Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Tuổi thơ bồng bột nông nổi đã để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm và cũng là những lần phạm lỗi rất ngây thơ và đáng nhớ, bởi chúng ta luôn nghĩ người lớn không biết nhưng thực tế chỉ cần liếc sơ họ đã biết chúng ta làm sai rồi. Bản thân tôi cũng đã từng như thế, tôi đã từng phạm phải một lỗi mà đến giờ nghĩ lại thấy bản thân sao ấu trĩ và trẻ con thế.
Ngày ấy, tôi đang học lớp 4 tuy gia đình chưa được coi là khá giả nhưng tôi cũng được mẹ cho đi học thêm ở nhà cô. Tôi đi học được vài tháng đầu tiên, ngày nào tôi cũng đến lớp đầy đủ, tuần ba buổi, mỗi buổi hai tiếng. Tôi vốn có tiếng là đứa chăm chỉ, ngoan và học giỏi, nên rất được thầy cô bạn bè yêu quý, kể cả cô giáo dạy thêm cũng quý tôi lắm, thế nên mẹ lại càng tin tưởng tôi hơn, tôi biết mẹ tự hào vì tôi nhiều lắm. Thế nhưng tôi lại có lỗi với cả mẹ và cô, tôi đã phụ sự tin tưởng của họ dành cho tôi. Nhà tôi nghèo thế nên tôi không có được những thú vui như chúng bạn, tôi không bao giờ có tiền tiêu vặt, những lúc tôi ở lại trường để học cả ngày mẹ sắm cho tôi chiếc cặp lồng để mang cơm ở nhà đi theo.
Nhìn những đứa bạn trưa trưa được đi ra quán ăn vặt, mua này mua nọ, đôi lúc tôi thấy tủi thân lắm, tôi càng thu mình lại hơn. Đỉnh điểm là việc tôi rất thích đọc truyện, những cuốn truyện tranh Đô-rê-mon mà mấy đứa trẻ chúng tôi ham vô cùng, một đứa có là chuyền tay nhau đọc đến cũ mèm. Và vì quá thích, tôi đã lén lấy tiền đóng học thêm mẹ cho tôi, khi ấy là 150 ngàn đồng, để đi mua những cuốn truyện mà tôi hằng ao ước, tôi muốn một lần được hãnh diện với bè bạn. Thế nhưng khi cầm những cuốn sách mới coóng trên tay, và số tiền lẻ còn thừa tôi thấy hối hận vô cùng, và cũng sợ hãi nữa, rồi tiền đâu để đóng học, rồi lỡ mẹ biết thì phải làm sao,... Bao nhiêu câu hỏi hiện lên trong đầu khiến tôi vô cùng hoang mang và mệt mỏi. Sự thay đổi thái độ của tôi đã khiến mẹ tôi nghi ngờ, bởi mẹ tôi vô cùng nhạy cảm, một buổi tối tôi đang ngồi học bài mẹ nhẹ nhàng bước đến rồi đặt cuốn truyện mà tôi mua lên bàn.
Tôi giật nảy mình, nghĩ rằng đợt này kiểu gì cũng ăn một trận đòn nên thân, tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn. Nhưng mẹ tôi không quát tháo, cũng không nói gì, tôi chỉ thấy mắt mẹ đỏ lên và hình như có những giọt nước mắt mẹ đang chảy trên đôi gò má đã sạm đi vì nắng gió, rớt trên đôi tay thô sần vì quanh năm làm lụng vất vả. Tôi biết tôi sai thật rồi, tôi có lỗi với mẹ nhiều lắm, tôi bật khóc hu hu vì tủi thân vì thương mẹ, nghĩ ghét cái sự ngu xuẩn của mình, khiến mẹ đau lòng. Những đồng tiền ấy không phải để tôi phung phí, không phải để tôi làm mẹ tôi buồn như vậy, miệng tôi lí nhí xin lỗi mẹ trong tiếng sụt sùi. Mẹ nhìn tôi, rồi nói một câu mà tôi nhớ mãi: “Mẹ vẫn luôn tin tưởng con như vậy, mẹ chỉ mong con học thật tốt mà chưa nghĩ đến việc con cũng có những thú vui và sở thích, nhưng gia đình mình…”, rồi mẹ không nói tiếp.
