K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2021

Tham khảo: ??

 

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc TửGiới thiệu khái quát về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

"Đây thôn Vĩ Đã" là một bài thơ ấn tượng của Hàn Mặc Tử được ông viết năm 1938, lấy cảm hứng từ mối tình với Hoàng Cúc - cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống. Với cảm xúc dạt dào, chân thành và cái tài làm thơ được gửi gắm khéo léo, Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm đã tạo được nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong trái tim biết bao con người yêu văn, say thơ từ thuở đó đến bây giờ.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:

a. Tác giả:

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, các bút danh là Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh.Qua ông ở Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình viên chức nghèo, theo Đạo Thiên chúa.Năm 1940, ông mất ở Tuy Hoà khi mới 28 tuổi.Cuộc đời Hàn Mặc Tử bất hạnh khi ông mắc bệnh hiểm nghèo giữa tuổi thanh xuân, cuộc đời ông ngắn ngủi, chết trong cô đơn ở trại phong Tuy Hoà.Về con người, Hàn Mặc Tử với thân xác bị phá hủy bởi bệnh tật đến tàn tạ, thống khổ nhưng tâm hồn lại khao khát hướng về con người, cuộc đời.Sáng tác của Hàn Mặc Tử mang hai tiếng nói chính là tiếng nói của máu cuồng và hồn điên tạo nên sự kỳ dị, ma quái và tiếng nói của yêu thương, khao khát tạo nên nét trong trẻo, thanh khiết.

b. Tác phẩm:

In trong tập "Thơ điên", sau đổi tên thành "Đau thương".Sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo sống cách ly để chữa bệnh. Ông lấy cảm hứng từ mối tình của Hoàng Cúc - một cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống.

2. Phân tích tác phẩm:

a. Khổ 1:

Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" là một câu hỏi đa sắc điệu, giống như lời hờn trách nhẹ nhàng hay lời mời mọc tha thiết.Hai chữ "không về" là một uẩn khúc bởi "không về" chứ không phải "chưa về" vì "chưa về" còn mở ra cơ hội còn "không về" là khao khát nhưng không về được.chữ "anh" trong câu thơ gợi ta hiểu nhân vật đang tự phân thân hỏi chính mình, đang khao khát trở về Vĩ Dạ.Cụm từ "nắng hàng cau" gợi hình ảnh những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu qua thân cau cao vút, thẳng tắp, phát ra ánh lung linh, tinh khôi. "Nắng mới lên" một lần nữa nhấn mạnh đấy là nắng sớm, thứ ánh nắng thiếu nữ vừa rạng rỡ vừa trong trẻo, điệp từ "nắng" đã gợi nên vẻ đẹp thanh khiết của ánh sáng.Từ "mướt" là nhãn tự câu thơ, ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả của khu vườn với cây lá xanh non tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã gợi ra sắc xanh ngời lên trong vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang. Nếu hai câu trên điệp hai lần từ "nắng" thì đến hai câu này nhà thơ hai lần nhấn vào sắc xanh. Thi sĩ không tả màu mà gợi sắc, từ "mướt quá" đã tột cùng hoá vẻ đẹp thôn Vĩ, làm bật lên vẻ đẹp thanh tân của khu vườn,.đó là ngôn ngữ của những cảm xúc, ấn tượng, của niềm tha thiết ngắm nhìn thôn Vĩ.Sắc diện con người hiện lên với mặt chữ điền cân đối hài hòa, "lá trúc che ngang mặt chữ điền" gợi ra vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, đậm chất Huế vì nó hiện lên thấp thoáng, ẩn hiện sau cành lá trúc che ngang. Thủ pháp cách điệu hóa làm cho con người hiện ra giữa vườn thôn Vĩ trong vẻ đẹp thanh tú.Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của tác giả hiện ra mang vẻ đẹp tươi sáng với nắng thanh khiết, vườn thanh tân, người thanh tú, tất cả gợi lên một vẻ đẹp thánh thiện. Với Hàn Mặc Tử, hình ảnh khu vườn là hình ảnh thực mang màu sắc tượng trưng, khu vườn mơ ước, là hiện thân của cái đẹp thánh thiện, quý phái mà nhà thơ khao khát hướng tới.

b. Khổ 2:

