K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5

Giải thích "Khoảng cách thế hệ" trong gia đình:

"Khoảng cách thế hệ" trong gia đình đề cập đến sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn, trong suy nghĩ, quan điểm, giá trị sống, hành vi ứng xử và lối sống giữa các thế hệ khác nhau cùng chung sống trong một gia đình. Sự khác biệt này thường xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Sự khác biệt về môi trường sống và thời đại: Mỗi thế hệ lớn lên trong một bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa và xã hội khác nhau. Điều này định hình nên những giá trị, niềm tin và cách nhìn nhận thế giới khác nhau.
  • Sự phát triển của khoa học công nghệ: Công nghệ thay đổi chóng mặt, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Thế hệ trẻ tiếp xúc và làm chủ công nghệ từ sớm, trong khi thế hệ lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi. Điều này tạo ra sự khác biệt lớn trong cách giao tiếp, giải trí và tiếp cận thông tin.
  • Sự thay đổi về giá trị xã hội: Các chuẩn mực đạo đức, quan niệm về thành công, hạnh phúc, vai trò của các thành viên trong gia đình cũng có sự thay đổi theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến những bất đồng giữa các thế hệ.
  • Phương pháp giáo dục khác nhau: Thế hệ trước thường có xu hướng giáo dục con cái theo lối truyền thống, đề cao sự vâng lời và kỷ luật. Thế hệ trẻ có xu hướng giáo dục con cái cởi mở và tôn trọng sự phát triển cá nhân hơn.
  • Kỳ vọng và áp lực khác nhau: Mỗi thế hệ đối diện với những áp lực và kỳ vọng khác nhau từ xã hội và gia đình. Điều này có thể dẫn đến sự không thấu hiểu và thông cảm lẫn nhau.
  • Thiếu giao tiếp và lắng nghe: Sự bận rộn của cuộc sống hiện đại có thể khiến các thành viên trong gia đình ít có thời gian để trò chuyện, chia sẻ và lắng nghe nhau một cách chân thành.

Thực trạng của "Khoảng cách thế hệ" trong gia đình:

Hiện nay, "khoảng cách thế hệ" là một thực tế diễn ra ở nhiều gia đình Việt Nam, biểu hiện qua nhiều khía cạnh:

  • Bất đồng trong quan điểm sống: Cha mẹ, ông bà thường có những quan niệm truyền thống về công việc ổn định, hôn nhân "môn đăng hộ đối", trong khi con cháu có xu hướng theo đuổi đam mê cá nhân, lựa chọn lối sống tự do và hiện đại hơn.
  • Xung đột trong cách nuôi dạy con cái: Ông bà có thể có những phương pháp nuôi dạy khác biệt, thậm chí trái ngược với cha mẹ, dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình.
  • Khó khăn trong giao tiếp: Thế hệ trẻ sử dụng ngôn ngữ mạng, các phương tiện truyền thông hiện đại, đôi khi khiến thế hệ lớn tuổi khó hiểu và cảm thấy xa cách. Ngược lại, cách diễn đạt của người lớn tuổi đôi khi bị giới trẻ cho là giáo điều, khó tiếp thu.
  • Sự khác biệt trong sở thích và lối sống: Sự khác biệt về âm nhạc, phim ảnh, cách giải trí, thời trang... có thể tạo ra những rào cản trong việc chia sẻ và tìm kiếm tiếng nói chung.
  • Sự can thiệp quá mức của thế hệ lớn tuổi: Ông bà, cha mẹ đôi khi can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng tư của con cái, đặc biệt là trong các vấn đề như học tập, sự nghiệp, tình yêu và hôn nhân, gây ra sự khó chịu và phản ứng tiêu cực từ giới trẻ.
  • Cảm giác cô đơn và không được thấu hiểu: Cả thế hệ trẻ và thế hệ lớn tuổi đều có thể cảm thấy cô đơn, không được thấu hiểu và chia sẻ trong chính gia đình của mình. Thế hệ trẻ cảm thấy bị áp đặt, còn thế hệ lớn tuổi cảm thấy bị bỏ rơi và không được tôn trọng.
  • Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: Khi khoảng cách thế hệ không được giải quyết, nó có thể dẫn đến những mâu thuẫn kéo dài, làm tổn thương tình cảm gia đình, thậm chí gây ra sự rạn nứt trong các mối quan hệ.