Chuyện đã qua thật lâu nhưng tôi vẫn nhớ mãi, nó là một bài học vô cùng sâu sắc khiến tôi nhớ mãi không quên, vì vậy tôi càng cố gắng học tập để bù đắp lại những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Tôi luôn nghĩ rằng lỗi lầm là để khiến chúng ta trưởng thành chứ không phải là để khiến chúng ta phải sống trong tội lỗi, tương lai còn ở phía trước mong rằng các bạn đã từng phạm lỗi hãy sống tốt hơn, đừng bao giờ để cha mẹ phải khóc vì bạn nhé, vì học đã quá cực khổ rồi.
Em tham khảo nhé:
Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".
Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...
Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.
Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."
Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.
Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.
Lỗi lầm là những sai lầm, có những sai lầm làm chúng ta day dứt cả đời. câu chuyện nói về tôi và lan, tôi và lan chơi khá thân, nhà lan nghèo, còn nhà tôi thì khá giả hơn chút, tôi thường có những trò nghịch ngợm, đôi khi còn quá đáng. Cái ngày hôm ấy, lan mang 2 đôi giày, 1 đôi để đeo thể dục còn 1 đôi để đeo sau khi học xong, tôi thấy v thì liền giấu 1 đôi đi, tiếng trống tùng tùng ra về, lan cũng như bao bạn khác, cất sách vở ra về, đến lượt lan lấy giày thì chỉ thấy 1 đôi, lan lúc đó hoảng lắm, mặt lan tím lạnh, nhà lan nghèo mà nên lan quý 2 đôi giày đó lắm. tôi lúc ấy thì thấy vui vẻ với trò đùa của mình, lan có nói ở lại tìm với lan nhưng tôi viện cớ ra về trước,còn lan thì ở lại. tôi ở nhà ung dung, ngủ nghỉ nhưng lại k hề biết tới việc lan vẫn còn ở trường tìm giày. Tới chiều đi học, cô giáo mới thông báo rằng lan ốm, mẹ lan nói lan về với cơ thể ướt đấm mồ hôi, mặt đỏ ửng vì tìm giày. Cô nói làm tôi sững lại, tôi nghĩ những trò đùa của mình quá đáng quá rồi, lòng tôi thắt lại, nguyên buổi chiều tôi chả học đc, lúc ra về, tôi có mua ít đồ rồi qua thăm lan, lan có vẻ đỡ hơn nhiều rồi. tôi trả giày cho lan, đưa lan chỗ đồ tôi mua rồi nói lời xin lỗi “ xin lỗi vì tôi đã làm bạn ra nông nỗi này, tôi sẽ không đùa giỡn quá đáng như vậy, tha lỗi cho tôi”. Lan hiểu đc tấm lòng này nên lan gật đầu nhẹ rồi bảo tôi ngồi ghế, ăn chỗ đồ tôi mua tới, 2 đứa lại vui vẻ, và chính bản thân tôi nhận ra đc bài học: “ những hành động của chúng ta,nếu không suy nghĩ trước khi hành động thì nó dẫn đến ảnh hưởng vô cùng lớn, không phải những trò đùa lúc nào cũng vui vẻ, thế nên cần phải biết hành động sao cho đúng, để giúp chúng ta có những mối quan hệ tốt đẹp”
Tôi còn nhớ mãi lỗi lầm mà mấy năm trước tôi đã gây ra với Duy. Lúc đó, tôi cùng lũ bạn thân từ trong quán điện tử đi ra thì thấy Duy - bạn cùng trường đang ngồi đếm tiền với vẻ mặt tươi cười. Tôi thấy vậy bèn châm chọc: “Bọn mày nhìn kìa! Chắc thằng này vừa trộm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi cười to, tôi còn thách đố với tụi nó xem ai lấy được tiền của Duy. Thế là cả lũ tiến gần lại, tôi nhanh tay lẹ mắt cuỗm hết số tiền trên tay Duy, bọn bạn thấy tôi cướp được tiền cũng hò reo chạy trốn. Càng nhớ lại tôi càng cảm thấy hối hận làm sao. Cuối tuần sau đó, tôi thấy Duy cõng một đứa trẻ tật nguyền trước cửa hàng đồ chơi. Duy nói: “Xin lỗi em, lần sau anh hứa sẽ mua được bộ đồ chơi mới cho em!”