Hình ảnh thơ mang tính chất siêu thực, nhà thơ phá vỡ logic hiện thực: gió thổi, mây bay, ngắt nhịp thơ từ câu có nhịp 4/3 chia thành nhiều câu nhỏ.Nhân hoá: gieo nỗi buồn vào lòng sông, biến dòng sông ngoại cảnh thành dòng chảy tâm trạng.Cảnh ở đây không còn là cảnh thực mà thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, mặc cảm chia lìa bắt nguồn từ cảnh ngộ riêng của nhân vật trữ tình, tâm hồn tràn đầy khao khát mà sức sống cạn kiệt dần.Câu hỏi tu từ "Thuyền ai đâu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?": cảnh chuyển từ hư thực thành mộng ảo, hình ảnh một con thuyền chở đầy trăng trôi trên dòng sông trăng về một bến trăng xa xôi nào đó, thuyền ở đây là "thuyền ai" gợi sự mơ hồ, xa cách. Hình ảnh "bến sông trăng" như thuộc về một cõi khác chứ không phải bến trần gian trong đời thực, cả không gian tràn ngập ánh trăng, cái thực cái ảo đồng điệu, vừa gần gũi vừa xa vời, tất cả đều lung linh như ánh trăng, ánh sáng của tình yêu và cái đẹp hiện diện như một điểm tựa an ủi, cứu rỗi, một khao khao khát không thể đạt được.Câu hỏi tu từ "Có chở trăng về kịp tối nay?" vọng lên khắc khoải, da diết như một bức thông điệp về một kiếp sống ngắn ngủi, thể hiện tâm trạng mong ngóng và âu lo, dường như dòng sông ở đây là dòng đời phiêu tàn còn con thuyền là tình yêu xa xôi và bến trăng là bến bờ hạnh phúc hư ảo.

c. Khổ 3:

Các từ "sương khói", "đường xa" gợi ra không gian huyền hoặc bất định, đọng lại chỉ là một vùng sương khói hư ảo, hình ảnh con người xa dần mờ dần rồi trở thành hư ảnh trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.Đầu tiên nhà thơ nói "khách đường xa" - con người có thật nhưng xa xôi rồi đến "em" - "áo trắng": hư-thực và chập chờn, cuối cùng là "nhân ảnh"- con người hiện diện như một ảo ảnh xa mờ.Câu hỏi tu từ kết thúc bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đượm nỗi hoài nghi, đại từ phiếm chỉ "ai" được sử dụng rất tài tình gợi ra hình ảnh thơ đa nghĩa với những cách diễn giải khác nhau: "ai" ở đây có thể là giai nhân, là con người hoặc cũng có thể là cõi đời đang hiện diện ngoài kia mà nhà thơ không thể nào đến gần, cảm nhận và nắm bắt. "Tình ai" có thể hiểu là tình yêu, rộng hơn là tình đời, tình người đối với thi nhân, giờ đều trở nên huyền hoặc, khó xác định.

III. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước đồng thời là tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với cuộc sống con người .Ngôn ngữ sử dụng trong bài trong sáng, tinh tế và đa thanh. Hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động, đậm màu sắc tượng trưng siêu thực. Cấu trúc ba câu hỏi ở ba khổ thơ gợi cảm xúc đi từ khao khát đến phấp phỏng, âu lo, từ hi vọng đến hoài nghi, xót xa, mỗi câu hỏi trong khổ thơ như gõ vào cánh cửa cuộc đời thể hiện niềm thiết tha với cuộc sống ở tác giả.

31 tháng 1 2021

Đây là bạn phân tích bài thơ rồi, còn câu mìng hỏi là lấy bài thơ để chứng minh cho câu nhận định đó á :v

18 tháng 9 2021

Hai câu nào bạn nhỉ??

18 tháng 9 2021

Lấy hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết á bạn. Hai câu nào cx đc hết. 

