loading...
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

Tham khảo: ( từ trên mạng ra )

Hà Nội ngày 14 tháng 02 năm 2022

Kính gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – Trần Hồng Hà!

Con hiện đang là học sinh của trường trung học phổ thông Chu Văn An, thành phố Hà Nội. Nhân dịp cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 được khởi động, con có đôi lời xin muốn gửi gắm tới Bộ trưởng qua thư.

Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau mang tính toàn từ các mặt đời sống như những vấn đề về kinh tế, môi trường, xã hội và chính trị. Cụ thể đó là những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu; Ô nhiễm môi trường; Bạo lực gia đinh; An ninh và phúc lợi; Thất nghiệp; Tham nhũng; Khủng bố…. Những vấn đề trên đều là vấn đề đáng quan tâm và có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới. Tuy nhiên có thể thấy khủng hoảng khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng, được xếp ở vị trí quan trọng hàng đầu và có ảnh hưởng rộng khắp trái đất thân yêu của nhân loại chúng ta.

Từ bao đời nay vấn đề khủng hoảng khí hậu đã quá quen thuộc thế nhưng nó vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hàng giây phút trong cuộc sống con người, bất kể nơi đâu trên Trái đất này. Khí hậu là sản phẩm của giới tự nhiên, không do ý thức của con người tạo ra mà tồn tại song hành với đời sống con người. Khí hậu bao gồm tất cả các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.

Ai cũng biết khí hậu quan trọng. Thế nhưng quan trọng ra sao thì con người lại hờ hững và dửng dưng trước khủng hoảng của khí hậu. Thử tưởng tượng con người không có không khí liệu có sống được không? Môi trường sống ô nhiễm liệu sức khỏe của con người ra sao? Sao ngày xưa thời các cụ sống tới 100 tuổi mà tuổi thọ hiện nay của con người ngày càng thấp đi do đâu?… Chắc hẳn đây là vấn đề mà nhiều người cho rằng thuộc tầm vĩ mô, quá xa vời đời sống. Thế nhưng thực tế khí hậu là vấn đề sống còn mà con người ai cũng cần, ai cũng trải nhiệm sử dụng nhưng lại bị lãng quên và hờ hững. Vấn đề khủng hoảng khí hậu bao lâu nay đã được nói rất nhiều và từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để. Bởi vậy, nó đã dẫn đến rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng.

Cuộc sống con người ngày càng phát triển, kéo theo công nghệ ngày càng đi lên cuộc sống con người cũng được cải thiện. Thế nhưng bên cạnh đó thì những tàn khốc của thiên nhiên cũng ngày càng nhiều và đáng sợ hơn cả. Thực tế những năm qua trái đất và con người đã phải gánh chịu biết bao thảm họa từ khủng hoảng từ khí hậu mang đến. Rõ nhất là học sinh, con thấy số lượng các thiên tai tại đất nước Việt Nam của chúng ta ngày càng đáng sợ, số lượng xảy ra thiên tai cũng ngày càng xảy ra nhiều và mạnh hơn. Theo số lượng ước tính thống kê con tìm hiểu thì có thể thấy trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt từ năm 1990 đến 2010, đã xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông của Việt Nam. Số lượng trên không giảm mà từ năm 2010 đến nay ngày càng tăng với mức độ lớn hơn. Những cơn bão lũ càn quét miền Trung, đỉnh điểm năm 2020 số lượng cơn bão trên biển Đông thống kê tại Việt Nam là 13 cơn bão; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố, trong đó 9 đợt có diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến ngày 22/10 tại khu vực Trung Bộ; 86 trận động đất, trong đó có 2 trận động đất với rủi ro thiên tai cấp 4 (tại Mường Tè, Lai Châu ngày 16/6 với độ lớn 4.9; tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7 với độ lớn 5.3). Không chỉ vậy, năm 2020 trận mưa đá lịch sử kéo dài ngày 30 đến mùng 1 Tết Canh Tý 2020 kéo dài lịch sử và xuất hiện ở nhiều Tỉnh, thành phố trên khắp cả nước; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long và những chỉ số ô nhiễm không khí cao ngất ngưởng mà báo chí ti vi đưa ra thật đáng lo ngại. Tất cả những thông tin mà con tìm hiểu ở trên đều là một phần của khủng hoảng khí hậu.

