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất làMặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng. Các danh mục sao mở rộng đã được các nhà thiên văn lập nên, cung cấp các cách định danh sao theo tiêu chuẩn hóa.
Trong phần lớn thời gian hoạt động của nó, một sao chiếu sáng được là do các phản ứng tổng hợp hạt nhân tại lõi của nó, giải phóng năng lượng truyền qua phần bên trong sao và sau đó bức xạ ra không gian bên ngoài. Hầu hết mọi nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên nặng hơn heli đều được tạo ra nhờ các ngôi sao, hoặc thông qua quá trình tổng hợp hạt nhân sao trong suốt thời gian hoạt động của nó hoặc bởi tổng hợp hạt nhân siêu tân tinh khi ngôi sao phát nổ. Các nhà thiên văn học xác định được khối lượng, độ tuổi, thành phần hóa học và nhiều tính chất khác của ngôi sao bằng cách quan sát phổ, độ sáng và chuyển động của nó trong không gian. Khối lượng tổng cộng của ngôi sao là yếu tố chính trong quá trình tiến hóa sao và sự tàn lụi của nó. Nhiều đặc trưng khác của một sao được xác định thông qua lịch sử tiến hóa của nó, bao gồm đường kính, sự tự quay, chuyển động vànhiệt độ. Một biểu đồ liên hệ giữa nhiệt độ với độ sáng của nhiều ngôi sao, gọi là biểu đồ Hertzsprung-Russell(biểu đồ H-R), cho phép xác định được tuổi và trạng thái tiến hóa của một ngôi sao.
Một sao bắt đầu từ một đám mây co sụp lại của các vật chất với thành phần cơ bản là hiđrô, cùng với heli và một ít các nguyên tố nặng hơn. Một khi nhân của sao đủ đặc, một số hạt nhân hiđrô ngay lập tức biến đổi thành heli thông qua quá trình tổng hợp hạt nhân. Phần còn lại của lớp bên trong ngôi sao mang năng lượng từ lõi ra ngoài thông qua quá trình kết hợp giữa bức xạ và đối lưu. Áp suất bên trong ngôi sao ngăn không cho ngôi sao tiếp tục bị co lại dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của nó. Đến khi nhiên liệu hiđrô tại lõi bị cạn kiệt, các ngôi sao với khối lượng ít nhất bằng 0,4 lần khối lượng của Mặt Trời bắt đầu nở ra để trong một số trường hợp trở thành một sao khổng lồ đỏ tiếp tục đốt cháy các nguyên tố nặng hơn tại lõi sao hoặc tại các lớp vỏ bao quanh lõi. Ngôi sao sau đó bước vào giai đoạn suy biến, tái chế lại một tỷ lệ vật chất vào môi trường không gian liên sao, nơi đây sẽ hình thành lên một thế hệ sao mới với một tỷ lệ cao các nguyên tố nặng.
Hệ sao đôi và nhiều sao chứa hai hoặc nhiều ngôi sao có liên kết về lực hấp dẫn với nhau, và nói chung chúng di chuyển quanh nhau theo những quỹ đạo ổn định. Khi hai ngôi sao có quỹ đạo tương đối gần nhau, tương tác hấp dẫn giữa chúng có thể có một ảnh hưởng quan trọng lên quá trình tiến hóa của các ngôi sao. Các sao có thể tập hợp lại thành một cấu trúc liên kết hấp dẫn lớn hơn, như một quần tinh hay một thiên hà.