15 tháng 3 2021

Nhà thơ Thế Lữ đã từng có nhận xét khá tinh tế về Xuân Diệu: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Có thể nói, Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một “bộ y phục tối tân”, táo bạo, một “cảm hứng dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Cứ mỗi độ xuân về, trái tim non của những thế hệ trẻ lại rung lên với cảm xúc yêu đời tha thiết, mãnh liệt trước lời ru yêu đời mà thấm thía của Xuân Diệu. Một trong những lời ru yêu đời thấm thía ấy được gửi gắm qua tác phẩm “Vội vàng” – một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Xuân Diệu. Cả bài thơ là niềm yêu đời mãnh liệt, lòng ham sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Đến với 13 câu đầu trong “Vội vàng”, chúng ta sẽ thấy rõ được ước muốn táo bạo, kì lạ của thi sĩ và bức tranh xuân – vẻ đẹp thiên đường trên mặt đất. Rút ra từ tập “Thơ thơ”, Vội vàng là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Mở đầu bài thơ là khổ thơ ngũ ngôn thể hiện ước muốn cháy bỏng của thi sĩ: Tôi muốn tắt nắng đi màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh liên tiếp các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, khổ thơ như khúc ca sôi nổi, say mê về những ước muốn khát khao cất lên từ trái tim của thi sĩ. Muốn tắt nắng, muốn buộc gió để màu đừng nhạt, hương đừng phai, nghĩa là Xuân Diệu muốn níu giữ mãi hương thơm sắc thắm, muốn bất tử hóa vẻ đẹp mùa xuân nơi trần thế. Nghĩa là Xuân Diệu muốn mãi mãi một mùa xuân tuyệt vời. Ham muốn, khát vọng của thi sĩ thật vô cùng lãng mạn. Phải là một hồn thơ yêu đời ham sống mãnh liệt đến vô bờ mới có những ham muốn bồng bột, táo bạo ấy. Là một nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, say mê cuộc đời bằng một niềm yêu đời mãnh liệt, bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, ngơ ngác và đầy vui sướng, Xuân Diệu đã phát hiện ra bao vẻ đẹp đáng yêu, đáng say đắm của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi trần thế mà đẹp nhất, vui nhất, lộng lẫy nhất chính là mùa xuân và tuổi trẻ: Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cưa Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần! Từ những câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn, khúc thơ bất ngờ chuyển sang những câu thơ tám chữ liền mạch với hàng loạt biện pháp nghệ thuật đặc sắc: điệp từ, điệp ngữ, lặp cấu trúc, liệt kê, so sánh. Âm điệu thơ sôi nổi, háo hức cuồn cuộn như dòng thác dâng trào. Phép liệt kê và điệp ngữ “này đây” lặp lại liên tiếp trong năm câu thơ vừa gợi cái từng bừng rạo rực của thiên nhiên vừa diễn tả niềm hân hoan, vui sướng tột độ của thi sĩ. Điệu thơ như tiếng rao vu, ngỡ ngàng sung sướng. Có cái gì như vội vàng quấn quýt, có cái gì như đắm đuối mê say. Nhà thơ như muốn nói trong cử chỉ vội vàng, trong nhịp điệu dồn dập rằng: Mọi vẻ đẹp tuyệt vời kì diệu của mùa xuân và sự sống là của chúng ta đang trong vòng tay ta, lại còn chần chừ gì nữa mà không mau tận hưởng. Với nhiều người, mùa xuân là mùa tuyệt diệu nhất trong năm. Bởi thế có cả một dòng xuân bất tận và quyến rũ trong thơ ca. Có thể kể ra đây “Cảnh ngày xuân” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mưa xuân (Nguyễn Bính), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) nhưng hiếm có mùa nào lộng lẫy sắc hương và rạo rực xuân tình như mảnh vườn xuân trong “Vội vàng” của Xuân Diệu. Và cũng hiếm có thi sĩ nào say mê, đắm đuối vẻ đẹp mùa xuân như Xuân Diệu. Mùa xuân hiện ra với những thảm cỏ biếc rời mơn mởn, lá non cành tơ phơ phất, hoa nõn nà khoe sắc dâng hương, trao mật ngọt ong bướm đắm say, ái ân tình tự giữa tuần tháng mật, yến anh quấn quýt bên nhau cùng cất lên khúc tình say đắm. Và mỗi sớm ban mai của mùa xuân mới thật lộng lẫy quyến rũ: Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa Trong trí óc non nớt ngây thơ của trẻ con, bình minh là lúc ông mặt trời thức dậy vén màn mây bước ra nhoẻn miệng cười thật tươi. Con trong hình dung của Xuân Diệu - nhà thơ lãng mạn mới nhất trong các nhà thơ mới, bình minh là lúc nữ thần mặt trời choàng tỉnh dậy sau giấc mộng êm đềm chớp chớp hàng mi. Muôn ngàn tia sáng lung linh huyền ảo từ đôi mắt ấy buông tỏa xuống trần gian tưới nhựa sống dào dạt cho muôn loài, trao niềm vui, gõ cửa mỗi nhà. Thế mới hiểu những khao khát của Xuân Diệu là đúng: “Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất” Hoặc có khi ông khao khát đến cháy bỏng: “Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời Kẻ đựng trái tim trìu máu đất Hai tay chín móng bám vào đời” Với Xuân Diệu, mỗi ngày sống là một ngày vui, mỗi mùa xuân là một mùa vui bất tận. Không phải đây là lần đầu tiên và duy nhất, vẻ đẹp của ánh sáng hiện ra lộng lẫy và kiêu sa như vậy. Trong “Trường ca” và “Rạo rực”, Xuân Diệu cũng lấy vẻ đẹp của người thiếu nữ để ví von, so sánh như thế: Mi của ánh sáng thật dài, tia của ánh sáng thật đẹp (Trường ca) Mặt trời vừa mới cưới trời xanh Duyên đẹp hôm nay đã tốt lành Son sẻ trời như mười sáu tuổi Má hồng phơn phớt mắt long lanh (Rạo rực) Cách cảm nhận vẻ đẹp của ánh mặt trời mùa xuân thật lạ, thật gợi cảm nhưng lại nhất phải kể đến hình ảnh ”Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Có thể nói thơ Việt chưa bao giờ có cách cảm nhận mới lạ như thế này. Thường thấy tháng Giêng đẹp, ngày xuân vui chứ chưa bao giờ thấy ai cảm nhận là ngon như Xuân Diệu. Vẻ đẹp của tháng Giêng được thi sĩ cảm nhận không chỉ bằng thị giác, thính giác mà còn bằng cả vị giác, xúc giác và bằng cả tâm hồn yêu đời, khát sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Ta thấy ở đây có dấu vết của phép tương giao trong thơ tượng trưng Pháp. Đó là màu sắc rất Tây của thơ Xuân Diệu. Chưa hết, thi sĩ còn so sánh độc và lạ gợi nhiều thú vị liên tưởng cho người đọc. Tháng Giêng ngọt ngào mê đắm như nụ hôn tình ái. Như một thước phim sống động, khúc thơ làm hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh xuân vô cùng độc đáo và lộng lẫy: rộn rã những âm thanh tình tứ, rực rỡ ánh sáng tinh khôi, nồng nàn hương thơm sắc thắm và ngọt ngào men say ái tình. Mùa xuân có khác nào một thiên đường trên mặt đất, rạo rực sức sống, một mảnh vườn tình ái mà vạn vật đang đua nhau khoe sắc dâng hương, đắm đuối xuân tình. Như vậy, đọc những câu thơ mở đầu của “Vội vàng”, ta thấy được phần nào cái yêu đời đến cuồng nhiệt, cái khát sống đến bồng bột, mãnh liệt của Xuân Diệu. Quả không sai khi nói ông là nhà thơ lãng mạn mới nhất trong các nhà thơ mới.