Hậu quả của khủng hoảng khí hậu là vô cùng lớn không chỉ về người mà còn về kinh tế. Không nói đến khủng hoảng khí hậu xa xôi mà chỉ riêng ở Việt Nam, con được nhìn, được chứng kiến trên báo đài ti vi thời sự cập nhật thật đáng sợ. Chỉ riêng trận bão lũ lịch sử tại khu vực miền Trung năm 2020 theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng xảy ra tại khu vực miền Trung đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề về người, tài sản. Cụ thể trận mưa lũ lịch sử ấy đã làm 249 người chết, mất tích, 1.531 nhà sập, 239.341 nhà bị hư hại, tốc mái, 473.449 lượt nhà bị ngập; nhiều công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, dân sinh bị hư hỏng, sạt lở. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỉ đồng. Chưa kể những khủng hoảng thiên tai khác như mưa đá, hạn hán, ô nhiễm không khí …. gây những thiệt hại cho dân tộc nước ta. Về lâu về dài, khí hậu của con người ngày càng biến đổi, những thiên tai ngày càng nhiều và ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chắc hẳn cuộc sống của con người không còn yên bình như ngày nay mà thật đáng lo ngại.

Là học sinh tầm nhận thức và tiếp nhận thông tin của bản thân còn có hạn chế. Thế nhưng cuộc sống của con ngày nay bầu trời con đang sống ngày càng đen và tối hơn chứ không cao và trong xanh như trước. Bầu không khí hậu con đang sống không còn là bầu không khí của mẹ tự nhiên thật sạch nưã mà ngày càng cần những máy lọc không khí và thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho không khí trong lành. Khi ra đường đi lại lúc nào cũng đầy bụi bặm và ô nhiễm với rác thải, khói xe,… Môi trường con sống ngày càng chật hẹp với nhà cao tầng san sát và cây cối ngày càng ít đi. Cuộc sống của con ngày càng xa với thiên nhiên, với đất trời.

Là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường của một nước, con biết công việc của cô rất bận và cần lo lắng nhiều thứ. Con viết thư này mong rằng những chia sẻ bé nhỏ của con đến được với cô. Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Việc bảo vệ khí hậu để tránh được những biến đổi khí hậu không phải chỉ một cá nhân, một bộ phận có thể giải quyết được mà cần sự đồng lòng của tất cả mọi người trên Trái đất này. Thế nhưng trước mắt con hi vọng có thể bảo vệ được bầu trời nơi con đang sống là đất nước Việt Nam chúng ta. Mong rằng từ trên Bộ có thể chỉ đạo nhiều phương án phòng chống biến đổi khí hậu hơn nữa. Mong rằng người dân có nhiều cơ hội hiểu về biến đổi khủng hoảng qua những cuộc tuyên truyền vận động từ các cấp. Không chỉ vậy, đối với những cá nhân, tổ chức có những hành vi vi phạm về khí hậu hay gây ảnh hưởng xấu đến khí hậu nước nhà cần được xử lý thật nghiêm minh để làm gương cho các cá nhân và tổ chức khác noi theo.

Con tin rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của bộ trưởng và Đảng, Nhà nước ta, tất cả  chỉ cần tất cả mọi người cùng nhau chung tay thì cuộc khủng hoảng khí hậu môi trường sớm sẽ bị đẩy lùi và môi trường sống của chúng ta sẽ được cải thiện. Từ đó lan rộng ra từng vùng miền và khắp đất nước cũng như có tầm ảnh hưởng đến Thế giới trong công cuộc bảo vệ khí hậu nói chung.  Nếu được sự chỉ đạo thật nghiêm túc và quyết liệt trong công tác thực hiện từ trung ương đến địa phương thì chặng đường này sẽ càng sớm về tới đích và khí hậu của chúng ta sẽ được bảo vệ. Con và mọi người đều tin tưởng và hi vọng khí hậu của đất nước ta sẽ được cải thiện ngày một tốt đẹp hơn.

Cuối thư con chúc Cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt và có thể giúp đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn để sánh vai với cường quốc năm châu trên thế giới.

Học sinh

Bế Diệu Nhi.

17 tháng 2 2022

3. Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 51 gửi Tổng thư ký Liên Hợp quốc

"…,ngày… tháng… năm 2022

Kính gửi bác Tổng thư ký Liên Hợp quốc!

Cháu tên là nguyễn văn A , học sinh lớp 6 của trường THCS Xuân La - Tây Hồ

Mới đây cháu đã xem một chương trình truyền hình nói về sự ảnh hưởng khủng khiếp của biến đổi khí hậu tới toàn cầu. Những thông tin đó đã khiến cháu suy nghĩ rất nhiều và đi đến quyết định viết một lá thư gửi tới bác. 

