Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hội An là một thành phố cổ ở tỉnh Quảng Nam được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999. Trong thế kỷ 17 và 18, Hội An là một trong những thương cảng sầm uất nhất ở Việt Nam, nơi các thương gia từ nhiều quốc gia đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý… Thật vậy, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây đã cho thấy tác động của nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp … Khi đến Hội An, bạn có thể có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ bên cạnh sông Thu Bồn mà dường như không thay đổi trong 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp trong thế kỷ 20.
Tới Hội An vào tháng 3 là khoảng thời gian đẹp nhất tại Hội An, gió nhẹ, nắng nhẹ… Nói chung mọi thứ đều tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn không sắp xếp được khoảng thời gian này để đi thì bạn cũng có thể đi vào tháng 2 hoặc tháng 4. Nhưng nói thế không có nghĩa là những mùa khác thì không nên đến Hội An. Vì Hội An luôn đẹp chỉ là nếu bạn đi vào mùa mưa thì sẽ đi chơi được ít mà ở lại khách sạn, nhà nghỉ thì nhiều.
Thời tiết của Hội An có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường kéo dài từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến hết tháng 7 hàng năm.
Ngoài ra nếu bạn đi vào đúng 14 âm lịch hàng tháng bạn sẽ có dịp được ngắm hoa đăng và những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc lung linh trên phố và trên sông, bởi vì vào ngày này toàn thành phố Hội An sẽ tắt điện để bảo vệ môi trường. Bạn cũng có dịp được nghe những bài hát cổ, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức những món ăn hấp dẫn và ngon miệng.
Tại Hội An không có sân bay nên để tới được Hội An thì các bạn tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc cần phải bay từ Hà Nội đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Các bạn trong thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền trung cũng vậy.
Từ Đà Nẵng đến Hội An khoảng 30km nên các bạn có thể gọi taxi (thương lượng giá), ngồi xe khách hoặc thuê xe máy tại Đà Nẵng rồi sau đó đi tới Hội An.
bạn đã bao giờ đến Tuyên Quang? nếu bạn chưa bao giờ đến thì bạn chưa thể biết dõ hết về lịch sử Việt Nam
Tuyên Quangnằm ở vùng đông bắc nước ta. Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giápVĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái.
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
thời tiết ở đây luôn thay đổi theo xuân hạ thu đông, mùa nào bạn cũng có thể đến thăm nơi này
là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành.
Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làmtinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...
Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.
Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW.
Tới Tuyên quang bạn có thể chở lại 1 thời làm việc khá vất vả của Bác Hồ, tham quan những di tích gắn liền với lịch sử và những nơi du lịch khá hấp dẫn.Như
Di tích lịch sử Tân Trào Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được bao bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam, núi Bòng ở phía Tây… Để đến được Tân Trào, trước đây chỉ có 2 đường mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao. Ngày nay, đến Tân Trào đã có đường ô tô rất thuận tiện. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời.
Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội], là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".
Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Nưa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Hồ Chí Minh làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.
Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. xem trên bản đồ tại đây
Dưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giápđọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.
Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ 1950 đến 1951, Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 2016)
Ngoài ra, khu di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ - Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.
Khu di tích Kim Bình, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa
Khu di tích Kim Quan, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn
Khu di tích Làng Ngòi - Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn
Khu di tích Chiến thắng Khe Lau, xã Phúc Ninh và xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn
thành nhà Mạc thành phố tuyên quang
· 6. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự
· Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày 21/5/1945. Bác ở đây trước khi rời lên lán Nà Lừa. Hàng ngày Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ rất quan tâm đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua bút, vở tặng con ông Sự, khuyến khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ. Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
· .7. Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng
· Khu di tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954. Ngôi nhà nằm bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt, giúp cho việc đưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi. Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
·
Kim Quan- trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ
· Khu di tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Dòng sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt vừa đảm bảo bí mật. Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính phủ 200m về phía Đông Bắc. Ở đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên sườn núi. Cách nhà sàn không xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá… các hầm trú ẩn đều đào sâu trong lòng núi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương Đảng có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ chi. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế. Cũng từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơ- ne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia.
Điểm du lịch văn hoá- lịch sử và sinh thái Nha Công an
Thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, nằm trong quần thể Khu di tích Cách mạng Tân Trào; được tu bổ tôn tạo, khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/ 8/1945- 19/8/2000) Từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950, nơi đây là trụ sở của Nha Công an Trung ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.
