Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
B :2.1/ Định nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - trang 67)
Ví dụ :
- Đôi mắt của bé mở to (từ mắt chỉ bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt- được dùng với nghĩa gốc
- Từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt.” là nghĩa chuyển.
Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.
Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa (nghĩa 2), quan hệ nhiều nghĩa của từ nảy sinh từ đó.
Ví dụ: Chín(1): chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.
Chín (2) :Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)
Chín (3) : Sự thay đổi màu sắc nước da. (ngượng chín cả mặt )
Chín (4) : Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm .(cam chín).
Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ nhiều nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở:
* Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :
+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.
Ví dụ: Mũi1 ( mũi người) và Mũi2( mũi thuyền):
- Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về cách thức hay chức năng của các sự vật, hiện tượng .
Ví dụ: cắt1 ( cắt cỏ) với cắt2 (cắt quan hệ )
+ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về kết quả do tác động của các sự vật đối với con người.
Ví dụ: đau1 (đau vết mổ) và đau2 (đau lòng)
* Theo cơ chế hoán dụ: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực của các sự vật hiện tượng, thường có 2 dạng sau:
+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận nghĩa gốc chuyển sang gọi tên cơ thể, toàn thể.
Ví dụ: chân1, tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (anh ấy cóchân2 trong đội bóng)
+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.
Ví dụ: Nhà1: là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)
Nhà2: là gia đình ( Cả nhà có mặt)
Ghép:TỪ GHÉP.
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa
b. Từ ghép: là từ mà các từ tố đều có nghĩa. Vd: học sinh
Kết luận ; ĂN TIỆC LÀ TỪ GHÉP VÌ TIẾNG ĂN CÓ NGHĨA VÀ TIẾNG TIỆC CŨNG CÓ NGHĨA
+) So sánh : là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt,còn có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
+) Nhân hóa : là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,.....bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật cây cối, đồ vật, .....trở nên gần gũi vs con người, biểu thị đc những suy nghĩ,tình cảm của con người.
+) Ẩn dụ : là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
1/ SO SÁNH:
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:
- A là B:
“Người ta là hoa đất”
[tục ngữ]
“Quê hương là chùm khế ngọt”
[Quê hương - Đỗ Trung Quân]
- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
[ca dao]
Trong đó:
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
c/ Các kiểu so sánh:
- Phân loại theo mức độ:
+ So sáng ngang bằng:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
+ So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]
- Phân loại theo đối tượng:
+ So sánh các đối tượng cùng loại:
“Cô giáo em hiền như cô Tấm”
+ So sánh khác loại:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
[Núi đôi – Vũ Cao]
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
[Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân]
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
[ca dao]
2/ NHÂN HÓA:
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
b/ Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
[Tây Tiến – Quang Dũng]
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
- Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
[ca dao]
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ ^^
Đồng xu, Cách đồng thuộc dạng từ Đồng âm. Cách đồng nghĩa là :khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, tròng trọt
Tớ thề là tớ ko copy mạng đâu, tự suy nghĩ và làm đại thôi nha, sai thì thông cảm, còn đúng thì tk hộ mịnh để mình có tiền chơi game liên quân mobile
- Nhà Linh phải chạy từng bữa ăn.
- Nghĩa: ý nói nghèo, phải lo kiếm sống qua ngày.
- Đây là nghĩa bóng.
- Cầu thủ chạy theo quả bóng.
- Nghĩa: chỉ hoạt động được thực hiện bằng chân, thao tác đều đặn liên tục.
- Đây là nghĩa đen.
- Từ chạy có nghĩa là nhà Linh nghèo, phải lo đi kiếm sống qua ngày để có từng bữa cơm. (Nghĩa chuyển, nghĩa bóng)
- Từ chạy ý chỉ hoạt động đang diễn ra (nghĩa đen)
a) Từ đồng âm: nước
Nước ở vế trước chỉ một loại thức uống, nước ở phía sau là một đất nước. Ngụ ý của câu là hàng này bán nước uống chứ không phản bội đất nước của mình.
b Từ đồng âm là trọng tài
- Trọng tài ở đầu câu là danh từ chỉ người điều khiển một trận thể thao, từ trọng tài kế bên là động từ chỉ sự tôn trọng đối với tài năng của người vận động viên, từ trọng tài cuối câu có ý nghĩa tương tự từ trọng tài đầu câu.
-Từ động viên ở trước dấu phẩy là một bộ phận của từ vận động viên, tức là người tham gia thi đấu một môn thể thao, từ động viên thứ hai tương tự. Từ động viên thứ ba chỉ hành động an ủi, khích lệ.
- Câu có nghĩa là người trọng tài coi trọng tài năng của vận động viên, người vận động viên động viên người trọng tài
Khoanh vào câu có từ sườn mang nghĩa chuyển:\
a.Ông em bị đau xương sườn
b.con đèo chạy ngang qua sườn đồi
c.dựa vào sườn của bản báo cáo.
d.em rất thích ăn món sườn sao chua ngọt.
1:Tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để hoàn thành câu:
Ăn ít nói nhiều
2:Loại một từ không thuộc nhóm và giải thích vì sao em lại chọn từ đó?
Vi vút , rì rào , leng keng , lao xao
=> Giải thích : Vi rút ( danh từ ) ; các từ còn lại đều chỉ âm thanh
a chiều chiều chỉ buổi chiều sắp tối. chiều chỉ phương hướng
bchiều chiều là bình minh đồng nghĩa là gần tối hoàng hôn chiều là mất phương và chiều hướng
* Trả lời :
a , nhuần nhã
- êm dịu thanh nhã: Vẻ người nhuần nhã.
b , cuồng si :
diễn tả trạng thái yêu một cách điên cuồng, bất chấp và từ bỏ mọi thứ để mà đi theo, làm mọi việc cho người mình yêu. Người yêu cuồng si được xem là cống hiến hết mình cho tình yêu, yêu hoàn toàn bằng con tim mà không có lý trí, như bị mê hoặc.
c , ngông cuồng
Có những suy nghĩ, hành động ngược với lẽ thường mà không còn có đủ lí trí để suy xét đúng sai nữa
d , niềm đau
Chấn thương <nơi mà cơ thể bị thương; chấn thương. >
a.Nhuần nhã : êm dịu thanh nhã: Vẻ người nhuần nhã.Đầm thấm, hòa nhã. Tính tình nhuần nhã.
b.Cuồng si : Sự cuồng si được đánh dấu bởi cảm giác không an tâm. Bạn hào hứng và mong mỏi nhưng không thực sự hạnh phúc. Bạn luôn có những nghi ngờ lẩn quẩn trong tâm trí, những câu hỏi không lời đáp… Và điều đó có thể khiến đầu độc giấc mơ đẹp của bạn
c.Ngông cuồng : Có những suy nghĩ, hành động ngược với lẽ thường mà không còn có đủ lí trí để suy xét đúng sai nữa.
d.Niềm đau : ......