Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát – một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng – “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương – “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi – trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một – Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ – “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”… – và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng… Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa – khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép – người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng – ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao… cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toanTa đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ruhay làMẹ ru cái lẽ ở đờiSữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồnBà ru mẹ… mẹ ru conLiệu mai sau các con còn nhớ chăng.Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con – những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.
Em tham khảo nhé !!
Câu thơ bộc lộ được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về thông điệp của tác giả: Ngợi ca công lao to lớn của mẹ. và nhắn nhủ chúng ta làm con phải luôn ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ, đừng làm mẹ phải buồn mà hãy luôn sống xứng đáng với niềm tin, sự kì vọng của mẹ.
Tham khảo:
Mỗi khi ai hỏi em rằng: Người phụ nữ mà em yêu thương nhất trên đời này là ạ? Thì em luôn không chút ngần ngại trả lời rằng: Người mà con yêu thương nhất chính là mẹ của con. Mẹ của con là một nhà nội trợ. Công việc mỗi ngày của mẹ chính là nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc mọi người. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng nó thực sự rất vất vả. Mỗi ngày mẹ đều dậy từ rất sớm, và đến khuya mới đi ngủ. Tất nhiên, là mẹ cũng chẳng có ngày nghỉ nào cả. Vậy mà, trên khuôn mặt mẹ, lúc nào cũng là nụ cười tươi rạng rỡ và ánh mắt tràn đầy tình yêu thương nồng đượm cho em và gia đình. Tình yêu của mẹ dành cho em, thể hiện qua những món ăn ngon, chiếc áo trắng tinh thơm tho, chiếc chăn bông ấm áp… Và hơn cả, là những lời động viên, sự tin tưởng, ủng hộ vô điều kiện từ hậu phương vững chắc. Có lẽ chính vì thế, mà em yêu thương mẹ của mình rất nhiều. Tình yêu thương ấy sống trong từng giọt máu, từng tế bào, từng hơi thở. Mỗi khi phải xa mẹ, dù chỉ là một ngày, em cũng nhớ mẹ rất nhiều. Lúc nào, em cũng muốn được ở cạnh mẹ, được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve mái tóc và thủ thủ những điều nhỏ nhặt. Thế nên, mỗi ngày em đều cố gắng học tập và phấn đấu trở thành một đứa con ngoan, để được thấy nụ cười hạnh phúc trên gương mặt mẹ.
Tham khảo:
Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Người mẹ - nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Từ xưa tới nay, từ Á sang Âu, hình tượng người mẹ luôn tỏa sáng lung linh tấm lòng nhân hậu, bao dung, độ lượng, suốt cả cuộc đời vì chồng vì con, vì quê hương đất nước. Khi viết về người mẹ, mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau, điều đó phụ thuộc vào cung bậc cảm xúc, năng khiếu thẩm mĩ và hình thức thể hiện. Bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm (in trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985) viết về mẹ say lòng người đọc bởi hơi thơ hồn nhiên mà sâu lắng, ngôn từ giản dị nhưng tính khái quát, chiêm nghiệm cao hòa trong mạch cảm xúc yêu thương, kính trọng vô bờ. Đọc khổ thơ đầu, khá thú vị với cách viết của nhà thơ: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Tại sao tác giả không viết: Những mùa vụ mẹ tôi thu hoạch Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng. Khi nói đến mùa vụ, người ta nghĩ ngay đến vụ chiêm vụ mùa. Ngoài vụ chiêm vụ mùa mẹ còn phải gieo trồng rau màu bầu bí, mỗi thứ một tí, gom góp nuôi đàn con khôn lớn. Suy cho cùng, hạt lúa cũng là một loại “quả”, vậy nên “mùa quả” có tính khái quát hơn. Đến câu thơ thứ hai: Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng, người đọc băn khoăn với chữ “trông”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “trông” có những nghĩa sau: 1. Nhìn để nhận biết; 2. Để ý nhìn