K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2023

Trong câu thành ngữ có sử dụng hai hiện tượng trái ngược nhau "đói" và "no". "Đói" là khi chúng ta gặp phải khó khăn trong cuộc sống đến mức nghèo khổ, túng quẫn. Còn "no" ám chỉ hạnh phúc đủ đầy về vật chất và tinh thần. Khi chúng ta "đói" ta cảm thấy một muôi thôi cũng thật quý giá đủ để làm ta thỏa mãn nhưng khi ta "no" thì một bát ta lại cảm thấy bình thường. Nói cách khác, khi đói, được giúp đỡ "một miếng" ăn nhỏ sẽ quý giá hơn so với việc khi no được cho "một gói" đầy. Câu thành ngữ trên là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về thái độ trân trọng và biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn. Dù sự giúp đỡ ấy vô cùng nhỏ bé nhưng trong hoàn cảnh khó khăn nhất điều đó vô cùng quý giá. Nhờ vậy mà chúng ta vượt qua thời gian bế tắc nhất và có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy chúng ta không được quên đi ân nghĩa cao cả ấy. 

*Từ đoạn văn gợi ý trên bạn triển khai thêm nhé

23 tháng 10 2023

câu tục ngữ nha mn mik nhầm

 

16 tháng 12 2019

  Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách , biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội

  Ý nghĩa của lòng tự trọng :Tự trọng giúp ta có nghị lực để vượt qua khó khăn , hoàn thành nhiệm vụ ,nâng cao phẩm giá ,uy tín cá nhân của mỗi người ,nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh .

Câu thể hiện lòng tự trọng : Đói cho sạch rách cho thơm : chỉ tâm hồn con người , hoàn cảnh sống của bạn dù có khó khăn ,đói kém thì vẫn phải biết giữ lòng tự trọng (một tâm hồn trong sạch , không làm điều xấu xa ........)

                                                                                    MK TRẢ LỜI NHƯ VẬY ĐÓ !!!!!

3 tháng 1 2020

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
    Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
          Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
          Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
          Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
          Gió về từng trận, gió bay đi...
    Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
    Lúc này mới  thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
    Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
          Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
          Lúa thì con gái mượt như nhung.
          Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
          Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
    Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về  “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay”  hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
    Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
    Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
          Trên đường cát mịn, một đôi cô,
          Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
          Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
          Tay lần tràng hạt miệng nam mô
    Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
    Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
    Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
    Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”  

3 tháng 1 2020

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước. 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.

2 tháng 1 2019

Hôm đó cô đi rồi nghỉ

Chúng em khao khát bài giảng của cô

Giọng nói đó, khuôn mặt đó

Vẫn đọng mãi trong trí nhớ bọn em

Dù cô có đi chăng nữa

Thì cô vẫn là tấm gương chói lọi

Chỉ là một ngày xa cô

Như hàng ngàn nỗi nhớ ùa về em

Nếu em có một điều ước

Em sẽ ước cô vẫn còn cầm phấn

Nhưng hôm nay cô lại đến

Bọn em ùa về cô mắt rơi lệ

Dù cho có xa cách nhau

Chúng ta vẫn luôn là cặp cô trò

11 tháng 9 2022

ủa ông nam này viết cái quái gì zậy ?

 

24 tháng 12 2021

1. PTBĐ: Biểu cảm

2. 

Em tham khảo:

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc. 

3. Cách sắp xếp rất hợp lí. Cho thấy mục đích chiến đấu từ to đến nhỏ của cháu, cháu có lòng yêu nước sâu sắc rồi đến yêu bà cũng vậy. 

4. Cái này em cần đoạn văn hay bài văn?

24 tháng 12 2021

4. là đoạn ạk

 

17 tháng 2 2020

ai nhanh mk k và kết bn nha 

17 tháng 2 2020

Đầu voi đuôi chuột nha bn 

                                                                                                                 KB VS MK NHÉ ! HỌC TỐT NHEN

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam[2][3].

