K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

giải quyết tình huống

Một lão nông dân nọ, vợ mất sớm, phải một mình nuôi hai người con trai nhưng tính tình của họ thì hoàn toàn trái ngược nhau và không chịu nhường ai bao giờ.

Người cha rất phiền lòng về việc này.Thậm chí chúng còn dành nhau, tranh từng miếng thịt, con cá khi ăn

Một hôm ông gọi hai người con tới và nói:

"ở đây, ta có một túi vàng,ta muốn trao cho một trong hai con, nhưng mà với một điều kiện,một trong hai con phai bẻ gẫy được bó đũa này".

Người anh dùng hết sức và mọi cách vẫn không thể làm bó đũa suy chuyển.Mệt quá người anh đành chịu thua, không bẻ nữa và nhường cho người em.

Người em cũng không hơn gì anh mình, cậu ta thử bẻ bằng mọi cách nhưng chẳng chiếc đũa nào lung lay, cuối cùng cậu để bó đũa xuống bàn và nói:

"Con chịu thua rồi, khó bẻ quá cha ơi".

Người cha không nói gì, lặng lẽ cầm bó đũa lên,rút từng chiếc, từng chiếc ra và bẻ chúng một cách dể dàng.

Người em liền nói"Nhưng mà thưa cha, nếu bẻ từng cái mọt thì quá dễ rồi"

"Dạ phải, nếu bẻ cả bó thế kia thì tụi con đành chịu chứ vậy thì..."

Đó, đó chính là điều cha muốn nhắn nhủ với các con, hai con cũng giống nhu bó đũa này, ta cũng đã già rồi, không thể nào sống với các con mãi được , nếu các con biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau thì không ai có thể làm gì được các con, nhưng nếu các con cứ chia rẽ ra thì cũng giống như chiếc đũa kia vậy.

a) Nhận xét gì về hành vi của hai anh em trong tình huống trên?

b) Em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

2
10 tháng 11 2017

a) Nhận xét : Hai anh em trong tình huống trên không yêu thương nhau, đó là một tính xấu .

b) Bài học : - Phải biết yêu thương anh chị em trong gia đình, phải biết san sẻ, giúp đỡ, động viên nhau khi gặp khó khăn, bế tắc.

- Khi các thành viên yêu thương lẫn nhau sẽ tạo nên sức mạnh mà không ai chia rẽ được.

11 tháng 11 2017

a hai anh em trong tình huống trên k có tính biết yêu thương ,đùm bọc ,giúp đỡ nhau dù là 2 anh em ruột

b em rút ra được chúng ta phải biết yêu thương đoàn kết với nhau .Chỉ có 1 mình thì yếu nhưng nếu đoàn kết thì sẽ có sức mạnh trong mọi công việc

20 tháng 1 2021

Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Giống như một bó đũa, nếu chúng ta tách từng chiếc ra để bẻ thì rất dễ dàng, nhưng khi để cả bó thì không thể bẻ được. Anh em trong một nhà phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cùng vượt qua những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏiBữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh - Nguyên Tác: Chu Hải LượngChị là người giúp việc cho một ông chủ ngoại ngũ tuần rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, chị vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.  Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: Hôm nay việc...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh - Nguyên Tác: Chu Hải Lượng

Chị là người giúp việc cho một ông chủ ngoại ngũ tuần rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, chị vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.  Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

Chị mang theo con trai đến. Đi đường chị nói với nó rằng: Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết việc làm của mẹ nó là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 miếng xúc xích.

Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà to lớn và tráng lệ…Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách: đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ…Đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con: Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát…tự mừng cho mình.

Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào…Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm…Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi: Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự…Thằng bé mở cửa…Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ…Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ…Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

B) - Ông chủ nhà trong câu truyện đã cư xử như thế nào với cậu bé con của người làm thuê nghèo khó?

- Thái độ và việc làm của ông đã tác động như thế nào đến cậu bé nghèo trong câu truyện? - Đã ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh?