. Nhìn cậu bé mếu máo, tôi chợt quặn đau. Lúc đấy tôi vô cùng xấu hổ. Tôi chạy vội về nhà. Tôi không biết làm sao để đối mặt với nó nữa. Tôi kể lại chuyện với tụi bạn thân, bọn chúng cũng ân hận chẳng kém tôi. Tôi và tụi nó bèn bàn nhau góp tiền ăn vặt, tiền để dành chơi game. Hơn một tuần sau mới đủ số tiền chúng tôi đã lấy, nhưng tôi vẫn không dám đứng trước mặt Duy. Dù gì tất cả đều do tôi đầu têu ra chuyện này. Tôi quyết định sẽ mua một bộ đồ chơi mới và đến tận nhà xin lỗi Duy. Ai ngờ đâu khi thấy tôi nhận lỗi, Duy chỉ cười và nói sẽ tha thứ cho tôi. Tôi cảm thấy nhẹ lòng biết bao nhiêu. Từ đó, tôi cùng bọn bạn cũng ít đi chơi game hơn, chúng tôi tiết kiệm tiền để thỉnh thoảng mua đồ chơi cho em Duy, có lẽ nó sẽ giúp bọn tôi bớt đi hối hận về lỗi lầm đã gây ra.
BẠN Tham Khảo
Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do nhỏ lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi nói khản cả giọng mong nó đừng kể chuyện tôi gây ra trong tuần qua trong giờ sinh hoạt mà nó vẫn thưa với cô giáo. Thế mới tức chứ, tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù đồ lắm chuyện này. Và rồi như tôi mong ước, trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy nó đi gần sân bóng. Như bắt được vàng tôi sung sướng và nghĩ đây là cơ hội để tôi trả thù, thế rồi tôi sút một cái, quả bóng bay trúng đầu đứa lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Tôi nghĩ tôi phải vui sướng mới đúng chứ, ai dè tôi lại thấy mình có lỗi quá. Tôi vội chạy ra cùng đám bạn xem nó có làm sao không. Ôi! Tôi như muốn nổ tung khi thấy nhỏ bị chảy máu, nhỏ choáng tới mức không thể đứng dậy được. Tôi càng hối hận hơn. Tôi vội vã cúi xuống bế nhỏ tới phòng y tế. Thấy băng gạc ở trên đầu nhỏ mà thấy bứt rứt, tôi liền nói thật việc đã làm. Nhỏ liền tha lỗi cho tôi, lúc ấy tôi vui không xao tả xiết. Tôi hứa sẽ không bao giờ nông nổi để xảy ra sự việc tương tự nữa.
Em tham khảo:
Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do nhỏ lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi nói khản cả giọng mong nó đừng kể chuyện tôi gây ra trong tuần qua trong giờ sinh hoạt mà nó vẫn thưa với cô giáo. Thế mới tức chứ, tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù đồ lắm chuyện này. Và rồi như tôi mong ước, trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy nó đi gần sân bóng. Như bắt được vàng tôi sung sướng và nghĩ đây là cơ hội để tôi trả thù, thế rồi tôi sút một cái, quả bóng bay trúng đầu đứa lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Tôi nghĩ tôi phải vui sướng mới đúng chứ, ai dè tôi lại thấy mình có lỗi quá. Tôi vội chạy ra cùng đám bạn xem nó có làm sao không. Ôi! Tôi như muốn nổ tung khi thấy nhỏ bị chảy máu, nhỏ choáng tới mức không thể đứng dậy được. Tôi càng hối hận hơn. Tôi vội vã cúi xuống bế nhỏ tới phòng y tế. Thấy băng gạc ở trên đầu nhỏ mà thấy bứt rứt, tôi liền nói thật việc đã làm. Nhỏ liền tha lỗi cho tôi, lúc ấy tôi vui không xao tả xiết. Tôi hứa sẽ không bao giờ nông nổi để xảy ra sự việc tương tự nữa.