15 tháng 3 2021

Bạn tham khảo nhé:

Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới thời bấy giờ, với hồn thơ đại diện cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu có sự tinh tế, gợi cảm, độc đáo từ chất liệu đến bút pháp thi ca. "Vội vàng" là một trong những bài thơ hay nhất mà nhà thơ dành tặng cho thế gian này. Bài thơ là một nguồn cảm xúc trào dâng, là tuyên ngôn sống của một con người khao khát yêu đời. Cùng phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng để thấy rõ hơn tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của tác giả với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.

Mở đầu bài thơ người đọc đã cảm nhận ngay được luồng khí vui tươi, sôi nổi. Ở đây, tác giả như muốn đoạt quyền tạo hóa.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Sử dụng điệp ngữ "tôi muốn" cùng với thể thơ ngũ ngôn có tiết tấu nhanh, mạnh, dứt khoát đã góp phần thể hiện cái ước muốn mãnh liệt của thi sĩ. Đó là ước muốn tắt nắng để "màu đừng nhạt mất", buộc gió để "hương đừng bay đi". Nhà thơ muốn níu giữ thời gian để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời xuân của tạo vật. Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp mãi tỏa sắc lên hương. Có thể nói đây là ước muốn phi lý của một tâm hồn yêu đời với thái độ trân trọng, nâng niu và giữ gìn.

Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế đang mơn mởn non tơ. Đồng thời thể hiện khát khao giao cảm với đời, sự mong muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Như lời mời gọi, điệp ngữ "này đây" được lặp đi lặp lại 5 lần ở đoạn thơ trên, vừa nói lên sự giàu có, phong phú của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả. "Này đây" là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời trần thế ngay trong lúc này, gần gũi ngay trước mắt chứ không phải xa xôi, không phải ở tương lai hay quá khứ, lại càng không phải ở kiếp khác.

