K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

- Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian dựa trên trí tượng tượng, sáng tạo dựa vào sự quan sát tự nhiên chưa có đầy đủ căn cứ, không có minh chứng về độ chính xác, chứa đựng những yếu tố hư cấu.

- Ngày nay, với sự phát triển của khoa học thì cách giải thích ấy không còn phù hợp. Hiện nay nguồn thông tin về sự hình thành vũ trụ tự nhiên đã được khoa học nghiên cứu, có những căn cứ khoa học rõ ràng tin cậy và thuyết phục hơn so với những thần thoại dân gian chứa dựng yếu tố hư cấu.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Tóm tắt quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong truyện.

- So sánh cách giải thích trong truyện với cách giải thích một hiện tượng nào đó trong ngày nay.

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian:

     Đây là cách giải thích về thế giới của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng, chưa có đầy đủ căn cứ, chưa được xác minh về độ chính xác và còn mang yếu tố hư cấu.

- Ngày nay, cách giải thích ấy không còn phù hợp. Vì xã hội bây giờ đã hiện đại và khoa học phát triển, có đủ nguồn thông tin, cách minh chứng khoa học nên khi giải thích bất kì một hiện tượng nào cũng luôn yêu cầu, đòi hỏi độ chính xác cao, có căn cứ rõ ràng, xác thực. Như vậy, thông tin ấy mới có thể thuyết phục được mọi người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Cuộc sống ngày càng phát triển, khoa học công nghệ hiện đại đã tìm ra những cách lí giải về tự nhiên hợp lí hơn nên cách giải thích này không còn phù hợp nữa.

- Tuy nhiên xét một phần nào đó cách lí giải dân gian này lại giúp gìn giữ được nét văn hóa trong dân gian Việt Nam 

12 tháng 1 2017

Chọn đáp án: D

a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ...
Đọc tiếp
a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:    Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù. (Nam Cao, Chí Phèo) (Chú ý dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo). Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?
1
14 tháng 9 2019

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”

b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”

- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”

- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:

    + Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô...
Đọc tiếp

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :

- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?

- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.

b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :

(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô ấy uống nước giải khát X.

(Quảng cáo một loại nước giải khát)

(2)

A : – Mình vừa chụp ảnh Hương đấy.

B : – Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy!
(Hương xuất hiện)…

A : – Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy.

Gợi ý :

- Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa ? Có đảm bảo tính thông tin không ?

- Quảng cáo (2) có quá lời không ? Đã thực sự thuyết phục chưa ?

Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt :

- Nội dung thông tin

- Tính hấp dẫn

- Tính thuyết phục

1
21 tháng 2 2019

- Tạo ra được sự hấp dẫn, các văn bản được trình bày có tính thẩm mĩ cao: nhiều màu sắc, bố cục hình ảnh hấp dẫn, chữ viết đẹp, nhiều cỡ chữ khác nhau…

- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu:

    + Từ ngữ: có nhiều từ chỉ tính chất gây ấn tượng mạnh với người dùng: chính hãng, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giáo sư, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, nhanh, chính xác…)

    + Về câu: Thường xuyên dùng các câu đặc biệt, không đủ thành phần

b, Nhận xét quảng cáo (1), (2)

    + QC (1) nước giải khát: hai dòng, không nêu được tính ưu việt của sản phẩm

- QC (2) kem da trắng: quảng cáo quá đà, sử dụng nhiều từ ngữ khiến người nghe phải nghi ngờ chất lượng sản phẩm

c, yêu cầu viết quảng cáo

- Về nội dung thông tin: bằng cách này hay cách khác, nội dung thông tin phải rõ ràng để người nghe, người đọc có thể dễ dàng tiếp thu

- Tính hấp dẫn: nghệ thuật trình bày, tác động lên thị giác, thính giác người đọc, người nghe, người đọc

- Về tính thuyết phục: từ ngữ chính xác, thuyết phục được người nghe, người xem

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các...
Đọc tiếp

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :

- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

- /…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

- /…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch ? Vì sao ? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì ?

Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau :

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

c) Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận : Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành ? 

Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp hay quy nạp ? Thao tác tổng hợp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn ?

Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng hợp (hay quy nạp) giống với trường hợp trên không ? Vì sao ?