Tóm lại:

"Khoảng cách thế hệ" là một thách thức không nhỏ đối với các gia đình hiện đại. Nó xuất phát từ những khác biệt khách quan về thời đại, môi trường sống, công nghệ và giá trị xã hội. Thực trạng này đang diễn ra khá phổ biến và có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình nếu không có sự thấu hiểu, tôn trọng và nỗ lực từ tất cả các thành viên.

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè...
Đọc tiếp

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:


Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.
Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.
Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.
Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.
Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?
Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?
Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 

2
22 tháng 12 2016

bài này mình cũng đã từng đọc qua.thật hay và thấm thía biết bao

 

1 tháng 5

Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài văn rất xúc động và sâu sắc này. Bài viết của chị Nguyễn Thị Hậu không chỉ là một bài tả người – tả bố – mà còn là một bản ghi chép chân thật, đầy cảm xúc về tình phụ tử, về nghị lực sống và những hy sinh thầm lặng mà người cha dành cho gia đình.


Bài văn khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào, bởi lối kể chuyện gần gũi nhưng chân thành, giàu hình ảnh và cảm xúc. Tác giả không chỉ miêu tả hình ảnh bên ngoài của bố mà còn đi sâu vào nội tâm, vào những chi tiết rất thật – từ cơn đau bệnh tật, công việc cực nhọc, đến những kỷ niệm nhỏ như chăm sóc giỏ lan, dạy con học mỗi tối… Những chi tiết ấy không chỉ khắc họa một người bố mà còn thể hiện rõ tình cảm sâu sắc, lòng biết ơn và cả nỗi đau mất mát khôn nguôi.


Đặc biệt, bài văn còn chứa đựng một thông điệp mạnh mẽ: **Hãy yêu thương và trân trọng cha mẹ khi còn có thể**. Có lẽ chính điều đó đã khiến người chấm điểm không chỉ nhìn thấy kỹ năng viết mà còn cảm nhận được cả tâm hồn và trái tim của người viết.


Nếu bạn thích bài này và muốn mình giúp bạn viết một bài tương tự (ví dụ: viết về mẹ, ông bà hay một người thân yêu), mình sẵn sàng giúp nhé. Bạn muốn thử không?

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Cuộc sống ngày càng phát triển, khoa học công nghệ hiện đại đã tìm ra những cách lí giải về tự nhiên hợp lí hơn nên cách giải thích này không còn phù hợp nữa.

- Tuy nhiên xét một phần nào đó cách lí giải dân gian này lại giúp gìn giữ được nét văn hóa trong dân gian Việt Nam 

7 tháng 5 2023

- Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian dựa trên trí tượng tượng, sáng tạo dựa vào sự quan sát tự nhiên chưa có đầy đủ căn cứ, không có minh chứng về độ chính xác, chứa đựng những yếu tố hư cấu.

- Ngày nay, với sự phát triển của khoa học thì cách giải thích ấy không còn phù hợp. Hiện nay nguồn thông tin về sự hình thành vũ trụ tự nhiên đã được khoa học nghiên cứu, có những căn cứ khoa học rõ ràng tin cậy và thuyết phục hơn so với những thần thoại dân gian chứa dựng yếu tố hư cấu.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Tóm tắt quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong truyện.

- So sánh cách giải thích trong truyện với cách giải thích một hiện tượng nào đó trong ngày nay.

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian:

     Đây là cách giải thích về thế giới của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng, chưa có đầy đủ căn cứ, chưa được xác minh về độ chính xác và còn mang yếu tố hư cấu.

- Ngày nay, cách giải thích ấy không còn phù hợp. Vì xã hội bây giờ đã hiện đại và khoa học phát triển, có đủ nguồn thông tin, cách minh chứng khoa học nên khi giải thích bất kì một hiện tượng nào cũng luôn yêu cầu, đòi hỏi độ chính xác cao, có căn cứ rõ ràng, xác thực. Như vậy, thông tin ấy mới có thể thuyết phục được mọi người.

KẾT NỐI VÀ NGẮT KẾT NỐI     Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe...
Đọc tiếp

KẾT NỐI VÀ NGẮT KẾT NỐI

     Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy anh chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù.
     Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có một khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách ngắt kết nối trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo vòng xoáy thông tin hỗn độn.
     Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vào những thử thách mà con người cần phải trải để trở nên “Người” hơn. Bạn có nhận thấy, thực ra đó đâu phải chỉ là luyện tập để đọc, hay viết lách. Đó còn là cách “tu luyện” để giữ tâm hồn mình trong lặng trong bất kì hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu.
                           (Trích Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân theo Sống như cây rừng,
                                                                           NXB Văn học, 2016, tr. 154 – 155)
Hãy viết bài văn để chỉ ra khoảng cách giữa các thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ ngay trong chính gia đình em.

