Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.
Bài Làm :
- a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công.
- Cách trình bày nội dung :
+ Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng.
+ Đầu tiên giải thích nghĩa đen.
+ Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.
a ) Câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.
Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.
b) Để thành công trong cuộc sống không hề đơn giản, nếu thành công đến với bạn càng sớm thì đồng nghĩa vói việc thất bại sau này càng ê chề. Nhưng thất bại nhiều sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm đáng quý để xử lí công việc tốt hơn, không rơi vào vết xe đỗ như lần trước. Cho nên đứng trước sự thất bại các bạn không nên nản chí, hãy cố nắng lên và làm việc hết mình. Thành công sẽ tự tìm đến bạn.
c) Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Bài làm
Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".
Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.
Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.
Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
Trong thời đại ngày nay, một đứa trẻ từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiều kỳ vọng: trở thành một kỹ sư, một bác sĩ, một công an... có thể làm rạng danh gia đình. Cha mẹ nắm tay con mình bước vào trường học, nhắn nhủ con hãy học thật giỏi, mang về điểm cao. Dường như họ đã quên mất rằng học tập không chỉ là tích lũy kiến thức, mà còn là hoàn thiện nhân cách con người; như Rabindranath Tagore từng phát biểu: “Gốc của sự học là học làm người.”
Trước hết, ta cần tìm hiểu khái niệm học. Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Học tập cũng như việc học tập bài bản không bắt buộc, tùy theo hoàn cảnh. Nó không xảy ra cùng một lúc, nhưng xây dựng dựa trên và được định hình bởi những gì chúng ta đã biết. Học tập có thể được xem như một quá trình, chứ không phải là một tập hợp các kiến thức thực tế và các hủ tục giáo điều. Việc học tập của con người có thể xảy ra như là một phần của giáo dục, đào tạo phát triển cá nhân.
Còn “gốc” ở đây có thể hiểu là bản chất, là nguồn gốc đồng thời cũng là mục đích cuối cùng của mọi điều. Bởi giống như gốc rễ của cây cối, đó là nơi bắt đầu sự sống của cây, là nền tảng cho sự phát triển và cũng là nơi chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ đi xuống để nuôi dưỡng lấy cây.
Và khái niệm cuối cùng cần làm rõ đó là “học làm người”, từ khi sinh ra ta đã là một con người rồi, vậy vì sao ta phải học làm người? Làm người ở đây không phải là hiểu về mặt bên ngoài, mà là về mặt bản chất, tinh thần, trí tuệ của con người. Học làm người thứ nhất là học cách trở thành một phần của cộng đồng, hòa hợp với mọi người, đóng góp một phần công sức trong việc xây dựng nên một cộng đồng trong sạch vững mạnh; hoặc chí ít là trở thành một cá nhân không gây phiền hà cho những người xung quanh. Thứ hai, học làm người còn là học cách đối nhân xử thế, học cách tôn trọng mọi người, đó là cha mẹ, là anh em, là thầy cô, là bạn bè; ta phải học cách chung sống sao cho đúng với đạo đức, đúng với pháp luật. Và cuối cùng, học làm người là học cách tôn trọng chính bản thân mình. Bởi việc học hành, trau dồi nhân cách, bản lĩnh, cũng chính là một cách trân trọng bản thân, và chỉ khi ta biết trân trọng bản thân, người khác mới trân trọng ta.
Vậy vì sao cái gốc của học lại là học làm người, mà không phải là học cách kiếm tiền, học cách thu nhặt kiến thức? Bởi nếu bạn biết cách làm người, bạn sẽ có nền tảng để làm tất cả những điều khác một cách lương thiện. Thật ra, nếu bạn là kẻ không lương thiện, bạn sống một cách xấu xa, bạn kiếm tiền bằng những thủ đoạn, bằng cướp giật, bằng cờ bạc, bạn vẫn có thể giàu có, bạn vẫn có thể sống trên cuộc đời này. Nhưng lúc ấy bạn có sống đúng nghĩa như một con người hay không? Bạn sẽ không nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh, bạn là một cá nhân gây ảnh hưởng đến cộng đồng, và hơn hết, bạn thậm chí còn không tôn trọng chính bản thân mình. Nếu bạn tôn trọng bản thân, bạn đã sống đúng với lương tâm, với đạo đức, sống sao cho bản thân có thể ngẩng cao đầu đầy hãnh diện với mọi người.