ngó, coi sóc, giữ cho yên ổn; 3. Mong; 4. Hướng đến với lòng hi vọng, mong được giúp đỡ…Như vậy, chữ “trông” trong câu thơ hiểu với 3 nghĩa trước là đúng; theo nghĩa thứ 4, câu thơ là sự khẳng định: mùa quả của mẹ do mẹ quyết định, chẳng trông ngóng mong chờ vào ai khác. Mặt trời mọc, mặt trăng lặn là sự tiếp nối không ngừng nghỉ của thời gian, tác giả lấy qui luật này để so sánh với mùa quả của mẹ. Thời gian tuần hoàn, liên tiếp, mùa quả của mẹ cũng vậy. Thời gian không ngưng đọng mẹ không ngưng tay. Thời gian có sáng có tối, mùa quả của mẹ khi bội thu lúc thất bát. Cách so sánh mới lạ nhưng hồn nhiên với hình ảnh đẹp: Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Khổ thơ thứ hai, hai câu đầu tác giả đối chiếu: “lũ chúng tôi” với “bí và bầu” trong không gian ba chiều, ngôn từ ngộ nghĩnh của lứa tuổi đồng giao: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Cái hình dáng “lớn xuống” được liên tưởng: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Viết được như vậy đã thể hiện sự biết ơn, đã thấy được công lao to lớn của mẹ. Câu thơ thứ tư, câu kết của khổ hai, không ngừng lại ở đấy, cao hơn, là sự thấu hiểu: Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Giọt mồ hôi rỏ xuống lòng mẹ thầm lặng. Câu thơ thể hiện sự từng trải, chiêm nghiệm. Thầm lặng là âm thầm, lặng lẽ, ít ai biết đến. Nếu tác giả viết: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn, Rỏ xuống vườn cây trái mẹ tôi thì mới dừng lại ở sự vất vả khó nhọc. Với mẹ, vất vả khó nhọc ấy thường tình. Nỗi vất vả lớn hơn mẹ phải gánh chịu là sự cô đơn, nhớ nhung, âm thầm chịu đựng. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh lúc ấy, một tay mẹ nuôi đàn con khi chồng “đang đánh giặc cuối trời”, giọt mồ hôi mặn như lại càng mặn hơn. Câu thơ như chìa khóa, giải mã hai câu thơ đầu khổ một. Giờ đây chúng ta hiểu vì sao: “Những mùa quả mẹ tôi hái được/ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng”. Khổ cuối, câu thơ đầu: “Và chúng tôi một thứ quả trên đời” là một so sánh hay, logic, tiếp nối cặp đôi đối xứng ở khổ trước: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên //Còn những bí và bầu thì lớn xuống”. “Bí và bầu” được tác giả dùng đại từ “chúng”. Chúng tôi – chúng nó, lớn lên – lớn xuống đều từ một tay mẹ chăm sóc cả. Nhưng có lẽ là bí và bầu ngoan hơn, mẹ hái chúng biết bao nhiêu mùa vụ. Còn chúng tôi: Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái. Bảy mươi tuổi – “Nhân sinh thất thập cổ lai hi” (Đỗ Phủ), theo logic phổ thông thì những đứa con của mẹ đang độ tuổi 30 – 50. Ba mươi tuổi: “Tam thập nhi lập”; bốn mươi tuổi: “Tứ thập nhi bất hoặc”; năm mươi tuổi: “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Ấy vậy mà mẹ vẫn phải “mong chờ”. Mong chờ con cái phương trưởng, thành đạt về mọi mặt. Mong chờ của mẹ theo suốt từ con sang cháu. Với mẹ, dù con đã “ngũ thập tri thiên mệnh” thì vẫn là đứa con cần quan tâm, bao bọc, chở che như ngày nào. Hai câu cuối của khổ thơ cũng là hai câu kết của bài. Nỗi hoảng sợ của tác giả khi một ngày nào đó mẹ ra đi (ngày bàn tay mẹ mỏi): .Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh “Quả non xanh” – chưa thu hoạch được; “lũ chúng tôi một thứ quả trên đời” – còn non xanh, nghĩa là mẹ chưa được hái. Hiểu được tâm nguyện của mẹ, hiểu được khả năng của mình để luôn luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, đó chính là cái cách báo hiếu tốt nhất. “Hoảng sợ” của tác giả là sự giật mình nhìn lại quãng đời đã qua của bản thân, quảng đường ngắn ngủi còn lại của mẹ. Thời gian có đủ cho con “chín”, cho mẹ được hưởng thành qủa suốt cả cuộc đời âm thầm hi sinh, chăm sóc, mong chờ? Cái giật mình của tác giả cũng là cái giật mình của độc giả, chúng ta vô tâm quá! Chỉ với ba khổ, mười hai câu thơ ngôn từ giản dị nhưng tác giả khắc họa đậm nét hình tượng người mẹ trong lòng độc giả. Giọng điệu thơ có cách nhìn sự vật của trẻ con, có sự chiêm nghiệm, đúc kết, hồi tưởng của người từng trải nhưng đều đồng nhất tấm lòng biết ơn, thấu hiểu. Cảm xúc kính trọng, yêu thương mẹ chân thành, da diết gói gọn trong cấu tứ chặt chẽ, ngôn từ hàm ẩn, tinh tế, tài hoa, bài thơ mãi say lòng người đọc mà mỗi đời thơ có được những bài thơ như thế không nhiều.
