K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2018

trước các hạng tử có dấu gì thì đó chính là dấu của hạng từ

nếu hạng tử đầu tiên của đa thức không có dấu đằng trước, ta ngầm hiểu hạng tử đó mang dấu dương

quy tắc đổi dấu: khi cộng 2 đa thức thì giữ nguyên dấu các hạng tử của cả 2 đa thức và thực hiện cộng các đa thức cùng phần biến

khi trừ 2 đa thức thì giữ nguyên dấu các hạng tử của đa thức bị trừ, còn lại đổi dấu tất cả các hạng tử của đa thức trừ sau khi bỏ dấu ngoặc

thế này được chưa bạnhihihihihihi

Bạn dựa theo công thức này nhé:

Nếu a<0 và b<0 thì ab>0

Nếu a<0 và b>0(nói chung là a,b khác dấu) thì ab<0

Nếu a>0 và b>0 thì ab>0

Tức là bạn phải xem hệ số của các đơn thức đó là âm hay dương xong mới kết luận được

Nếu có n só âm và m số dương thì

Nếu n là số chẵn thì chắc chắn hệ số tổng là số dương

Nếu n là số lẻ thì chắc chắn hệ số tổng là số âm

4 tháng 8 2018

Trong sgk ấy

4 tháng 8 2018

Nhưng mình mất sách rùi!Bạn trả lời hộ mình đi!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
17 tháng 9 2023

a) Cộng hai đa thức:

Để cộng hai đa thức một biến (theo cột dọc), ta có thể làm như sau:

-        Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;

-        Đặt hai đơn thức có cùng số mũ của biến ở cùng cột;

-        Cộng hai đơn thức trong từng cột, ta có tổng cần tìm.

Để cộng hai đa thức một biến (theo hàng ngang), ta có thể làm như sau:

-        Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;

-        Viết tổng hai đơn thức theo hàng ngang;

-        Nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau;

-        Thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta được tổng cần tìm.

b) Trừ hai đa thức:

Để trừ đa thức P(x) cho đa thức Q(x) (theo cột dọc), ta có thể làm như sau:

-        Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;

-        Đặt hai đơn thức có cùng số mũ của biến ở cùng cột sao cho đơn thức P(x) ở trên và đơn thức của Q(x) ở dưới;

-        Trừ hai đơn thức trong từng cột, ta có hiệu cần tìm.

Để trừ đa thức P(x) cho đa thức Q(x) (theo hàng ngang), ta có thể làm như sau:

-        Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;

-        Viết hiệu P(x) – Q(x) theo hàng ngang, trong đó đa thức Q(x) được đặt trong dấu ngoặc;

-        Sau khi bỏ dấu ngoặc và đổi dấu mỗi đơn thức trong dạng thu gọn của đa thức Q(x), nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau;

-        Thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta được hiệu cần tìm.

14 tháng 4 2023

1. Cho đa thức sau: \(A=7x^3-5x+6+2x^4\). Tìm các đa thức B, C sao cho:

\(A+B=6x^5+3-7x+6x^3\)

\(A-C=2x^4\)

 

2. Tìm tổng các đa thức sau:

\(a,3x^4+2x+6x^2-2x-1\)

\(b,-5x^4-3x^2+4x^3-2x-1\)

\(c,-x^5+3x^2-1\)

 

3. Tìm hiệu các đa thức sau:

\(a,2x^3-x^2+1,5\)

\(b,4x^6-x^5+3x-2\)

\(c,-6x^3-3x+x^2-4\)

3 tháng 4 2016

cách 1 cộng theo hàng ngang (cái này dễ nên bạn tự làm nhé)

cách 2 cộng theo hàng dọc sắp xếp theo lũy thừa giảm dần của biến rồi cộng trừ như cộng trừ số số hàng

3 tháng 4 2016

Cách 1 : cộng theo hàng ngang

Cách 2 : cộng theo hàng dọc ( đa số sử dụng cách này )

25 tháng 3 2018

Để cộng, trừ hai đa thức một biến, ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:

Cách 1. Thực hiện theo cách cộng, trừ đa thức đã học ở Tiết 6.

Cách 2. Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến, rồi đặt phép tính theo cột dọc tương tự như cộng, trừ các số (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột).

25 tháng 3 2018

Cách 1. Thực hiện theo cách cộng, trừ đa thức đã học ở Tiết 6.

Cách 2. Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến, rồi đặt phép tính theo cột dọc tương tự như cộng, trừ các số (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột).



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ly-thuyet-cong-tru-da-thuc-mot-bien-c42a6556.html#ixzz5AkptYOsw

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
17 tháng 9 2023

Để thực hiện phép chia một đa thức cho một đa thức khác, ta làm như sau:

Bước 1:

-        Chia đơn thức bậc cao nhất của đa thức bị chia cho đơn thức bậc cao nhất của đa thức chia.

-        Nhân kết quả trên với đa thức chia và đặt tích dưới đa thức bị chia sao cho hai đơn thức có cùng số mũ của biến ở cùng cột.

-        Lấy đa thức bị chia trừ đi tích đặt dưới để được đa thức mới.

Bước 2: Tiếp tục quá trình trên cho đến khi nhận được đa thức không hoặc đa thức có bậc nhỏ hơn bậc của đa thức chia.

28 tháng 3 2017

xem sách toán lớp 7 tập 2