Làm thế nào để "tạo ra khoảng lặng ngắt kết nối" trong thời đại số?

1
12 tháng 10 2019

Anh có thể tham gia group ''Trường Người Ta - Góc Học Tập'' trên fb để hỏi, chứ rất ít người trả lời những câu hỏi \(\in\)cấp 3

12 tháng 9 2018

Phẩm chất nổi bật: lòng trung quân ái quốc

- Trung thành với vua: ý thức yêu nước sâu sắc, trách nhiệm với đất nước

- Lòng trung thành của ông được đặt trong thử thách, bản thân ông bị đặt trong mối quan hệ “trung” và “hiếu”

    + Ông đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu”, nợ nước trên tình nhà

- Là vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược, đức độ

→ Tác giả khắc họa trong nhiều mối quan hệ và đặt trong tình huống có tính thử thách: quan hệ với nước, với vua, với hộ dân, nhắc nhở vua “khoan sức dân”, với tướng sĩ dưới quyền, quan hệ đối với con cái, quan hệ với bản thân

→ Ông mẫu mực là vị tướng toàn đức, toàn tài, được dân ngưỡng mộ, tới cả giặc cũng phải kính phục

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Giải thích từ hiền tài, nguyên khí và câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trong đoạn trích?

1
3 tháng 3 2018

Giải thích:

Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.

Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tài là những người có vai trò quyết định đối với sự thịnh suy của đất nước.

