Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những chi tiết miêu tả ngoại hình:
Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:
+ Càng: Mẫm bóng
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.
+ Đầu: tò, nổi từng tảng rất bướng…
+ Răng: đen nhánh
+ Râu: dài, cong.
- Những chi tiết miêu tả hành động:
+ Đạp phanh phách
+ Vũ lên phành phạch
+ Nhai ngoàm ngoạm
+ Trịnh trọng vuốt râu
+ Đi đứng oai vệ…rún rẩy (khoeo), rung…(râu)
+ Cà khịa (với hàng xóm)
+ Quát nạt (cào cào)
+ Đá ghẹo (gọng vó)
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “Chú bé” vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà,
Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.Câu thơ “Lượm ơi còn không?” như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở bài đã có khổ thơ nói về sự hoá thân của Lượm:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
thứ nhất là nên làm bài nhanh , gọn lẹ
thứ 2 thời gian cậu viết lên olm để đăng cậu nên lấy làm thời gian làm bài
thứ 3 khi nào ko bt hắng hỏi
thứ 4 cậu hiểu hay ko thì tùy cậu , hok tốt
thứ 5 k và kb nếu có thể
Tre còn gắn bó với dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. Tre là võ khí, tuy thô sơ nhưng rất có hiệu quả: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù, tre xung phong vào đồn giặc... Từ xa xưa, tre đã từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Cuối cùng, để tổng kết vai trò to lớn của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Cây tre ở đây được nhân hoá mang những phẩm chất, những giá trị cao quý cao quý của con người để ca ngợi công lao, sự công hiến của cây tre cho nhân dân Việt Nam.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-cay-tre-viet-nam-trang-95-sgk-van-6-c33a23341.html#ixzz5E1sIYGPl
Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.
Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở đó, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn.Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh. Chú tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông. Đường phố những ngày hè thật đông đúc, ồn ào. Chú nhanh nhẹn, bình tĩnh, hướng dẫn cho xe đi đúng phần đường qui định. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải. Dòng xe cộ lộn xộn bây giờ đã được phân thành hai luồng giao thông dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Nhìn những giọt mồ hôi giơi đầy trên trán chú, em thấy thương chú thật nhiều, trưa hè như vậy mà chú vẫn phải làm việc, phân luồng giao thông, giữ vẻ bình yên cho đường phố. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho quê hương mình.
Có chỗ nào ko hay thì bạn bổ sung nhé!!!!!!! Mình viết rất mỏi tay nên ko thể viết nhiều được
Đoạn thơ trên đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh qua câu thơ: "Hôm nay trời nóng như nung". Nung là hiện tượng dùng lượng nhiệt lớn để làm nóng chảy kim loại hoặc đồ gốm,.. Nhưng tác giả lại so sánh trời nóng như nung. Câu thơ mở ra bầu không khí nóng bức, oi ả của mùa hè. Trời nóng như cái lò vậy mà mẹ vẫn phải làm việc ngoài đồng. Vần thơ được viết rất tự nhiên cho thấy sự quan sát và tình cảm của tác giả: thương mẹ vất vả. Và chính bởi thương mẹ mà tác giả cũng có ước muốn hết sức giản dị, đó là hóa đám mây, để che đi những tia nắng gay gắt kia, để công việc của mẹ bớt cực nhọc hơn...