Cháu nhận ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của con người. Theo giới chuyên gia, tốc độ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 - 50 lần so với bất kỳ giai đoạn biến đổi khí hậu nào trong lịch sử Trái đất. Kể từ năm 2015, nền nhiệt Trái đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn và khả năng vượt qua yếu hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.

Hiện nay, khủng hoảng khí hậu cũng đang từng bước đe dọa phá vỡ hệ thống lương thực toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân.

Đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân.

Cháu đã phải chứng kiến người dân phải chịu cảnh lũ lụt sạt lở qua các phóng sự trên truyền hình. Hàng trăm, hàng ngàn người dân đã sống cảnh màn trời chiếu đất, không nhà cửa khi lũ về. Và cháu cũng chẳng thể quên hình ảnh những chú bộ đội cứu hộ cho nhân dân miền Trung đã hi sinh vì sạt lở.

Những cơn lũ từ trên thượng nguồn đổ xuống nhưng không hề có những cánh rừng để cản lại sức mạnh của nó. Hàng ngàn hành vi xấu của con người xảy đến nối tiếp nhau càng làm tình trạng nóng lên toàn cầu thêm trầm trọng. Nếu không sớm hành động, cả thế giới này sẽ sống ra sao?

Do đó, với bức thư này, cháu mong rằng bác sẽ nỗ lực dùng tầm ảnh hưởng của mình để đoàn kết các quốc gia, cùng nhau hành động để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên Trái đất.

Bên cạnh đó, cần hành động khẩn trương để bảo vệ các quốc gia, cộng đồng và người dân trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng khí hậu. Cộng đồng quốc tế cần có sự đột phá về khả năng thích ứng và phục hồi, điều đó đồng nghĩa cần nâng mức đầu tư hơn nữa vào các giải pháp cho vấn đề này.

  Các yếu tố của truyện               Chiếc lá cuối cùng
          Đề tàiTình yêu thương, sự tương trợ giữa những người cùng khổ.
      Các chi tiết tiêu biểu

- Giôn xi bị bệnh sưng phổi và mất đi hi vọng sống.

- Giôn xi nghĩ rằng chiếc lá thường xuân trước cửa rơi xuống cũng là lúc cô rời xa cõi đời này

- Cụ Bơ Men mất vì bệnh lao

- Chiếc lá thường xuân là tác phẩm nghệ thuật cuối cùng của cụ và chính nó đã đưa Giôn xi niềm tin và khát vọng sống.

Ngoại hình của các nhân vậtCụ gầy ốm, giày và quần áo đều ướt sũng. Cụ đã hoàn thành tác phẩm nghệ thuật để đời của mình.
Ý nghĩa của các nhân vật trong câu chuyện

- Xiu luôn động viên Giôn xi trong những ngày bệnh tật hành hạ, truyền cho cô động lực sống. 

- Giôn xi tuyệt vọng và gửi hi vọng sống vào chiếc lá tầm xuân cuối cùng.

- Cụ Bơ Men hoàn thành tác phẩm nghệ thuật của mình là chiếc lá tầm xuân để mang lại hi vọng sống cho Giôn xi.

 

Câu 1: Các từ ở cả câu (a) và (b) đều là từ một nghĩa vì:

- Câu (a) là từ một nghĩa vì chúng đều là nghĩa duy nhất của từ đó dù sử dụng trong ngữ cảnh khác nhau. 

- Câu (b) là tổ hợp những tên riêng chỉ người, địa danh nhất định.

Câu 2: 

a. Nghĩa gốc: "mũi" - bộ phận trên cơ thể con người, phần đầu tiên của bộ phận hô hấp.

b. Nghĩa chuyển "mũi"

+ Mũi thuyền: bộ phận đầu tiên của con thuyền dùng để rẽ nước.

+ Mũi Cà Mau: điểm cực Nam của đất nước Việt Nam.

c. Nghĩa chuyển "mũi"

+ Mũi tấn công: bộ phận lực lượng có nhiệm vụ tấn công quân địch theo hướng nhất định.

d. Nghĩa chuyển "mũi"

+ "mũi" ở đây là chỉ mũi tiêm - thuật ngữ liên quan đến Y tế.

Câu 3: 

Đường (1) và đường (2): chỉ đường đi nối liền từ địa điểm này đến địa điểm khác. 

Đường (3): chỉ đường chỉ tay - những nếp nhăn bẩm sinh trên tay con người.