4 tháng 5 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 5 2016

ó là câu đối chúng ta vẫn thường thấy trên ban thờ của Quan Đế-vị thánh trong lịch sử Tam Quốc được rất nhiều gia đình người Hoa,Việt và một số quốc gia châu Á khác thờ trong nhà.Ông cũng là một vị tướng gây nhiều tranh luận trong lịch sử Trung Hoa và không ít kẻ có ý kiến rằng Quan Vũ sinh thời có nhiều khuyết điểm như ông quá Ngạo mạn,chủ quan khinh suất và bản ngã quá mạnh đến độ làm ảnh hưởng đến đại cục... Mỗi ý kiến đều có cơ sở riêng nhưng dẫu sao ông cũng được đại quần chúng tôn vinh thờ phụng ngót nghét 2000 năm nay.Hôm nay mình xin có vài lời góp nhặt lý giải và ca ngợi ông để chúng ta cùng nhất trí rằng dù ai có nói gì thì Quan Vũ vẫn là bậc thánh nhân đáng tôn thờ.
Quan Vũ -tự Vân Trường theo chính sử ông sn 162 và mất năm 220(có ý kiến cho rắng ông sn 165) tại Giả Châu. Thuở nhỏ nhà nghèo nhưng vẫn được phụ thân đầu tư cho đi học cả văn lẫn võ.Thời thanh niên ông kiếm sống bằng nghề đẩy xe bán đậu phụ( tâng lớp lao động nghèo) nên ông rất thương cảm cho giai cấp dân đen lao động.Tính tình cương trực hiệp nghĩa hay bênh vực kẻ yếu ghét bọn cường hào nên một lần thấy chuyện bất bình ông đã phạm tội giết một kẻ ác ức hiếp dân lành > phải lưu đến Trác Quận.
Khi loạn giặc khăn Vàng nổi lên ông tình cờ gặp Lưu Bị và Trương Phi và cả ba kết nghĩa huynh đệ vì cùng chung lý tưởng phò Hán....tuy Lưu Bị là tôn thân nhà Hán nhưng đó chỉ là 1 cái cớ để tăng thêm sức mạnh và lý tưởng của 3 người mà thôi và trong lòng Quan Vũ thì ông luôn luôn khắc ghi tình cảm huynh đệ chung lý tưởng dẹp loạn,và mối quan hệ tình cảm của họ ngay cả khi Lưu Bị đã xưng vương thì 3 anh em họ vẫn đãi nhau = tấm lòng huynh đệ ngày nào chứ chưa bao giờ theo anh để lăng xê anh lên làm vua kiếm tý chức sắc.Chính vì lẽ đó mà khi Tào Tháo chộp được ông cùng gia quyến của Lưu Bị đã dùng mọi cách để thu phục lòng ông nhưng tấm lòng son sắt của ông chỉ biết đến có lời kết nghĩa vườn đào chứ nào biết đến ngọc ngà châu báu gái đẹp tiền nhiều mà có thể mua lấy.Sự lệch lạc ở đây chính là lý tưởng sống của ba anh em họ đã quá rõ ràng.Quan Trương theo Lưu là hai tiểu đệ theo đại huynh chứ không phải hai võ tướng tìm chủ mạnh để lập nghiệp .Mặc dù còn thuở ban sơ nhưng ông đã dám nói với Tào Tháo rằng nếu anh tôi đã mất tôi xin theo xuống đất.Khi ông biết tin anh cón sống lập tức từ biệt Tào Tháo lên đường.Các nhà sử học cho rằng Tào Tháo là người tôn thờ Quan Vũ đầu tiên trong lịch sử khi cay đắng để Quan Vũ ra đi.Khi vội ra đi không kịp xin visa ông bị các tướng giữ ải ngăn lại.Quan Vũ đang nóng lòng tìm anh không cần biết chúng mày làm theo luật gì nhưng tao chỉ biết tao đi theo sự thỏa thuận của Tào Tháo.Chúng mày là lũ tôm tép không được phép hỏi han và trảm vui 6 thằng.Tào Tháo thuy bị mất 6 tướng nhưng vẫn vui vẻ sai quân đuổi theo báo cho các ải lệnh thông đường.>> ông rất kiêu hãnh ngang ngược nhưng thật đáng quý mến.Người đời nhắc đến ông như một vị thiên tướng oai hùm cưỡi ngựa cầm Long Đao oai phong hiếm có,theo phò Lưu Bị lập bao chiến công,lấy đầu đại tướng Nhan Lương Văn Sú nhanh như ăn cắp.Cao ngạo nhưng rất mã thượng không nỡ giết Hoàng Trung khi bị xòe ngựa,sau này ông dùng thủy công nhấn chìm đại quân Vu Cấm bắt sống Bàng Đức.Chỉ duy nhất có tên Bang Đức là không coi Quan Vũ ra gì và ông cũng rất tiếc khi phải giết hắn vì hắn cũng ngạo mạn trung nghĩa như ông
Trong Tam Quốc có rất nhiều vị tướng trung thành tận tụy như Triệu Vân,của Lưu Bị.Hứa Chử Điển Vi,Hạ Hầu Đôn hay Bàng Đức của Tào Tháo.Chu Thái,Hoàng Cái... của Tôn Quyền.Họ cũng đều là những vị tướng thà chết không hàng,Nhưng xét về tông thể thì chữ Trung Nghĩa của Vân Trường vẫn tỏa sáng hơn cả.Mối thâm tình của 3 anh em họ rõ như trăng rằm người đời kính phục được chứng minh khi Quan Vũ bị Đông Ngô hành hình,Lưu Bị khóc ra máu,không màng hơn thiệt về đại cuộc nhất quyết khởi binh sang nghiền nát Đông Ngô mới phỉ lời nguyền năm xưa.Trương Phi thì thương anh đến phát điên dại mất hết trí khôn để rồi chuốc họa vào thân chết quá lãng xẹt.
Khi Quan Vũ nhận lệnh Khổng Minh đẫn quân đi bắt Tào Tháo và ông cứ nghĩ rằng khi gặp Tào Tháo ông có thể xuông tay bắt hắn trừ họa cho nhà Hán nhưng ông đã nhầm.Và quả thật đây là một điểm quan trọng để cho lý do ông được tôn thờ nhiều hơn cả.Khi đã chém tướng trả ơn Tào đãi mình quá hậu,khi đi còn treo lại vàn bạc ấn tín không lấy 1 cắc vậy mà giờ phút đói mặt kể thù lớn trong đại cuộc tả tơi nhem nhuốc khóc lóc van xin, một bậc trượng phu anh hùng cầm Long Đao cưỡi ngựa xích thố bỗng nao lòng thương cảm.Ông vốn là bậc anh hùng thiên hạ lẽ nào trước một kẻ thù tơi tả không còn sức đề kháng lại có thể ra tay???Kẻ sĩ chỉ lùi bước trước chữ Tình Nghĩa chứ không lùi bước trước đao kiếm bạo lực.Nhớ lại khi xưa mình là hàng tướng thất thế lại mang trọng trách bảo vệ 2 chị mà Tào Tháo đối đãi như VIP,tặng ngựa xích thố mở tiệc suốt ngày.Khi đi lại còn chém tướng của hắn mà hắn không hề trách cứ lại còn chạy theo tiễn đưa trong thương nhớ thì hỏi bậc anh hùng nào có thể ra tay chém kẻ đối xử với mình như vậy.Quan Vũ không thể không tha Tào Tháo.
Tướng mạo của Quan Vũ sinh thời đã như thần nhân :mặt đỏ như gấc mắt phượng mày ngài oai phong lẫm liệt.Có người còn thò ông khi ông còn sống thì hiểu tại sao chi ông mất lại không thờ. Ngày nay theo thống kê tìm hiểu rất nhiều tầng lớp tôn thờ Quan Vũ như tâng lớp làm ăn buôn bán bởi họ quan niệm ông cũng xuất phát tù giai cấp buôn bán kiếm sống.Tầng lớp xã hội đen cũng tôn thờ ông rất sùng bái bởi ông là hiện thân của nghĩa khí,tình huynh đệ vì nghĩa quên thân ,tiền bạc không mua chuộc nổi.Những người dân đen cũng thích thờ ông bởi ông là vị thần khảng khái bênh vực kẻ yếu trùng phạt bọn ác ôn như ông đã tưng làm khi xưa.Nhưng còn nghe nói những người làm nghề hành hình tội phạm hay những kẻ giết người,giới lưu manh đao búa cũng đặc biệt luôn coi ông là thánh bảo vệ mình khỏi bị các oan hồn hay tà ma hiện về báo oán.Điều này có thể hiểu khi Quan Vũ bị chém oan hồn bay quanh núi ngọc toàn mấy ngày chưa tan may nhờ có vị cao tăng Phổ Tĩnh khuyên bảo ông mới ngộ ra và siêu thoát.Ông đã từng hiện về báo ứng Lã Mông chết hộc máu>> Hồn vía của ông quá xung nhưng cũng siêu thoát nên họ quan niêm ông sẽ ngăn cản các oan hồn khác làm theo ông vì ông biết đó là sai.Và ông là người hiện về bảo vệ Quan Bình nên người dân sau này càng tín ngưỡng ông là vị thần linh rất thiêng.Sau dần dần càng nhiều người tôn thờ ông và đến bây giờ ông vẫn được thắp hương .