Câu 1:
Sau khi gia đình xảy ra biến cố, lâm vào bước đường cùng, Kiều đành ngâm ngùi chấp nhận trao duyên lại cho em, bán thân lấy tiền để cứu cha và em trai thoát khỏi cảnh ngục tù. Hay tin này, gần đó có một bà mối thấy đây là món lợi lớn, bèn dắt mối cho Mã Giám Sinh đến để thương lượng mua Thúy Kiều về làm vợ. Hỏi ra thì được biết, Mã Giám Sinh quê vốn ở huyện Lâm Thanh, tuổi nay cũng đã ngoài bốn mươi, nhìn cách ăn vận chỉnh trang, thì xem ra cũng là người giàu có.
Nhưng cái vẻ bề ngoài chẳng thể nào che đậy được cái sự phàm tục của hắn, vừa mới bước chân vào nơi Kiều ở, đã sỗ sàng ngồi tót vào ghế, chẳng đợi ai mời mọc, không có một chút lễ độ, đúng mực nào cả. Giờ đây hắn chỉ muốn được chiêm ngưỡng nhan sắc vốn nổi danh của Kiều, bèn sốt sắng giục bà mối vào gọi Thúy Kiều ra cho hắn xem mặt, hành động vô cùng quá phận.
Thúy Kiều vốn đang đau khổ, xót thương cho thân phận hẩm hiu của bản thân, nay gặp cảnh này lại càng thêm ấm ức trong lòng, nàng đi mà chân không muốn bước, trên gương mặt vốn xinh đẹp tuyệt trần, nay lệ từng hàng tuôn rơi. Ngoài kia là người nàng sẽ gửi gắm cả cuộc đời, nhưng sao nàng có cảm giác sợ sệt, e ngại thế này, đôi mày liễu khẽ nhăn lại, gương mặt xinh đẹp hơi cúi, khẽ cắn làn môi hồng, chẳng dám nhìn thẳng Mã Giám Sinh. Đã xem mặt Kiều, nhưng họ Mã lại muốn thử cả tài, bèn ép Kiều đàn hát, đề thơ lên quạt, Kiều thiết nghĩ dù sa cơ lỡ vận nhưng cũng là con nhà gia giáo, há lại chịu cảnh nhục nhã này. Nhưng nay đã lỡ, Kiều cắn răng gảy đàn mà lòng rối như tơ, tay nàng xiết chặt cán bút đề thơ trên quạt giấy.
Thấy Kiều tài sắc vẹn toàn Mã Giám Sinh rất hài lòng nhưng lại ra chiều ép giá, hắn với bà mối kì kèo qua lại thêm thêm bớt bớt, bỏ mặc Kiều đứng chết lặng nhìn bản thân đang được ngã giá như một món hàng không hơn chẳng kém. Thôi thế đã đành, phận gái nay biết về nơi đâu?
Câu 2:
Sau bao năm tháng tủi nhục nơi lầu xanh dơ bẩn, cuối cùng ta may mắn được Từ Hải yêu mến và chuộc ra ngoài. Chàng cho ta cơ hội được trở về chỗ vợ chồng Thúc Sinh khi trước, để hoàn thành tâm nguyện đền ơn báo oán. Cảnh sắc nơi đây chẳng có gì thay đổi so với lần đầu ta đến, khung cảnh giàu có xa hoa, nhưng lại là nơi làm ta tổn thương sâu sắc.
Đang chìm trong hoài niệm, thì Thúc Sinh được người đưa vào, thấy ta chàng bất ngờ lắm, tiếc thay vật đổi sao dời, nay ta và chàng đã không còn như trước kia, nhưng ơn cứu giúp ta thoát khỏi lầu xanh và những ân tình chàng từng dành cho ta, ta chưa từng quên dù chỉ một ít. Ta với chàng ôn lại chuyện xưa cũ, nhìn bộ dáng nhu nhược, khúm núm của chàng, ta tự hỏi mình đây là người khi xưa ta từng hết mực yêu thương ư? Ta cũng không biết nữa, chỉ lẳng lặng truyền người mang vào gấm vóc, vàng bạc rồi trao cho chàng, coi như hết nợ ân tình. Nhưng cái gai trong lòng ta vẫn chưa được gỡ bỏ, nó làm ta đau đớn, nhức nhối tâm can từng ngày.