Danh lam, thắng cảnhQuần thể hang động xã Yên Phú, huyện Hàm Yên: danh thắng quốc gia
Động Song Long - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia
Hang Phia Vài - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia
Thác Mơ - Na Hang Cách thành phố Tuyên Quang 100 km, thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi.
Suối nước khoáng Mỹ Lâm Nằm ở địa phận huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, suối là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...
Động Tiên thuộc huyện Hàm Yên cách thành phố Tuyên Quang khoảng 50 km.
đấy là 1 số nơi ở tuyên quang nếu có dịp mời bạn đến chơi
em hãy miêu tả khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời bằng đoạn văn khoảng 12 câu
m.n lm giúp mk vs ạ
Reng reng ! Tiếng chuông đồng hồ báo thức kêu lên. Như thường lệ, tôi tắt chuông và dậy ngay sau khi tiếng chuông dứt. Nhưng riêng hôm naỵ, tôi lại muốn nằm thêm một chút và nhìn ra ngoài cửa sổ phía bên dưới nơi mà có khu vườn nhỏ của nhà hàng xóm.
Từ trên nhìn xuống, khu vườn gần như chỉ toàn một màu xanh. Tròi xanh, mây xanh, cỏ xanh. Vườn tràn ngập một màu xanh. Bầu trời sáng sớm xanh trong vắt. Ông mặt trời lấp ló sau những gợn mây làm chúng hồng lên. Thảm cỏ trong vườn mơn mởn nhờ được chủ vườn cắt tỉa thường xuyên.
Trong vườn có rất nhiều cây. Cây cam có cành lá xum xuê, quả vàng óng như những chiếc đèn lồng treo lủng lẳng trên cây. Cây chuối tàu lá xanh, thân cũng xanh, mang buồng chuối đến chục nải cũng xanh, lốm đốm vài quả chín rất hấp dẫn. Cây bưởi cành nhỏ chúc xuống, những quả bưởi to, tròn xanh mướt như “những đứa con đầu tròn, trọc lốc” mà nhà thơ Trần Đăng Khoa từng so sánh.
Các cây ăn quả tràn đầy sắc xanh như thế còn những khóm hoa thì rực rỡ sắc màu. Hoa cúc vàng rực như nắng làm nổi bật cả một góc vườn và ấm lên cả không gian xung quanh. Hoa đào cũng đua nhau khoe sắc áo hồng mới. Còn hoa hổng thì màu sắc GŨng rất phong phú, hồng nhung, hồng đỏ, hồng trắng, hồng vàng, hồng cam tranh nhau khoe sắc, toả hương; Nhưng hoa hồng không được trồng theo khóm mà chúng được trồng xung quanh vườn.
Vui nhất là lũ chim. Chim vàng anh, chim chích choè, chim sẻ, chim sơn ca, chim sáo,… chúng bay khắp vườn, trò chuyện với nhau, hát cho nhau nghe, đùả với nhau hay thậm chí còn trêu nhau, nhộn nhịp kinh khủng, còn đàn bướm thì nhẹ nhàng vờn quanh những khóm hoa.
Khu vườn đẹp quá ! Tôi ước mơ rằng sau này nhà tôi cũng có một khu vườn đẹp như thế.
# tham khảo #
Chúc bạn học tốt
Trường của em là một ngôi trường nhỏ nằm ở trên ngọn đồi phía cuối làng. Với em, trường là là một nơi tuyệt đẹp và yên bình. Nhưng đẹp nhất, có lẽ là vào những ngày mùa hè.
Mùa hè là thời gian mà chúng em ở trường ít nhất, nhưng cũng là mùa mà đem đến nhiều điều tuyệt vời nhất. Khi mùa hè sang, ngôi trường khoác lên mình một chiếc áo mới, rực rỡ và tươi sáng hơn rất nhiều. Dưới ánh nắng chói chang, những bức tường vàng, những khoảng sân xi măng trắng xám, những khung cửa xanh như tươi tắn hơn hẳn. Những ô cửa sổ khép kín vì sợ gió rét, nay đã đồng loạt mở tung, đón nắng mới và gió mát vào phòng. Những chiếc rèm màu trắng ngà, được kéo gọn về từng góc, vẫn không thôi tung bay phấp phới. Trên ban công, những chậu xương rồng nhỏ đã cao thêm nhiều chút, nở những bông hoa nhỏ xíu màu đỏ cam xinh xắn. Các bạn học sinh, cũng đã thay những chiếc áo dài ấm áp, thành những chiếc áo ngắn tay mát mẻ hơn. Nhiều bạn nam bắt đầu đi cắt tóc ngắn cho mát mẻ, các bạn nữ thì chuyển sang buộc tóc đuôi gà, hay tết tóc cho gọn gàng.