Đọc bài thơ "À ơi tay mẹ" của tác giả Bình Nguyên, em lại thấy ấn tượng sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Người mẹ hiện lên qua hình ảnh "bàn tay mẹ" đã khắc họa tình yêu thương bao la vô bờ dành cho con. Đôi bàn tay ấy đã che chở để con vượt qua những giông tố cuộc đời "Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng". Khi còn thơ bé, mẹ vẫn bồng bế con trên đôi tay quen thuộc ấy. Từng lời ru ngọt ngào, trong trẻo của mẹ đã đưa con vào giấc ngủ say nồng. Mẹ còn gọi con bằng những cái tên âu yếm, thân thương "cái trăng vàng", "cái trăng tròn", "cái Bài tham khảo:
Mặt trời bé con". Có thể nói, con là động lực, sức mạnh cổ vũ cho mẹ. Mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con có thể lớn khôn, trưởng thành bước vào đời "Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi". Với thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ gần gũi kết hợp với biện pháp điệp "À ơi cái này", nhân hóa "cái trăng vàng ngủ ngon" đã giúp các câu thơ có nhịp điệu, sâu lắng như lời hát ru thân thương. Từ đây, nhà thơ gợi nhắc tới chúng ta tình yêu thương rộng lớn không gì sánh bằng của mẹ dành cho con cái.
Tham khảo:
Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.
Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.
bạn ơi
về quê thăm mẹ đã già
nhìn thấy bóng mẹ đang ngồi nhặt rau
con về con thấy mẹ buồn
chạy ra ôm lấy hai tay vào lòng
Ông cha ta từng viết:
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.
mở đoạn của đoạn văn em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát à ơi tay mẹ
cj tra mạng thấy tên thơ là : Lời ru có phải không
bài thơ này này:
Ru em em ngủ ngoan nè!
Mẹ còn trên rẫy chưa về với em
Ru em em ngủ ngoan hiền
Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh
Ru em em ngủ ngoan lành
Mẹ còn tưới một luống hành nữa thôi
Ru em em ngủ à ơi!
Mẹ còn ghé chợ mua vôi cho bà
Ru em em ngủ ơi à!
Mẹ còn chọn lựa mua quà cho em
Ru em giấc ngủ êm đềm
Hình như gót mẹ chạm thềm... à ơi!
đúng khôg e
Bài thơ Ru em của Nguyễn Lam Thắng mang một cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, như lời thì thầm của tình yêu thương và sự chở che. Từng câu thơ là những lời ru dịu dàng, vỗ về tâm hồn, đưa người đọc trở về với ký ức tuổi thơ, nơi vòng tay mẹ ấm áp và những lời ru ngọt ngào vang vọng. Hình ảnh trong thơ vừa mộc mạc, gần gũi, vừa đong đầy ý nghĩa, như chiếc nôi nhỏ đong đưa dưới ánh trăng hiền hòa. Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sự an ủi và bình yên, như thể mọi gánh nặng trong cuộc sống tạm thời tan biến, chỉ còn lại giây phút yên tĩnh giữa đất trời. Nguyễn Lam Thắng đã khéo léo truyền tải tình cảm qua từng chữ, khiến bài thơ không chỉ là lời ru, mà còn là một bản nhạc của yêu thương và gắn kết.
Tham khảo :
Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.
Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát – một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.
Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng – “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương – “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi – trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một – Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.
Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ – “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”… – và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.
Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng… Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa – khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép – người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng – ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao… cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.
Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.
Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toan
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
hay là
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ… mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.
Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con – những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!
Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.