Giúp mình nhé ! Ngày may tớ nộp rồi

 

5
8 tháng 10 2016

Ông chủ nhà trong câu truyện cư xử rất tốt và ko phân biệt giàu hay nghèo

-Ongo đã làm cho mọi người đều phải cảm động

+)Hạnh phúc,cảm động

+)Vui vẻ,tươi tắn

+)Đồng cảm và cho họ là tốt

Tui hc qua bài này rùi

8 tháng 10 2016

câu ch hay lắm bạn à! rất có ý nghĩa. mọi ng hãy thửu đọc chậm hết câu ch và ngẫm nghĩ đi

19 tháng 10 2021

bạn chọn đáp án D nhé

19 tháng 10 2021

D nha bn

22 tháng 10 2016

=> Em sẽ nói với hai người thanh niên đó là: " Hai anh ơi, anh có thể nhường chỗ cho cô đang bế em bé không anh? Cô đó tội nghiệp quá, dáng người mệt mỏi, anh nhường đi nha anh, anh chịu khó đứng đi anh nhé!"

Em có suy nghĩ về hành động của chàng thanh niên là họ không biết nhường chỗ cho người lớn tuổi, người bị bệnh và kể cả những người già, trẻ,...... chúng ta đi đâu phải luôn luôn có câu" Kính trên nhường dưới", đi đâu phải biết chào hỏi, nhường bước, nhường nhịn em nhỏ, thương yêu, tôn trọng người già, những người có công với đất nước,.... Qua hành động trên của 2 chàng thanh niên, em có nhận xét rằng họ không biết tôn trọng người lớn tuổi, dẫn đến 2 anh chàng thanh niên sẽ bị xúc phạm, cười chê.

Câu 1: Thế nào là tự trọng? Biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng là gì?Câu 2: Thế nào là sống giản dị. Nêu ý nghĩa của lối sống giản dị. Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?Câu 3: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng...
Đọc tiếp

Câu 1: Thế nào là tự trọng? Biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng là gì?

Câu 2: Thế nào là sống giản dị. Nêu ý nghĩa của lối sống giản dị. Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?

Câu 3: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng phục khi đến trường, Hoà nói : “Mặc đồng phục thì không sành điệu, con nhà giàu thì phải đổi mốt liên tục chứ !”.

a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không ? Vì sao ?

b. Nếu là lớp trưởng của Hoà, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên ?

Câu 4: Trong lúc dọn nhà, Mi vô ý làm vỡ đôi tượng bằng sứ mà mẹ rất quý, Mi vô cùng lo lắng chưa biết phải nói với mẹ thế nào. Chợt Mi nghĩ: “Con mèo nhà mình thỉnh thoảng cũng làm vỡ đồ, mình sẽ nói là do mèo nhảy lên bàn làm vỡ tượng của mẹ”.

a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Mi không ? Vỉ sao ?

b. Nếu là Mi, em sẽ xử sự như thế nào?

Câu 5: Hoa và Lan chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát để chọn đội tuyển đi thi có một câu hỏi Lan không làm được. Thấy vậy, Hoa đưa bài của mình cho Lan xem nhưng Lan vẫn ngồi im, không nhìn sang bài của Hoa. Hoa rất giận và cho rằng Lan đã phụ sự giúp đỡ của mình.

a. Theo em, việc làm của Lan là đúng hay sai ? Vì sao ?

b. Nếu là Lan, em sẽ nói với Hoa thế nào để bạn hiểu và không giận mình?

Câu 6: Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ người nghèo và đồng bào bị bão lụt. Ở lớp Nam, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Riêng Nam nhà nghèo nên mặc dù rất muốn tham gia, Nam cũng chỉ đóng góp được một số ít sách vở và quần áo cũ. Các bạn trong lớp phê bình Nam làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cho rằng

Nam không biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không ? Vì sao?

Help me! Mai tớ phải kiểm tra rồi!

1

Câu 1: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên.

Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa; sống gần đám lưu manh, trộm cướp, côn đồ, nghiện hút, mà không nhiễm thói xấu; ở nơi xóm phố hoặc đến nơi công cộng thì tỏ ra ý tứ, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.
Câu 2
Giản dị được hiểu  một lối sống đơn giản, bỏ qua tất cả những sự cầu kỳ và không chạy đua theo xu hướng của xã hội. Những người giản dị họ thường sống phù hợp với hoàn cảnh mình đang phải đối mặt, không mơ màng và sống xa vời với thực tại.
Biểu hiện: Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu
Ăn mặc phù hợp với điều kiện của bạn thân
Không nên kiêu căng, kiêu ngạo
Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, đồng cảm

22 tháng 11 2021

định trả lời nhưng chán quá

28 tháng 11 2021

vì xem bài của bạn là sai.tự hỉu.