Trên sân trường, cây cối xanh tươi, tán lá rộng lớn, che từng bóng râm cho các bạn học sinh nô đùa. Mùa hè ấm áp, các bạn cũng thích ra sân chơi hơn. Đủ các trò từ nhảy dây, đá câu đến đuổi bắt, kể chuyện, náo nhiệt vô cùng. Góp vui với đó, các ca sĩ ve sầu cũng ve ve ve suốt ngày dài. Tiếng ve đều đều, ngân nga râm ran trong các tán lá, như hòa thành bản nhạc du dương chào mùa hạ về. Trên cao hoa phượng nở đỏ rực rỡ như ngọn lửa, hòa chung với nắng hè, đem đến cho ngôi trường vẻ đẹp chói sáng.
Trường em thật đẹp và rộn ràng vào những ngày mùa hè. Càng nhìn ngắm, em lại càng thêm yêu quý ngôi trường của mình.
đề 1
Quang cảnh trường lúc buổi sáng đầu hè rất đẹp. Vào lúc nghỉ hè, em đến thăm trường của mình. Tấm kính trường được ánh nắng của mùa hè chiếu vào rất đẹp, cánh cổng trường được chiếu lên với ánh nắng của mùa hè tạo nên cảm giác rất đẹp. Mọi thứ thật yên tĩnh em vẫn còn nhớ cảm giác ồn ào náo nhiệt đó cùng các bạn, cùng các bạn chơi những trò chơi đó. Hiện tại đang là mùa hè, mùa mà tất cả mọi người cùng nhau nghỉ hè. Các lớp học cũng đã đóng cửa, những lớp học được ánh nắng mùa hè chiếu vào thật sự rất đẹp. Ngôi trường đã được bao phủ bởi những ánh nắng mùa hè rất tuyệt đẹp, em rất thích ngôi trường em vào đầu mùa hè, ngôi trường vào đầu mùa hè có rất nhiều khung cảnh tuyệt vời. Em rất yêu thích ngôi trường của em vào đầu mùa hè.
Chúc bạn học tốt !
đề 2
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.
trong mot lan toi bi nga xe bi rach thit ba me toi an can dua di di benh vien . o day cac co y ta , cac bac sy an can nhe nhang tro chuyen voi toi cho toi do so hon nhung co y ta nhu nhung nguoi me vay rat la hien sau khi co ke chuyen cho toi nghe xong co lien lay ong tim de cho toi ngu thiep di ctoi rat so va nam chat tay co . luc nay bac sybtim cho toi mot lieu rua sach ,vet thuong toi nho khoang 3 mui tim bac sy nhe nhang chung bi do may vet thuong roi an can may mot cach rat nhe nhang. khi may xong co y ta cho toi mot cai banh co rat thuong toi ,toi phai tim them 3 mui nua cac co nhu la thien thann vay co nhe nhang bang bo lai chan chotoi , co nhe nhang noi nho uong thuoc chuyen can . khi ra benh vien toi cam thay mk vua gap rat nhieu thien than vay ,co le toi se het so benh vien va ongkim hon thay vi so toi lai thay rat on va ko con so nua
Bệnh viện là nơi em ghét tới nhất! Thế nhưng sau khi nhìn thấy cảnh bác sĩ chăm sóc bệnh nhân em đã thay đổi suy nghĩ đó và có một cái nhìn khách quan hơn về bệnh viện.
Vì chủ quan mà em đã bị cảm lạnh. Em được bố mẹ đưa tới bệnh viện gấp vì bệnh tình của em khá nghiêm trọng. Phòng em nằm có tới tám bệnh nhân, phần lớn đều các bạn trạc tuổi em. Nhưng ba mẹ em rất yên tâm khi biết em sẽ được bác sĩ Mạnh Hùng điều trị.
Bác sĩ Mạnh Hùng nổi tiếng là chữa bệnh rất giỏi. Năm nay, bác sĩ đã ngoài năm mươi tuổi, dáng người to lớn nhưng tác phong làm việc rất nhanh nhẹn. Mái tóc của bác đã điểm bạc, đôi mắt bác lấp lánh sau tròng kính trắng. Bộ áo khoác dài màu trắng tuy đã cũ nhưng rất sạch sẽ. Bàn tay của bác tuy to nhưng lại rất mềm và mát. Mỗi lần nghe giọng bác nói chuyện với bệnh nhân, em cảm tưởng như giọng nói của một người cha vừa dịu dàng, vừa ấm áp .
