K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021

Xét các đoạn không mã hóa (intron):

A= T= 10%N= 92 nu, Ni = 920 nu, G= X= 368 nu, suy ra tổng số nuclêôtit của các đoạn êxon là N= 1380 nu.

a) Gen trên phiên mã tạo ra 1380/3 = 460 côđon từ các đoạn êxon, trong đó có một bộ ba kết thúc, suy ra số liên kết peptit được thành lập khi tổng hợp một chuỗi polipeptit từ gen trên là 460 -1 -1 = 458 (liên kết peptit).

b) Số phân tử nước được tạo thành tại thời điểm dịch mã đã cho là 36936/18 = 2052 ứng với 2052 liên kết peptit, mà 2052/458 = 4 dư 220 nên số axit amin cần được cung cấp kể cả axit amin mở đầu là (458+1).4+(220+1) = 2057 (axit amin).

11 tháng 5 2017

Đáp án B

Gen của sinh vật nhân thực có hiện tượng phân mảnh. Các đoạn mã hóa axit amin (gọi là êxôn) nằm xen kẽ các đoạn không mã hóa axit amin (intron).

12 tháng 1 2019

Đáp án B

Các phát biểu sai là:

I, gen là 1 đoạn phân tử ADN (chứ không phải toàn bộ phân tử ADN) mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.

III, Hiện tượng gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, không có ở sinh vật nhân sơ.

21 tháng 10 2016

a. l = 306nm = 3060Å => N = 3060*2/3.4 = 1800 nu = 900 cặp nu

- Tỉ lệ các cặp nuclêotit giữa các đoạn intrôn: exon = 1:2 => Số lượng nu của đoạn Exon là: 900*2/3 = 600 cặp nu.

=> Số lượng nu trên mARN trưởng thành (Sau khi cắt bỏ các đoạn Intron) = 600 nu

- phân tử mARN trưởng thành tương ứng có tỉ lệ A:U:G:X = 5:9:2:4, suy ra:

  • Am = 600*5/20 = 150
  • Um = 600*9/20 = 270
  • Gm = 600*2/20 = 60
  • Xm = 600*4/20 = 120

b. Ta có:

  • Ag = 40%Ng = 40%*1800 = 720 nu = Tg
  • Gg = 10%Ng = 10%*1800 = 180 nu = Xg (1)

Từ câu a ta lại có:

Số nu trong đoạn mã hóa (mh) của gen là: 600 cặp nu = 1200 nu. Trong đó:

  • Amh = Tmh = Am + Um = 150 + 270 = 420 nu (2)
  • Gmh = Xmh = Gm + Xm = 60 +120 = 180 nu

Từ (1) và (2), Suy ra số nu mỗi loại trên đoạn không mã hóa (kmh) của gen phân mảnh là:

  • Akmh = Tkmh = Ag – Amh = Tg – Tmh = 720 – 420 = 300 nu
  • Gkmh = Xkmh = Gg – Gmh = Xg – Xmh = 180 – 180 = 0 nu
29 tháng 3 2017

Đáp án C

2A + 3G = 2700

ó2(A1+T1) + 3(G1+X1) = 2700

ó 2(UmARN +AmARN) + 3(XmARN +GmARN ) = 2700

ó 2.3A + 3.7A = 2700

ó AmARN = 100

Tổng số nu trên mARN = 1000 à L = 3400Å

26 tháng 1 2019

Đáp án C

Gen dài 5100 Å ARN dài 5100 Å số nucleotit trong mARN =1500 số nucleotit trong các đoạn exon là 1500 x 3/5 = 900

Số lần phiên mã của gen là : 4500:900 = 5

22 tháng 6 2017

Đáp án B

Phân tử mARN trưởng thành có tỉ lệ A:G:U:X= 1:3:2:4

Đặt Am = x, Gm = 3x, Um = 2x, Xm = 4x

Vậy trên các đoạn exon (đoạn mã hóa) của gen có số lượng nu:

A = T = Am + Um = 3x

G = X = Gm + Xm = 7x

Số liên kết H của các đoạn mã hóa là (2A + 3G) = 27x = 4050

Vậy x = 150

Số nuclêôtit của các đoạn exon là: 2.10.x = 3000.

Exon/Intron = 3/2 → Số nuclêôtit của gen là: 3000 + 3000:3 × 2 = 5000 nuclêôtit

28 tháng 7 2021

Tại sao số nu của đoạn exon bằng 2.10.x vậy bạn

 

23 tháng 8 2019

Đáp án D

Phân tử mARN trưởng thành có tỉ lệ A:G:U:X= 1:3:2:4

Đặt Am = x, Gm = 3x, Um = 2x, Xm = 4x

Vậy trên các đoạn exon (đoạn mã hóa) của gen có số lượng nu:

A = T = Am + Um = 3x

G = X = Gm + Xm = 7x

Số liên kết H của các đoạn mã hóa là (2A + 3G) = 27x = 6750

Vậy x = 250

Số nuclêôtit của các đoạn exon là: 2.10.x = 5000.

Exon/Intron = 2/3 → Số nuclêôtit của gen là: 5000 + 5000:2 × 3= 12500 nuclêôtit

7 tháng 6 2019

Đáp án B

Trình tự axit amin: Val → Trp → Lys→ Pro

Trình tự mARN:     5’GUU – UGG – AAG – XXA3’

Trình tự nucleotit mạch gốc: 3’ XAA – AXX – TTX – GGT 5’

Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ...
Đọc tiếp

Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm

Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.

II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.

IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
9 tháng 12 2017

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (III) và (IV) → Đáp án C. 

Giải thích:

Gen ban đầu: Mạch gốc: 3'… TAX TTX AAA XXG XXX…5'

mARN 5’….AUG AAG UUU GGX GGG…3’

polypeptit Met - Lys - Phe - Gly - Gly

Alen A1: Mạch gốc: 3'…TAX TTX AAA XXA XXX…5'.

mARN 5’...AUG AAG UUU GGU GGG…3’

polypeptit Met - Lys - Phe – Gly - Gly (tuy thay đổi bộ ba thứ 4 (GGX thành GGU) nhưng mã hóa cùng loại axit amin )

Alen A2: Mạch gốc: 3'…TAX ATX AAA XXG XXX…5'.

mARN 5’…AUG UAG UUU GGX GGG…3’

polypeptit Met - KT (Bộ ba thứ 2 trở thành mã kết thúc)

(I) đúng. Vì bộ ba GGX và bộ ba GGU cùng đều quy định một loại axit amin.

(II) sai. Vì cả hai đột biến này đều là đột biến thay thế một cặp nu, cho nên chỉ thay đổi một bộ ba ở vị trí đột biến. (III) đúng. Vì côđon thứ 2 của alen đột biến 2 trở thành codon kết thúc

(IV) đúng. Vì đột biến chỉ thay đổi 1 cặp nu ở vị trí thứ 10 (thay cặp X-G thành cặp T-A).