Điệp từ "của" mang tính chất kết nối khiến câu thơ trở lên mới lạ hơn. Sau từ "của" bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế được thể hiện thật rõ nét, khu vườn xuân cũng là khu vườn tình yêu ngập tràn ái ân hạnh phúc. Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng trao gửi sắc hương, khiến lòng người ngất ngây.

Nhà thơ luôn lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp, tạo nên vẻ đẹp riêng trong bức tranh xuân của thi sĩ. Tuần tháng mật của yêu thương cũng trở thành mùa vui của bướm ong dập dìu, cành tơ phơ phất đầy nhựa sống, tiếng hót say sưa của chim yến, chim oanh trở thành khúc tình si, say đắm lòng người và ánh sáng xuân lướt qua hàng mi diễm lệ của người đẹp kiều diễm.

Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa

Với tâm hồn bay bổng và trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã tạo ra sự bất ngờ đầy thú vị bởi liên tưởng hết sức độc đáo. Hình ảnh "thần vui hằng gõ cửa" gợi lên hình tượng mặt trời hoặc cũng có thể là một vị thần mang niềm vui ban tặng cho thế gian vào mỗi sớm ban mai, đánh thức mọi người bằng những niềm vui để tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được ngắm nhìn ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hạnh phúc ngập tràn.

Tiếp nối niềm hân hoan vui sướng đó, thi sĩ đã viết tiếp câu thơ đầy sự tinh tế:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Đây là câu thơ mới mẻ, hiện đại, thể hiện được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng so sánh vô cùng độc đáo. Có thể nói Xuân Diệu là người đầu tiên "tỏ tình" với thiên nhiên. Sự hấp dẫn của thiên nhiên hiện ra trong vẻ đẹp của người tình với "cặp môi" căng tràn tươi trẻ và quyến rũ. Từ “ngon” được thốt lên đầy khát khao, nhà thơ đã huy động mọi giác quan: từ thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc đời này. "Tháng giêng" là một khái niệm thời gian vô hình, được tác giả so sánh với cặp môi gần đầy táo bạo đã trở nên trẻ trung hữu hình. Phép so sánh như đã đưa cặp môi của người thiếu nữ trở thành trung tâm của vũ trụ, lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, thước đo vẻ đẹp của tạo hóa.

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Câu thơ bị ngắt làm hai, thể hiện niềm vui không trọn vẹn. Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy thật ngắn ngủi biết bao. Đang thỏa thuê trong bữa tiệc lớn của trần gian và reo lên "tôi sung sướng" sau đó ngừng lặng với cảm giác "vội vàng một nửa". Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân phải sống vội vàng tận hưởng.

Hai câu thơ như cánh cửa khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say trong vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu vừa có linh cảm bất an, lo lắng của nhà thơ. Lo lắng vì thời gian qua mau, tuổi trẻ đã đi thì sẽ không trở lại. Qua đây, phải nói rằng Xuân Diệu là nhà thơ của những cảm quan tinh tế về thời gian, không gian.

Qua phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng, chúng ta nhận ra rằng Xuân Diệu đã đem đến một thông điệp cuộc sống mang ý nghĩa nhân văn: Trong thế gian này, đẹp nhất, quyến rũ nhất chính là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thiên đường không đâu xa mà chính là cuộc sống giữa thiên nhiên tươi đẹp nơi trần thế. Vì vậy hãy sống thật mãnh liệt, hãy đắm say tận hưởng và tận hiến hết mình để mỗi ngày ta được sống trọn vẹn trong tình yêu và hạnh phúc.

5 tháng 8 2019

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh so sánh thể hiện khao khát trong tình yêu

   + Đôi mắt dưới nhãn quan của nhà thơ trở nên kì diệu, đang muốn rọi sáng tận đáy sâu của trái tim người yêu

   + Đôi mắt cũng chứa băn khoăn, u buồn vì khát khao trên vô vọng

   + Tất cả sự cố gắng “nhìn sâu vào tâm tưởng anh” đều trở nên vô vọng khi đáy sâu tâm hồn (trái tim, cảm xúc) không dễ nắm bắt, thấu tỏ

→ Khát vọng thấu hiểu trong tình yêu