Bác luôn đến từng giường khám và theo dõi sức khỏe cho từng bệnh nhân. Bác đặt tay lên trán em, để một lúc rồi ân cần nói: “Hôm nay, cháu đỡ sốt nhiều rồi đấy. Chịu khó uống thuốc cho mau khỏi. Vài hôm nữa cháu có thể xuất viện, trở lại đi học nhanh thôi. Đừng lo lắng gì cháu nhé!”. Rồi bác quay sang giường kế bên hỏi bạn Long bị sốt xuất huyết: “Tối qua cháu ngủ có ngon không? Có còn đắng miệng nữa không?”. Bác lật áo Long lên, áp ống nghe vào tai, vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ. Rồi bác ấn nhẹ tay lên vùng bụng, bắt mạch cho Long… Một hồi sau, thấy gương mặt bác vui vẻ hẳn lên. Bác bảo Long: “Cháu uống nhiều nước cam vào, chỉ độ vài ngày nữa là khỏi thôi .
Cứ thế, bác sĩ Mạnh Hùng ân cần, tận tụy với tất cả mọi người, bệnh nhân hết thảy đều tin tưởng vào bác sĩ. Ai cũng nói bác sĩ xứng đáng với danh hiệu thầy thuốc như mẹ hiền.
Em cảm thấy bác sĩ Hùng thật là tốt bụng! Nhờ có bác tận tình chăm sóc mà em mới mau chóng hồi phục . Em thấy quý mến bác ấy rất nhiều!
Tham khảo ở đây nhé
Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế,tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre”, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế,tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre”, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”
Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son
Tôi rất thích ngắm nhìn bình minh trên quê hương mình. Khi rạng đông dần xuất hiện ( trạng ngữ) bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt. Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày dần ló dang ban phát cho trần gian những ánh sáng ấm áp, quét sạch tàn dư của bóng đêm. Gió thổi nhè nhẹ( từ láy). Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, hân hoan chào đón chào ngày mới. Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây được ánh sáng chiếu vào lấp lánh tựa như những viên ngọc quý giá của thiên nhiên. Tất cả sự vật và thiên nhiên cùng hài hòa tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời.
Đó là một buổi sáng đầy kỉ niệm. Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Ở phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm vụt tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm, uốn lượn trên bầu trời rộng, rồi lan tỏa cả cánh đồng. Lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn ra xa, đồng lúa như một tấm thảm xanh rờn nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng của buổi bình minh, sương tan, nhìn cánh đồng lúa quê mình như một bức tranh tuyệt đẹp. Mình say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu mình không hay để ý. Đến khi mặt trời thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng. Đằng xa, thấp thoáng bóng những chiếc áo màu tươi tắn của những cô gái làm cỏ lúa bên đê. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở phân và dụng cụ ra đồng bón lúa, hòa cùng tiếng lội nước bì bõm của các bác nông dân tranh thủ làm sớm, càng làm cho cánh đồng nhộn nhịp hẳn lên.
Mình khoan khoái bước nhẹ dọc bờ đê nhỏ. Anh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá long tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi vội lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn lan xa… Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo. Đàn chó ùa ra bờ sông sủa ăng ẳng với theo. Mình bước vội về khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh mái đầu bạc thân yêu của bà mình đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Một ngày mới bắt đâu trên quê mình như vậy đó.
Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày hè trên quê hương thân yêu, mình thấy vui, khỏe, lạc quan, yêu đời hơn. Quê bạn chắc cũng có những buổi bình minh đẹp như thế, phải không bạn?
Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp. Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.
Mặt trời lên, màn sương tan dần. Ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ.
Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ướt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.
Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Nếu ko chép mạng vậy sao e ko tự viết nhỉ? Tốt nhất tự viết nhe e
Tự viết, cũng có thể tham khảo một vài câu trên mạng
Thấy đúng thì k nha
**Tham khảo**
Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc.
Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở đó, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn.Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh. Chú tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông. Đường phố những ngày hè thật đông đúc, ồn ào. Chú nhanh nhẹn, bình tĩnh, hướng dẫn cho xe đi đúng phần đường qui định. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải. Dòng xe cộ lộn xộn bây giờ đã được phân thành hai luồng giao thông dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Nhìn những giọt mồ hôi giơi đầy trên trán chú, em thấy thương chú thật nhiều, trưa hè như vậy mà chú vẫn phải làm việc, phân luồng giao thông, giữ vẻ bình yên cho đường phố. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho quê hương mình.
Có chỗ nào ko hay thì bạn bổ sung nhé!!!!!!! Mình viết rất mỏi tay nên ko thể viết nhiều được
Sao ko ai giúp zậy nèk? Mai mk phải nộp r. Huuuuuu