Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo ạ !!!
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.
Qua bài Việt Nam thân yêu , em cam thấy đất nước Việt Nam tươi đẹp biết bao. Với những biện pháp tu từ tác gia đã cho người đọc thêm niềm tự hào về manh đất hình chữ S với không chi những danh lam thắng canh mà còn là những bức tranh đồng quê bình dị, mộc mạc . Việt Nam có những biên lúa mênh mông vàng óng ánh. Cò bay thăng cánh rập rờn khắp biên lúa. Không những thế Việt Nam còn có đinh Trường Sơn hùng vĩ, cao, mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. Đọc bài thơ, em càng thêm kiêu hãnh về đất nước Viêt Nam.
Hok tốt ^^ k mik nếu thấy đúng nhé!!
Câu 1:
- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
Câu 2:
- Nội dung chính của đoạn thơ: Từ hình ảnh cây tre Việt Nam, tác giả thể hiện những vẻ đẹp trong tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng ở trong đoạn thơ: nhân hóa, so sánh
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm
+ Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.
+ Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam.
Câu 4:
Hình tượng cây tre trong hai câu thơ đã thể hiện, khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con. Đây cũng chính là điểm độc đáo đồng thời cũng chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Mượn hình ảnh cây tre cùng thủ pháp nhân hóa, tác giả không chỉ khiến cây tre trở nên có hồn hơn, mang sắc thái như con người vừa ẩn hiện lấp ló đằng sau hình ảnh cây tre ấy chính là hình ảnh người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, dãi dầm mưa nắm. Không quản ngại khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình yêu bao la đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.
bạn ơi bài này chìu này mik vừa học xog nhưng câu 4 bn tự nghĩ nhé
câu 1: PTBĐ chính trong đoạn thơ trên là biểu cảm
câu 2: nội dung chính của đoạn thơ trên là nói lên phẩm chất tốt đẹp của cây tre
câu 3: 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trog đoạn thơ trên là nhân hóa và ẩn dụ
Câu 1:
trong một gia đình nọ, có hai anh em. người em gái tên là Kiều Phương nhung người anh hay gọi cô là "mèo" bởi vì mặt cô lúc nào cũng lem nhem. mèo rất thích lục lọi các đồ vật trong nhà và có một năng khiếu vẽ đặc biệt. sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen em gái mình là một thiên tài hội họa, người anh đã rơi vào trạng thái mặc cảm. trạng thái này đã khiến cho người anh thường xuyên gắt gỏng với mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải Nhất Quốc tế của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. trước bức tranh của em, người anh đã nhận ra tấm lòng của em và cảm thấy xấu hổ và hối hận về những gì mình đã làm.
Câu 2:
người anh từng có lúc quá khắt khe với em, thậm chí đố kị, tự ái. nhưng cậu vẫn nhận ra được năng khiếu của em và sụ bất tài của mình. sự giận dỗi của cậu cũng rất trẻ con: "nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". vấn đề là khi chứng kiến tấm lòng nhân hậu của em gái thể hiện trong bức tranh, cậu bé đã thức tỉnh, nhận ra hạn chế và lỗi lầm để trong sáng, cao đẹp hơn. người anh là một người tốt.
Câu 3: nhân vật Kiều Phương, qua lời kể của người anh, là một cô bé đẹp đẽ, nhân hậu và rất gần gũi:
-là một cô bé nghịch ngợm, vô tư. biệt danh Mèo cũng cho thấy được vẻ đáng yêu đó (cô bé không những vui vẻ chấp nhận mà còn để xưng hô với bạn bè). ta có thể thấy hình ảnh của Kiều Phương - Mèo rât nhiều trong cuộc sống.
- có năng khiếu và say mê với công việc mình thích (mặc dù với người khác thì niềm say mê, lục lọi, bôi vẽ,... là một điều phiền toái)
- tuy nhiên, phẩm chất nổi bật hơn cả là tấm lòng nhân hậu, trong sáng: mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc một cách thái quá nhưng đối với cô bé "anh trai tôi" vẫn là người thân nhất, đẹp đẽ nhất.
Câu 4:
nhân vật chính trong truyện là người anh. thực ra, sẽ có ý kiến cho rằng truyện có hai nhân vật chính là người em và người anh. ý kiến này không phải không có lý. tuy nhiên, nhân vật người anh có vai trò quan trọng hơn vì chủ ý của tác phẩm là nói về sự thức tỉnh của người anh. chân dung của người em cũng hiện lên qua lời kể của nguời anh. bới thế, nói thế này sẽ hợp lý hơn: người anh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, còn người em là nhân vật chính.
Câu 5:
khi xem tranh của em gái, cậu bé hai lần bị bất ngờ liên tiếp: bất ngờ thứ nhất: nhân vật chính trong bức tranh là một cậu bé đẹp đẽ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời xanh. mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa; bất ngờ thứ hai: cậu bé ấy chẳng phải ai khác chính là tôi! vì thế, khi mẹ hỏi, cậu bé giật sững người. sau phút giây giật sững ấy, tâm lí cậu bé diễn ra hết sức phức tạp nhưng lại rất hợp lí. trước hết, cậu ngỡ ngàng (vì không tin nhân vật chính của bức tranh kia lại chình là mình.); tiếp đến, cậu hãnh diện (vì trong bức tranh kia, hình sảnh của cậu sao mà đẹp thế); cuối cùng, cậu thấy xấu hổ (vì hai lẽ: chẳng lẽ cậu lại hoàn hảo vậy ử? hình ảnh của cậu đẹp đẽ vì tấm lòng của người em quá đỗi nhân hậu và trong sáng). đây cũng là lí do giúp ta hiểu, mặc dù cậu bé không trả lời mẹ nhưng thực ra dòng suy nghĩ của cậu đã trả lời tất cả.
Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm
Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.
Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.
Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.
Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.