Năm 2018, Lào Cai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 55 về số dân, xếp thứ 45 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 16 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 705.600 người dân[4], GRDP đạt 43.634 tỉ Đồng (tương ứng với 1,8951 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 61,84 triệu đồng (tương ứng với 2.686 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,23%.[5]

Tên gọi Lào Cai hình thành từ cuối thế kỷ 19 khi người Pháp để ý đến Việt Nam và khám phá vùng núi Bắc Việt.

Tại vùng đất Lào Cai ở đầu cầu Cốc Lếu ngày nay, thì xưa kia có một khu chợ. Vùng biên giới trở nên nhộn nhịp khi vào những năm 1870 người Pháp như Jean Dupuis [note 1] đến "thám hiểm", mở đường buôn bán vũ khí và mua khoáng sản với Vân Nam, Trung Quốc. Người Pháp dựa vào người H'Mông để tiếp xúc, buôn bán, vận chuyển và tránh mặt giới chức Việt địa phương. Dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ mới. Phố chợ cũ theo tiếng H'Mông là "Lao Cai", người Hoa gọi là ''Lão Nhai'' (老街), Dupuis viết là "Lao-kai". Phố chợ mới gọi là "Xin Cai", người Hoa gọi là Tân Nhai (新街, Phố Mới ngày nay).

Trong bản đồ Bắc Kỳ năm 1879 thì Jean Dupuis ghi chỗ chợ này là "Lao-kai, residence du Chef des Pavillone noirs" (Lao-kai, dinh thủ lĩnh quân Cờ đen). Sau này người Pháp quen dùng nên thành tên của thủ phủ vùng [6]. Giáo sư Đào Duy Anhthì nói khi làm bản đồ, người Pháp viết "Lão Nhai" là "Lao Cai" và sau thành "Lao Kay". Tên "Lao Kay" đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu hành chính.

Sau tháng 11 năm 1950, đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số năm 2007 của tỉnh Lào Cai là 593.600 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động: 314.520 người, chiếm khoảng 53% [1]. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh là 613.075 người.

Dân số năm 2014 của tỉnh Lào Cai là 665.200 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động: 412.600 người, chiếm khoảng 62%

  • Thành thị: 28%
  • Nông thôn: 72

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 19.287 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 12.591 người, tiếp theo là Công giáo đạt 5.946 người, Phật giáo có 733 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáocó 12 người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi tôn giáo chỉ có một người.[7] Hiện tại (2019), Lào Cai là một trong những địa phương có số dân theo đạo Công giáo thưa nhất miền Bắc Việt Nam với 9.967 tín hữu, chiếm 1,4% dân số toàn tỉnh và cũng là địa phương có số dân theo đạo Tin Lành đông đảo nhất miền Bắc Việt Nam với hơn 22.000 tín hữu.

Dân số tính đến ngày 1/4/2019 của toàn tỉnh đạt 730.420 người, bao gồm dân số thành thị 171.401 người, chiếm 23,5%; dân số nông thôn 559.019 người, chiếm 76,5%; dân số nam 371.306 người, chiếm 50,83%; dân số nữ 359.114 nghìn người, chiếm 49,17%.

Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách nay 50-60 triệu năm, trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn mình, đứt gãy. Hơn vạn năm trước, con người đã có mặt tại địa bàn tại đây[cần dẫn nguồn]. Tổ tiên người bản địa Lào Cai nay hồi đó cư trú khá tập trung ở các dải đồi ven sông Hồng, sông Chảy, các cửa ngòi Mi, ngòi Nhù. Các chủ nhân văn hóa Hòa Bình ở Lào Cai đã biết làm nông nghiệp [8]. Trong buổi đầu các bộ tộc xác định ranh giới chủ quyền, thời Hùng Vương thuộc Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Thời Âu Lạc thì vùng phía đông và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn một phần đất phía tây và phía bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt.

Thời Bắc thuộc, ban đầu là địa phận thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Sau này thuộc là quận Tân Hưng, đất Giao Châu (thời Tây Tấn), sau là đất châu Đan Đường, Chu Quý thuộc Giao Chỉ (thời Tùy), tiếp đổi Lâm Tây châu, Đức Hóa châu thuộc phủ An Nam (thời Đường, 679) [note 2].

