K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2019

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

16 tháng 12 2020

Trải qua nhiều cải tiến ,bút bi ngày càng hoàn thiện với nhiều hình dáng ,kích thước hết sức phong phú đa dạng ,phù hợp với thẩm mĩ của của người dùng.Một chiếc bút bi có cấu tạo vô cùng đơn giản ,nó có chiều dài khoảng 20cm ,đường kính từ 0,8-1cm ;hình trụ thon dài về phía ngòi bút.Ta có thể chia bút thành 2 phần chính :Vỏ bút và ruột bút .Vỏ bút được làm từ nhựa cứng tổng hợp hoặc kim loại nhẹ có màu sắc bắt mắt,bao gồm tay cầm và thân bút.Phần thuôn nhọn của cây bút là tay cầm ,thường được bọc thêm  một lớp đệm cao su hoặc làm thành vân gợn sóng để khi viết không bị đau tay .Thân bút là phần hình trụ của vỏ,trên thân in logo ,mã vạch ,tem chống hàng giả hoặc cầu kỳ hơn là những họa tiết đơn giản.Bộ phận quan trọng nhất của bút bi là ruột,ruột bút có cấu tạo như một cây giáo ,bên trên là ống rỗng chứa mực ,phía dưới là ngòi bút.Mực bút bi rất đặc biệt ,nó khô rất nhanh ,keo và không đọng,được nén trong ống chứa bằng một hợp chất chống bay hơi màu trắng đục.Ngòi bút được làm hết sức tinh vi ,phần đầu ngòi khoét rỗng và đính thêm một viên bi cực nhỏ.Khi viết ,mực chảy từ ống chứa xuống ngòi ,viên bi từ đó tản đều mực rồi in lên trang giấy.Còn lại là lò xo ,lẫy và nút bấm tạo thành bộ phận đóng mở.Khi bấm nút ,lẫy nhựa sẽ trong thân sẽ mở ,đẩy ngòi bút ra khỏi vỏ rồi cố định nó.Bấm thêm lần nữa ,lực đàn hồi của lò xo đưa ngòi bút trở lại trạng thái ban đầu.       Bút bi có rất nhiều loại khác nhau nhưng được ưa chuộng hơn cả là bút bi khô và bút bi bấm. Nếu bên trên bị lỗi thì đây nhé

16 tháng 12 2020

+Bạn nên bổ sung thêm có một viên bi rất nhỏ trên đầu bút, viên bị lăn giúp mực được viết ra giấy

+Nói thêm về lịch sử của cây bút

Từ cây bút mực lá (khó sử dụng) -> bút chì -> bút máy -> bút bi ( cải tiến nhiều hơn)

Người sáng chế ra cây bút bi: Nhà báo người Hungary

Chúc bạn học tốt!

14 tháng 9 2020

- Xuất hiện qua cuộc gặp gỡ và đối thoại với bé Hồng do bà cô tạo ra

- Cười hỏi ở đây không phải là âu yếm, ân cần, lo lắng mà là chế giễu và lạnh lùng, cười rất kịch, với một thái độ giả dối

- Lời nói giả dối, châm chọc, xâm xoi, hành hạ, động chạm vào vết thương của bé Hồng

⇒ Đại diện cho những người cổ tục, có một tâm địa đen tối. Đối lập với trạng thái tâm hồn đau đớn, xót xa như bị cào gai xát muối của đứa cháu là sự vô cảm sác lạnh đến ghê rợn của người cô. Tình cảnh của mẹ được bà cô miêu tả với vẻ thích thú rõ rệt. Khi bé Hồng đáp trả lại nhưng bà cô vẫn tiếp tục hành động độc ác của mình.hihi

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế)- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải...
Đọc tiếp

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

f) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

1
1 tháng 1 2019

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.