Ta thường nghe : Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thì cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phào Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng ? Vì sao ?

- Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.

- Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.

- Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.

1
15 tháng 3 2017

Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch

b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:

    + Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích

    + Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt

- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

    + Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước

    + Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước

- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.

Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm

- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh

- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh

- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Việc tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật trải qua các nguyên nhân và các bước sau:

- Cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người rất đầy đủ, cụ thể và logic giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận và hiểu được vấn đề, thể hiện được thông điệp ý nghĩa mà văn bản hướng tới

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc văn bản.

Chú trọng đoạn văn miêu tả quá trình tạo nên con người và thế giới muốn loài của hai vị thần đó.

Lời giải chi tiết:

* Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật

- Nguyên nhân: mặt đất còn khá vắng vẻ, tình cảnh buồn tẻ → Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê xin phép U-ra-nôx tạo cho thế gian một cuộc sống đông vui hơn.

- Thần Ê-pi-mê-tê:

+ Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần, một “vũ khí” để phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình.

- Thần Prô-mê-tê:

+ Sau khi xem xét những điều thần Ê-pi-mê-tê làm thì nhận ra vẫn còn sót một con cần được ban bố đặc ân, “vũ khí” đó là con người.

+ Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh tao hơn.

+ Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân để đôi tay làm những việc khác.

+ Băng lên bầu trời xa tít tắp đến tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa rồi châm vào ngọn đuốc của mình và trao cho loài người.

* Cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người ngắn gọn, cụ thể, tập trung vào việc nêu lên quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Từ đó, làm nổi bật hình ảnh vĩ đại và công lao to lớn của hai vị thần.

7 tháng 5 2023

Tóm tắt về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần:

Thế gian chỉ có mỗi các vị thần thì hết sức văng vẻ, hai vị thần Ê-pi-mê-tê và Prô-mê-tê đã quyết định sẽ tạo thêm những thứ khác cho nhân gian. Ê-pi-mê-tê xung phong việc chế tạo còn Prô-mê-tê sẽ kiểm tra và sửa chữa lại. Các con vật được trao cho những vũ khí phòng thân vô cùng hữu ích nhưng Ê-pi-mê-tê lại bỏ quên mất con người. Khi Prô-mê-tê kiểm tra lại, ông đã quyết định sẽ nhào nặn lại con người dựa theo hình dáng của những vị thần: đi bằng hai chân, để đôi tay làm việc. Với đó, vị thần cũng suy nghĩ làm sao để con người có thể mạnh và vượt trội hơn nhưng con vật khác để sinh tồn trong thế giới này. Cuối cùng, ông đã quyết định lấy lửa từ cỗ xe của thần mặt trời Hê-Li-Ôx và trao cho con người. Nhờ ngọn lửa của Prô-mê-tê, con người đã thoái khỏi sự tối tăm, lạnh giá. Ngọn lửa vừa là bạn vừa là vũ khí giúp họ chống lại nguy hiểm từ những con vật khác. Ngọn lửa cùng là một điều vô cùng quan trọng để sau này giúp con người sáng tạo ra muôn nghề.

Nhận xét:

- Cách xây dựng cốt truyện trong Prô-mê-tê và loài người hay và hấp dẫn.

- Có sử dụng yếu tố kỳ ảo và hiện thực như thần linh, con người, con vật.

- Xây dựng tuyến nhân vật thú vị, gần gũi. Nhân vật Prô-mê-tê hiện lên là một vị thần tốt bụng và có công ơn với loài người. Ê-pi-mê-tê dù chỉ là nhân vật phụ nhưng tính cách cũng được miêu tả rõ ràng và khéo léo.

a/ Hãy phân tích và chữa lại những từ dung không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: -Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại km19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. -Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b/ Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ...
Đọc tiếp

a/ Hãy phân tích và chữa lại những từ dung không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:

-Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông:

Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại km19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.

-Trong một bài văn nghị luận:

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp.

b/ Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:

Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù: bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù.

Chú ý cách dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng… của Chí Phèo).

Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người về nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa và lí giải tại sao bầu trời được chống đỡ.

- Ngày nay, câu chuyện vẫn còn sức hấp dẫn vì nó đưa ra những thông điệp ý nghĩa về lòng dũng cảm, sự kiên trì và trí tuệ của loài người.