K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sắc tím bằng lăng     Không rộn rã tưng bừng hay khoa trương sặc sỡ, nhưng khi nở, bằng lăng rực một góc trời. Cũng như những cánh phượng hồng, bằng lăng là loài hoa “nữ hoàng của mùa hạ”.     Hoa bằng lăng chỉ đẹp nhất khi khoe sắc tím trên cây cùng những chiếc lá xanh căng tràn sức sống.     Không biết sao cả tôi và bạn đều thích cái màu tím ấy, đó là màu thời gian xa xôi. Vì bằng lăng tím có bao giờ tím...
Đọc tiếp

Sắc tím bằng lăng

     Không rộn rã tưng bừng hay khoa trương sặc sỡ, nhưng khi nở, bằng lăng rực một góc trời. Cũng như những cánh phượng hồng, bằng lăng là loài hoa “nữ hoàng của mùa hạ”.

     Hoa bằng lăng chỉ đẹp nhất khi khoe sắc tím trên cây cùng những chiếc lá xanh căng tràn sức sống.

     Không biết sao cả tôi và bạn đều thích cái màu tím ấy, đó là màu thời gian xa xôi. Vì bằng lăng tím có bao giờ tím mãi, cứ đến hẹn lại lên, những cánh bằng lăng thi nhau nở bung một góc trời, nắng mưa qua ngày, sắc tím phai dần, phai dần theo thời gian. Đã không biết bao nhiêu buổi chiều tôi và bạn đứng ngẩn ngơ nhìn những bông hoa tím đang chuyển sang màu tím nhạt, rồi màu trắng…

   Một ngày kia, những bông hoa cứ rụng dần, thay vào đó là mùa quả, những mùa quả tròn căng mọc thành từng chùm…để rồi năm sau lại khô xác đi rụng xuống, nhường chỗ cho những lớp lá non mới nhú.

   Con gái chúng mình hình như đứa nào cũng có một góc để thương để nhớ. Và tôi biết, màu tím bằng lăng sẽ khiến chúng mình không bao giờ quên được tuổi học trò hồn nhiên một thuở.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)

a) Theo tác giả, thời điểm hoa bằng lăng đẹp nhất là khi nào?

b) Hoa bằng lăng được miêu tả theo các sắc độ màu tím và theo thời gian như thế nào?

c) Tác giả đã dùng những hình tượng gì để nói về hoa bằng lăng và màu tím của chúng?

1
14 tháng 1 2023

a) Theo tác giả, hoa bằng lăng đẹp nhất khi khoe sắc tím ở trên cây cùng những chiếc lá xanh tràn đầy sức sống;

b) Chúng đc miêu tả như sau:

- Các sắc độ màu tím: tím rực, tím phai dần, tím nhạt.

- Thời gian: bằng lăng nở: màu tím rực; những cánh hoa tím: phai dần theo thời gian (chuyển sang màu tím nhạt, màu trắng). Theo thời gian, các từ bông hoa cứ đua nhau mà rụng, theo sau đó là những mùa quả tròn căng mọng thành từng chùm, để rồi năm sau lại xơ xác, chuẩn bị nhường chỗ cho những lớp lá non mới nhú.

c) Tác giả đã dùng các hình tượng " Nữ hoàng mùa hạ " , " Màu thời gian xa xôi " để nói về hoa bằng lăng và màu sắc của chúng.

Đọc đoạn văn sau:   “Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu... ... Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra...bằng ngón tay...bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

 

“Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu...

... Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra...bằng ngón tay...bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả.”

                                         Giàn mướp – Vũ Tú Nam

 

Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp và bức tranh làng quê qua hình ảnh giàn mướp đó.

1
21 tháng 5 2022

Hay quá

15 tháng 3 2022

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trg câu

phần đọc hiểu ,luyện từ và câu(7 đ)                                            Tháng TưTháng tư đến thật mau! tháng tư đến thật sao? nắng đua nhau gọi hạ hàng cây xanh rì rào gió đưa mùi hoa phượng nắng xuyên từng khẽ lá thoang thoảng khắp hiên nhà vàng rực cả khoảng sân tạm biệt nhé tháng ba tháng tư nắng tươi hồng tháng tư về rồi đấy hoa loa kèn bừng nở như có gì đưa đẩy hoa cúc trổ đầy bông lòng cứ...
Đọc tiếp

phần đọc hiểu ,luyện từ và câu(7 đ)