Đường (4): chỉ những nếp nhăn trên trán của con người.

Đường (5): con đường trong tưởng tượng của tác giả để đến được cung trăng

Đường (6): ám chỉ khoảng cách về mối quan hệ giữa người với người không đến được với nhau.

Câu 1: B. Truyện đồng thoại

Bài 1: 

a.  Biện pháp tu từ so sánh "mẹ già" - "chuối ba hương", "xôi nếp một", "đường mía lau".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Ca ngợi người mẹ dù đã có tuổi nhưng vẫn luôn ngọt ngào, dành cho con tình yêu thương vô bờ bến không bao giờ vơi cạn.

- Thể hiện thái độ trân trọng của đứa con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.

b. Biện pháp tư từ so sánh "tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" kết hợp cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "rơi nghiêng". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ

- Diễn tả hình ảnh trước lá đa rơi nhẹ bên thềm một cách sinh động.

- Cho thấy khả năng quan sát và tâm hồn đầy tinh tế của tác giả.

c. Biện pháp so sánh "quê hương" - "chùm khế ngọt", "đường đi học".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

- Cho thấy sự gắn bó của quê hương và con người qua đó nhấn mạnh vai trò quan trọng đối với thiên nhiên.

- Thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với quê hương của mình.

d. Biện pháp tu từ so sánh "công cha" - "núi ngất trời"; "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông". Tác dụng:

- Tăng tình biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Ca ngợi công lao sinh thành và dưỡng dục vĩ đại của cha mẹ.

- Nhắc nhở mỗi người về trách nghiệm làm tròn chữ "hiếu", kính trọng đối với đấng sinh thành của mình.

Trong cuộc sống, hẳn ai ai cũng đều phải làm việc tính toán mưu sinh, có người thì lao động ngày đêm không nghỉ, nhưng, khi có đầy đủ vật chất, tiền tài rồi liệu chúng ta còn nghĩ đến người khác không? Chúng ta con nhớ thương người đã cho ta cuộc sống ấm no không? Hay, chỉ là biết ơn họ, cái lúc sung sướng vì cơm áo gạo tiền đầy đủ chất chồng lên nhau thì liệu, chúng ta có thể đền ơn những người giúp đỡ ta không? Và, kết tinh nên sự giàu có không chỉ riêng chúng ta mà còn nhiều người tạo nên bằng cách giúp đỡ trao tặng, ấy gọi là đoàn kết. Và Verna M.Kelly đã nói lên một câu mà có lẽ, ai cũng sẽ nhớ tới câu nói ấy:

“Bông tuyết là một trong những thứ mỏng manh của tự nhiên, nhưng hãy nhìn xem chúng có thể làm gì khi chúng kết dính với nhau”.

Con người thật nhỏ bé biết bao, thử hỏi một mình bạn có thể xây lên một ngồi nhà hoàn chỉnh được không? Một mình bạn có thể sống được nếu như tất cả mọi người không hề quan tâm hay an ủi cho bạn lúc bạn buồn? Dù bạn có như thế nào thì người sinh ra trên cõi đời này không chỉ có mình bạn mà cả một cộng đồng với hàng triệu người cũng nhỏ bé như bạn. Hỡi những hạt “bông tuyết” nhỏ nhắn kia ơi, thật là buồn khi nhìn chúng đang dần tan ra khi trời nóng nhưng, những khối “tuyết” hay đống “tuyết” thì sao? Ồ, thật kì diệu chúng vẫn có thể đương đầu với cái nắng. Thế, con người thì sao? Một tập thể, một cộng đồng có thể xây nên ngôi nhà hoàn chỉnh, có thể an ủi lúc có người buồn hay thậm chí là làm nên những điều không tưởng, họ có thể đào xuyên eo đất Panama, họ có thể khám phá ra châu lục mới, họ có thể giải mã những bí ẩn xa xôi ngoài vũ trụ và họ, là một tập thể, là một tế bào, là một mầm sống kết tinh từ biết bao nhiêu điều tinh tuý. Thế mới thấy sức mạnh thật sự của tình đoàn kết. Nhân dân ta cũng vậy, Mông cổ ư? Trung Quốc ư? Pháp ư? Hay thậm chí là Mĩ một khi đã bước vào xâm chiếm khối “tuyết” thì chỉ con nước quay về. Em và các bạn đã ngộ nhận ra rất nhiều điều từ câu nói này, em sẽ luôn luôn để câu nói này trong lòng như một lời nhắc nhở- đừng quên rằng trái đất không chỉ có mình bạn được khám phá mà còn rất rất nhiều hạt “bông tuyết” mong manh nữa.