6 tháng 11 2021

B

Câu hỏi GDCD 7Cho các tình huống sauTình huống1- Oử gần nhà Thu có mooth người chuyên làm bói toán.Mẹ Thu thỉnh thoảng cũng sang xem bói.Thu can ngăn nhưng mẹ Thu cho rằng đó là quyền tự do tính ngưỡng của mỗi người và khuyên Thu không nên can thiệp vàoTheo em mẹ Thu nghĩ vậy có đúng không.Vì sao?Nếu em là Thu em sẽ làm gì?Tình huống 2-Sinh ra trông một gia đình nghèo đông con,bố Tú phải làm lụng...
Đọc tiếp

Câu hỏi GDCD 7

Cho các tình huống sau

Tình huống1

- Oử gần nhà Thu có mooth người chuyên làm bói toán.Mẹ Thu thỉnh thoảng cũng sang xem bói.Thu can ngăn nhưng mẹ Thu cho rằng đó là quyền tự do tính ngưỡng của mỗi người và khuyên Thu không nên can thiệp vào

Theo em mẹ Thu nghĩ vậy có đúng không.Vì sao?

Nếu em là Thu em sẽ làm gì?

Tình huống 2

-Sinh ra trông một gia đình nghèo đông con,bố Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya,chắt chiu từng đồng để dành cho anh em Tú đi học cùng các bạn.Nhưng do đua đòi ham chơi Tú đã bỏ học để đi chơi với những bạn xấu,kết quả học tập ngày càng kém.Có lần bố mắng Tú,Tú bỏ đi cả đêm không về nhà.Cuối năm học Tú không đủ điều kiện để lên lớp vf ở lại

-Theo em Tú không làm tròn quyền và bổn phận của trẻ em nào?

- Hãy nêu nhân xét của em về việc làm sai trái của Tú.

Tình huống3

-Trong một lần đi tham quan thắng cảnh ở Vịnh Hạ Long thấy trên vách hang động có những chữ khắc viết chàng chịt tên,ngày tháng của những người đến thăm,bạn Dung tỏ thái độ phê phán,không hài lòng về những việc làm đó.Ngược lại,có một số bạn đồng tình,vì theo họ việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết:nơi đây đã có người đén thăm vào thời gian nào.

-Em đồng tình với quan điểm nào?Vì sao?

(mình đang cần gấp ai trả lời được cho mình trong tối nay mình sẽ hậu tạ 50k)

2
27 tháng 4 2016

Bn ở đâu z???

7 tháng 12 2016

tình huống 1:mẹ thu nghĩ vậy k đúng vì đó là mê tín dị đoan.nếu là Thu, mình sẽ giải thích cho mẹ và bảo mẹ không nên tin vào những thứ đó, sống thực tế hơn

tình huống 2:k làm tròn quyền và bổn phận trẻ em:quyền, bổn phận học tập..

-việc làm của tú là việc làm sai trái lv max, cho thấy sự bất hiếu vs ham chơi của tú,k kính trọng cha mẹ, k làm tròn bổn phận của mình

tình huống 3:đồng tình vs quan điểm của dung vì hang động là di sản văn hóa tg..nếu muốn ghi lại kỉ niệm có thể dùng các cách khác:chụp hình,...vụ khắc tên là vi phạm, bị cấm vì độngk phải là của riêng mà tất cả mn đều được chiêm ngưỡng,...:v

mình nghĩ thế

23 tháng 9 2016

Thái độ của Thắng là biểu hiện không có tự trọng vì chỉ vì bố làm nghề xích lô đói nghèo mà không thèm chào bố, thậm chí là không nhìn mặt. Như vạy là thiếu tôn trọng người lớn và làm trái đạo làm con. Nếu ở trong hoàn cảnh đó e sẽ đỗ xe lại chào ba và hỏi ba có mệt không.

23 tháng 9 2016

thang ko co long tu trong vi bo lam nghe xich lo ko phai la nghe xau ma bo lam de nuoi thang an hoc thang phai biet tran trong ko nen lam lo.neu la em em se chao bo va gioi thieu voi bn be 1 cach rat tu hao