                                            Tháng Tư

Tháng tư đến thật mau! tháng tư đến thật sao? nắng đua nhau gọi hạ hàng cây xanh rì rào gió đưa mùi hoa phượng nắng xuyên từng khẽ lá thoang thoảng khắp hiên nhà vàng rực cả khoảng sân tạm biệt nhé tháng ba tháng tư nắng tươi hồng tháng tư về rồi đấy hoa loa kèn bừng nở như có gì đưa đẩy hoa cúc trổ đầy bông lòng cứ thấy nôn nao bên cánh đồng xanh mát câu1: hình ảnh nắng tháng tư trong bài thơ đc miêu tả bằng từ ngữ nào a)vằng rực,thoang thoảng b)vàng rực ,xanh mát c)vàng rực,tươi hồng câu2: phép nhân hóa trong câu thơ"nắng đua nhau gọi hạ"được thể hiện bằng các từ ngữ: a)nắng b)đua nhau,gọi c)gọi câu3: câu thơ:'thắng tư đến thật sao?thể hiện cảm xúa gì của tác giả? a)bâng khuâng,lưu luyến trước sự thay đổi của thiện nhiên đất trời b)ngỡ ngàng,nhạc nhiên,bất ngờ khi hè đến c)hè đã về ,tạm bt nhé nắng xuân câu4:từ"vàng rực"trong câu thơ"vàng rực cả khoảng sân"thuộc loại từ j a)danh từ b)tính từ d)động từ câu 5:dòng nào dưới đây xếp đúng các từ loại? a)hoa phượng, hàng cây, cánh đồng, nắng, gió b)hoa phượng, xôn xao, nắng, hàng cây, gió c)hoa phượng, hàng cây, rì rào, tháng ba, nắng câu6:tìm từ phù hợp để thay thế cho từ "nôn nao"trong câu"lòng cứ thấy nôn nao" .................... câu7:nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai trong bài thơ ..................... câu 8:hãy viết một câu văn miêu tả nắng tháng tư có sự dụng biện pháp so sánh và nhân hóa. ........................ câu9:từ bài thơ "tháng tư "em hãy nêu cảm xúc,sau nghĩ khi đón mùa hè cuối cùng dưới mái trườn tiểu học yêu dấu. .........................

0
2. Con đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. (Đoạn 1)              Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra…bằng ngón tay…bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối...
Đọc tiếp


2. Con đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. (Đoạn 1) 
 

            Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra…bằng ngón tay…bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả. (Đoạn 2)
(Giàn mướp - Vũ Tú Nam)

Câu 1. Câu văn sau tác giả dùng biện pháp tu từ gì? Con hãy nêu cách hiểu của mình về câu đó.
Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát.
Câu 2. Con hãy nêu nội dung chính của 2 đoạn trích trong phần trên?
Câu 3. Từ đoạn văn trên, con hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp.

Hướng dẫn:
1. Mở đoạn
- Qua bài "Giàn mướp", nhà văn Vũ Tú Nam đã tạo nên một bức tranh chốn thôn quê thơ mộng với hình ảnh giàn mướp...(thân thuộc, giản dị, bình yên...)
- Bước vào trang văn, hình ảnh giàn mướp khiến ta nhớ về...
2. Thân đoạn
2.1. Nội dung
- Giàn mướp cạnh ao nước: xanh mướt, đầy sức sống, tươi mới....
- Những bông hoa mướp xòe nở, vàng... (biện pháp tu từ)
- Bóng hoa mướp chiếu xuống mặt nước -> chú cá vui nhộn, bơi quanh...
- Khi hoa mướp tàn, quả mướp xuất hiện...
- Giàn mướp sai quả
- Những bạn nhỏ hái không xuể -> mang đi biếu người thân: tình cảm gia đình, quên hương - gần gũi, đáng yêu...
2.2 Nghệ thuật
- Sử biện pháp: so sánh, nhân hoá
- Ngôn từ, hình ảnh: gần gũi, thân thuộc, giản dị...
3. Kết đoạn
- Cảm xúc: thân quen, dạt dào tình cảm ...
- Có lẽ nhà văn đã gửi gắm những tình yêu với quê hương...

0
6 tháng 9 2021
Chọn từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: "Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa ... ." *1 điểm   a. đỏ au   b. đỏ hoe   c. đỏ chói   d. đỏ ửng
6 tháng 9 2021

Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa tưng bừng.