24 tháng 2 2023

trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có rất nhiều mặt khác nhau có những người họ luôn tỏ ra là mình mạnh mẽ nhưng đâu ai biết được rằng bên trong họ thật sự mỏng manh hơn chúng ta tưởng. Nhưng khi họ làm công việc nào đó có tnh thần đoán kết họ luôn là sự bao dung, chở che cho các thành viên còn lại. Có người lại cho rằng hành động đấy của họ thật dễ dàng và mình cũng có thể làm được nhưng khi thử rồi mới biết nó khó khắn như nào để tạo thành 1 tập thể đoàn kết. Mặc dù tập thể đoàn kết ấy rất mạnh nhưng khi riêng lẻ ra lại rất yếu đuối và cũng có nhiều người nghi ngờ mà tự hỏi:" Tại sao khi làm trong một tập thể thì họ rất ạnh nhưng khi tách rời ra những con người ấy lại yếu đuối như thế?" có người đã nói cho họ câu nói của Verna M.Kelly:“Bông tuyết là một trong những thứ mỏng manh của tự nhiên, nhưng hãy nhìn xem chúng có thể làm gì khi chúng kết dính với nhau”. họ càng tìm hiểu, càng mở rộng kiến thức họ mới hiểu: tại sao sự đoàn kết lại góp phần tạo nên 1 tập thể mạnh. Cô giáo dạy Ngữ Văn đã nói với chúng tôi 1 câu khiến chúng tôi có thể k bao giờ quên:" các em a, khi các em làm trong 1 tập thể,các em đừng sợ khi kết quả k như mình mong đợi nếu mình và mọi người đã cố gắng hết sức mình thì đừng buồn và đừng nghĩ là mình không thể làm được mà hãy nghĩ rằng chúng ta không đạt được mục tiêu không phải do chúng ta k làm được mà do kẻ địch của chúng ta quá mạnh. Vì thế các em phải nỗ lực hết mình để có thể chứng minh được khả năng và thực lực của nhóm mình" cô nói thêm:" các em nhìn xem những bông tuyết nhỏ bé kia khi chúng được bàn tay con người vo nắm thành cục nghĩa là khi các bông tuyết ấy đã được mài giũa và hợp sức lại để tại nên phiên bản tốt nhất của nó. Chứ nguyên bải của nó là một bống tuyết chỉ cần chạm nhẹ là đã tan luôn trong lòng bàn tay chúng ta. nhưng những cục tuyết đã được mài giũa kia thì sao? chúng có tan trong lòng bàn tay chúng ta không? thậm chí chúng còn chịu được cái nắng 25 độ C kia chưa chắc đã tan. Vậy nên hãy tin tưởng vào chính bản thân mình hơn ai khác hãy từng ngày mãi giũa mình trở thành 1 người mang chủ nghĩa hoàn hảo và đừng cho người khác thấy điểm yếu của mình như bông tuyết kia." sau buổi học hôm đó của cô tôi dã nghĩ rằng có lẽ không phải do nhóm mình k làm tốt sản phẩm mà là do nhóm chưa có sự đoàn kết. các bạn thử nghĩ xem một mình bạn có thể xây được một căn biệt thự hay 1 trường học không? có khi làm cả đời còn k xong.  nhưng khi có nhiều người tụ họp và đoàn kết lại để xây ngôi biệt thự hay trường học đấy thì nó sẽ nhanh hơn rất nhiều 1-2 ngày hay 4-5 tháng ư? không thậm chí là đến cả 15-20 năm. Hay những cuộc chiến tranh ngày xưa khi diễn ra nếu nhân dân Việt Nam không đoàn kết lại thì làm sao mà có thể đánh tan bọn quân xâm lược? Vậy nên chúng ta có thể kết luân rằng: khi bạn làm cùng tập thể mà tập thể ấy đoàn kết thì ắt sẽ thành công lớn và sẽ phối hợp ăn ý tất cả mọi thứ trong công việc kể cả từ những việc nhỏ nhặn nhất.

28 tháng 2 2023

Tham khảo nha bạn                Giống nhau : 

-Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.

– Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.

Khác nhau : 

- Ẩn dụ: Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng. Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác. Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm.

– Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận). Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức.

11 tháng 3 2023

1- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

2- Đánh dấu từ có ý nghĩa đặc biệt.

3- Đánh dấu nhan đề của một văn bản trong một câu.