Sau khi bạn đọc xong thì có thể lược bỏ bớt các câu không cần thiết .

4 tháng 5 2016

bạn có thể chỉ rõ ý chính của câu hỏi là ở câu nào ko . mình cảm ơn bn rất nhiều 

28 tháng 10 2020

LÀ CON CHUỒN CHUỒN CÒN GÌ NỮA .

28 tháng 10 2020

chuồn chuồn = chuồn + chuônf

Một câu chuyện được tóm lược như sau:“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ...
Đọc tiếp

Một câu chuyện được tóm lược như sau:
“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.
( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)
Trình bày suy nghĩ ( khoảng hai trang giấy thi) về ý nghĩa của câu chuyện trên.

1
28 tháng 8 2016

+ Từ việc phân tích các chi tiết quan trọng trong câu chuyện mà xác định ý nghĩa truyện ( chú ý không sa đà vào phân tích truyện).
+ Trình bày những suy nghĩ về câu chuyện mà bản thân đã xác định được. Có thể lấy dẫn chứng trong văn chương và thực tế để làm rõ ý kiến của mình.
- Trong câu chuyện đã dẫn, hoàn cảnh và tâm trạng người mẹ khi về nhà, thái độ khi nghe đứa con lớn mách tội em, nỗi xúc động của người mẹ khi hiểu ra tình cảm của đứa con út cũng như dòng chữ con viết là những điều cho ta hiểu ý nghĩa truyện. Nên phân tích những chi tiết ấy.
- Một câu chuyện có thể mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau. Câu chuyện trên, có thể gợi cho ta một số suy nghĩ như:
+ Nỗi tức giận dễ làm con người có thể mắc sai lầm.Vì thế, không nên nóng vội, phải hiểu rõ bản chất sự việc trước khi tỏ thái độ.
+ Con trẻ bộc lộ tình yêu thương một cách hồn nhiên, chân thành. Tình yêu thương của con mang đến cho người mẹ niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn vất vả…