Trong thời tự chủ phong kiến thuộc đạo Lâm Tây (林西), hay Đại Cồ Việt thời Đinh, Tiền Lê và Đại Việt thời Lý [note 2]); đất Đăng Châu (鐙州) thời Lý; tiếp là huyện Thủy Vĩ, trấn Quy Hóa, đạo Đà Giang (水尾縣光化鎭沱江道) thời nhà Trần. Năm 1397, Hồ Quý Ly làm phụ chính thái sư, sửa đổi chế độ hành chính, đã đổi các bộ phủ làm trấn và Đà Giang đổi thành trấn Thiên Hưng (天興). Trong đó, huyện Thủy Vĩ, huyện Văn Bàn (文盤) được thành lập trực thuộc châu Quan Hóa. Từ nay Thủy Vĩ, Văn Bàn (vùng đất Lào Cai xưa) đã chính thức trở thành tên đơn vị hành chính của nhà nước phong kiến Đại Việt. Triều Lê đổi đổi lộ làm phủ và đổi trấn làm châu, khi đó lộ Quy Hóa đổi thành phủ Quang Hóa, huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vĩ trở thành châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ trực thuộc Phủ Quang Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa. Năm Hồng Đức thứ 31 (1490) đạo thừa tuyên Hưng Hóa đổi thành xứ Hưng Hóa. Đến đời Hồng Thuận Lê Tương Dực (1509-1516) đổi xứ Hưng Hóa thành trấn Hưng Hóa (興化鎭)[9].

Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thủy Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa[10].

Sau khi đánh chiếm Lào Cai (tháng 3 năm 1886), đế quốc Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7 tháng 1 năm 1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai [11] Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12 tháng 7 năm 1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Emmerich được cử làm Công sứ Pháp đầu tiên của Lào Cai thay tướng Louis Edouard Messager đang làm Tư lệnh Đạo quan binh số 4 Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Ngày 12 tháng 7 năm 1907 được xác định là ngày thành lập tỉnh Lào Cai[12].

Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Sau khi Lào Cai vừa được thành lập, Toàn quyền Pháp ra Nghi định chia lại đơn vị hành chính Lào Cai: phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ; phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thuỷ Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai[11].

Đến 1910, dưới thời của Công sứ Emmerich, một số tổng của Lào Cai (ở châu Thủy Vĩ) được trích ra cùng với một số tổng của Lai Châu lập ra châu Than Uyên do Công sứ Pháp Hernández của tỉnh Sơn La quản hạt.

Năm 1930, thời công sứ Pháp ở Lào Cai Henry Wintrebert, địa lý của Lào Cai cơ bản như sau

- Châu Bảo Thắng (bên tả ngạn) có 10 xã và khu tương đương với 34 thôn và 1 khu phố Lào Cai với 3 phố là Tân Bảo, Tân Tèo, Cốc Lếu. 

- Châu Thuỷ Vỹ (bên hữu ngạn) có 4 xã là xã Nhạc Sơn (16 thôn bản), xã Xuân Giao (14 thôn bản), xã Cam Đường (37 thôn bản), xã Gia Phú (16 thôn bản). Tổng cộng là 83 thôn bản. 

- Đại lý Mường Khương có 3 xã là xã Mường Khương (45 thôn bản), xã Pha Long (39 thôn bản), xã Bản Lầu (57 thôn bản). 

- Đại lý Pa Kha (Bắc Hà) có 3 xã là xã Bắc Hà Đông, xã Bắc Hà Tây, xã Si Ma Cai; 149 thôn bản và 1 khu phố với 2 dãy phố. 

- Đại lý Phong Thổ có 4 xã là xã Phong Thổ (có 80 thôn bản), xã Giào San (28 thôn bản), xã Tam Đường (có 58 thôn bản), xã Bình Lư (có 28 thôn bản). Tổng cộng có 194 thôn bản. 

- Đại lý Bát Xát có 3 xã:Bát Xát (8 thôn bản), Trịnh Tường (20 thôn bản), Mường Hum (4 thôn bản). 

- Khu hành chính Sa Pa có 37 thôn bản[13].