Vậy phải làm thế nào để có thể học làm người? Trước tiên, cần phải làm rõ rằng học ở đây không chỉ là học trong nhà trường, mà còn là học từ bạn bè, từ gia đình, những người xung quanh, học trong đời sống. Học tập là việc cả đời, không phải chỉ trong một chốc là xong ngay được. Quá trình tôi luyện khả năng, hình thành nhân cách cũng chính là một quá trình học tập lâu dài. Trước hết, đến từ những nhân tố khách quan, cộng đồng phải cùng nhau chung tay tạo nên một môi trường học tập thuận lợi. Giúp các em hiểu được rằng học tập là một điều thú vị, chứ không phải là một điều cực nhọc chỉ có đau khổ mà thôi. Gia đình có thể giáo dục các em ngay từ nhỏ, từ những điều tưởng như đơn giản nhất, để các em có thể thấy được ý nghĩa của những việc tốt, ý nghĩa của lương tâm, của đạo đức. Nhưng trên hết, bản thân mỗi người phải có ý thức rèn luyện, chống lại những yếu tố xấu xa làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Đương nhiên chúng ta ai cũng sẽ có sai lầm, có những lúc vấp ngã, chẳng ai là người hoàn hảo. Nhưng quan trọng là chúng ta luôn cầu tiến, không ngừng hoàn thiện bản thân, đứng dậy sau mỗi sai lầm của cuộc đời. Lúc ấy, ta sẽ trở thành một con người lương thiện.
Có thể nói, đích đến cuối cùng của con người chính là trở thành một người lương thiện, đó chính là cái gốc của sự học. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức thì là người vô dụng.”
bạn tham khảo nhé:
Có người cho rằng, con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm.
Đầu tiên, hiểu một cách đơn giản nhất, thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…
Từ xưa đến nay, con người luôn mong muốn có thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng theo tôi, con người cần chung sống hòa bình với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại.
Thiên nhiên cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đất đai để sinh sống, trồng trọt. Nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh… Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nhiều khu du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa.
Nhưng có thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay, con người đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Từ không khí, nguồn nước đến đất đai đều đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Nhiều cánh rừng bị tàn phá, các loài động thực vật quý hiếm bị săn bắt trái phép. Việc tàn phá thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Trái Đất ngày càng nóng lên, các hình thức thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn hay các dịch bệnh mới xuất hiện. Từ sức khỏe của con người, đến sự phát triển kinh tế đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Cuộc sống bình yên của nhân loại đang bị đe dọa từ chính những hành vi của chúng ta.
Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên vô cùng quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng rừng, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tắt điện khi không sử dụng… đều đem đến ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Rõ ràng, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, cấp bách.
Thiên nhiên giống như một người mẹ bảo vệ con người. Bởi vậy, chúng ta và thiên nhiên cần chung sống hòa bình.
a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.
Để làm sáng tỏ luận điểm: " Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu" có thể đưa ra các luận cứ sau:
- Mục đích của văn giải thích là để giải thích cho người đọc hiểu rõ vấn đề nào đó.
- Nếu viết không dễ hiểu, người đọc từ chỗ khó tiếp nhận lời văn lại càng khó để hiểu người viết muốn trình bày.
- Khi viết cần thể hiện rành mạch, giản dị, tránh lối dùng từ cầu kì, có những cấu trúc phức tạp, cản trở quá trình tri nhận.
- Ngoài ra, khi viết phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận để sử dụng ngôn ngữ hợp lý và đạt hiệu quả cao.
→ Các luận cứ trên phải được trình bày theo một trình tự hợp lý, từ giải thích khái niệm đến sử dụng biện pháp nêu vấn đề, tiếp đó là đưa ra luận cứ chính.
I. Mở bài
– Trong tục ngữ nhân dân ta đã nêu lên nhiều kinh nghiệm qụý báu về lao động, về thái độ đối với lao động, tục ngữ khuyên nhủ chúng ta:
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
II. Thân bài
Câu tục ngữ khuyên nhu mọi người phải chăm chỉ làm việc.
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trề.
– Câu tục ngữ có hai vế, mỗi vế nêu lên một thái độ đối với lao động.
– Tay là cơ quan quan trọng nhất của con người làm việc.
Hình ảnh bàn tay ở đây tượng trưng cho con người. Tay làm là hình ảnh con người chăm chỉ, tay quai là hình ảnh con người lười biếng, không chịu làm việc .
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
– Hàm và miệng là cơ quan giúp cho con người ăn uống. Hình ảnh hàm và miệng ở đây tượng trưng cho cuộc sống của cơn người. Người chăm chỉ mới có cái để ăn (liên hệ với câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho), nói rộng ra người có chăm làm cuộc sống mới được đảm bảo, kẻ lười biếng thì chẳng có gì đề ăn. Nói rộng ra kẻ lười biếng cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thôn.
– Câu tục ngữ khuyên mọi người cần chăm chỉ lao động, chê trách thái độ lười biếng.
b. Nêu dẫn chứng chứng minh người lao động chăm chỉ sẽ có một cuộc sống no đủ tốt đẹp. (Lây các dẫn chứng trong cuộc sống thực tế ở xung quanh, có thể nêu lên cụ thể).
– Người nông dân chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm, mùa đến sẽ, thu hoạch tốt.
– Người công nhân chăm chỉ, có tay nghề giỏi sẽ có năng suất cao do đó lương cao, được thưởng nhiều. Cuộc sống vì thế sẽ sung túc.
– Người thợ thủ công chăm chỉ làm ra được nhiều sản phẩm, thu nhập cao. Vì thế gia đình có cuộc sổng đầy đủ.
3. Kết bài : Khẳng định lại vai trò của việc lao động chăm chỉ.