Ta nhắc về Hoạn Thư, vợ chàng, muốn xem thái độ của chàng về việc này ra sao, nhưng chàng im lặng, giống như xưa khi ta bị vợ chàng lăng nhục, chàng cũng im lặng như vậy, ta chỉ còn biết lắc đầu thở dài. Ta cho Thúc Sinh lui xuống, đã đến lúc gặp người phụ nữ kia rồi, Hoạn Thư được áp giải vào, thấy ta thì hồn lạc phách siêu, chắc chẳng ngờ nổi bản thân cũng có ngày hôm nay. Người phụ nữ này đã từng khiến ta chịu bao tủi hổ, đau đớn, đang đứng trước mặt ta, nhưng lòng ta bình tĩnh đến lạ kỳ, không nổi giận, quát mắng. Ta mỉm cười liếc mắt nhìn nàng ta mà rằng: “Tiểu thư cũng có ngày hôm nay, sao khi xưa không nghĩ đến việc chừa cho ta một đường lui? Phải biết rằng gieo nhân nào gặp quả nấy, tiểu thư cũng đừng trách ta vô tình!”. Hoạn Thư nghe ta nói vậy, thì lập tức dập đầu phân bua: “Thúy Kiều, cô hãy hiểu cho ta, đều phận đàn bà, lại gặp kiếp chồng chung, có ghen tuông ắt là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cô nhớ xem, lúc trước ta cũng chỉ muốn cô chép kinh thư cho tâm thanh tịnh, lúc cô bỏ trốn cũng không hề đuổi theo, suy cho cùng cũng chỉ trách bản thân ta quá yêu Thúc Sinh, sợ mất chàng, mà làm điều không phải với cô. Nay phần tội lỗi này ta xin nhận hết, chỉ mong cô rộng lòng tha thứ, ta xin khấu đầu tạ tội!”, nói rồi lại dập đầu thêm lần nữa. Ta mỉm cười, quả thật thông minh, khá khen cho lý lẽ sắc bén, kín kẽ một chút gió cũng không lọt nổi, ta còn biết nói thêm lời nào nữa? Âu cũng là khi xưa vì bản thân mình mà nàng ta đau khổ, chắc gì đã sung sướng hơn ta, thật xót xa cho phận đàn bà, thôi có lẽ oán này không cần báo nữa rồi. Ta ra hiệu cho người thả Hoạn Thư ra, còn bản thân bước đến trước cửa nhìn trời xanh, nhủ thầm: “Báo ân, báo oán đều đã trọn, buông xuống thôi Thúy Kiều, từ nay về sau, quá khứ chẳng còn liên quan gì với tương lai, chỉ còn Từ Hải”.
Câu 3:
Tôi có một cô bạn rất thân, chúng tôi chơi với nhau từ thời hai đứa còn rất nhỏ. Tình bạn của tôi cứ tưởng mãi tốt đẹp như thế cho đến khi tôi lỡ bỏ quên sinh nhật nó, chỉ vì mải mê “cày” một bộ phim mới nổi. Nó không hề giận hay trách móc tôi, tuy vậy nhưng tôi thấy có lỗi nhiều lắm, cả ngày chỉ cứ nghĩ mãi đến hôm sinh nhật nó, người bạn thân nhất là tôi thế nào lại quên béng đi, không có lấy một lời chúc mừng. Để chuộc lỗi, ngay hôm sau tôi tặng bù nó món quà mà tôi thức suốt đêm để làm, chỉ hy vọng nó sẽ tha thứ cho tôi. Tôi ước rằng nó cứ giận hay trách móc tôi cũng được, chứ nó cứ dung túng cho tôi thế này tôi lại càng cảm thấy bản thân thật tệ. Nó cầm món quà của tôi, nét mặt hạnh phúc lắm, nó bảo tôi: “Mày đừng thấy áy náy nữa, thật sự tao không để tâm đâu, thấy mày cứ ủ dột như vậy, tao không muốn”. Nghe được câu nói đó của nó tôi thấy như được thoát khỏi cái gông cùm tội lỗi mấy hôm vừa qua. Cũng từ đó tôi học được cách quan tâm để ý mọi người hơn, và cũng chưa từng quên sinh nhật của những người thân thiết bao giờ.