K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2022

1. Cậu ơi,cậu cho tớ mượn cuốn truyện đi,mấy lần hứa nhưng cậu lại quên đấy !

2. Cậu ơi, cậu cho mình mượn cuốn truyện này nha. Lúc trước cậu hứa rồi mà quên đấy !

3. Bạn ơi bạn cho mình mượn cuốn truyện như đã hứa nhé !

13 tháng 3 2022

TK

 

Triệu Quang Phục

 

  Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).

Triệu Quang Phục (?- 571) là con thái phó Triệu Túc, quê ở huyện Chu Diên. Năm 541, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bôn đánh đuổi giặc Lương. Do có nhiều công lao, ông được phong Tả tướng quân. Năm Giáp Tý (544), khởi nghĩa thành công, Lý Bôn lên ngôi, xưng là Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Năm sau (545), Lương Võ Đế sau lại sai Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, Lý Nam Đế không chống nổi, rút vào giữ động Khuất Lão (vùng Tam Nông – Phú Thọ ngày nay) điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau, giao cho đại tướng là Triệu Quang Phục cầm quân chống Bá Tiên. Hai bên giao tranh nhiều trận, chiến đấu rất ác liệt nhưng không phân thắng bại. Triệu Quang Phục thực hiện đường lối đánh địch lâu dài ngay giữa vùng đồng bằng và đánh bằng chiến tranh du kích, vừa tiêu hao sinh lực địch mà vẫn bảo tồn được lực lượng. Ông cho quân lui về dựng căn cứ mới ở Dạ Trạch (huyện Khoái Châu). Dạ Trạch ngày ấy là một vùng đầm lầy ven sông Hồng rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa là một bãi rộng có thể làm ăn sinh sống. Đường vào bãi, người, ngựa không đi được, chỉ dùng thuyền độc mộc lướt nhẹ trên cỏ nước theo mấy con lạch nhỏ thì mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đem hơn hai vạn người vào đóng ở bãi đất nơi ấy, ngày ngày quân sĩ thay phiên nhau luyện tập, phát ruộng trồng lúa trồng khoai để tự túc lương thực, ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đêm đến dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh quân Bá Tiên, giết nhiều giặc, thu được nhiều lương thực. Người trong nước suy tôn là Dạ Trạch Vương.

          Lập căn cứ kháng chiến ở đồng bằng, đó là kế sách dụng binh hết sức mưu lược và sáng suốt của Triệu Quang Phục. Vùng đồng bằng tuy không có thế đất hiểm như miền đồi núi, nhưng có nhiều sông lạch chia cắt, nhiều đầm hồ lầy lội không lợi cho việc hành binh của những đạo quân lớn. Địa thế như vậy, buộc địch phải phân tán chia quân đánh nhỏ làm mất sở trường của chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ta tiêu diệt gọn từng bộ phận nhỏ tiêu hao sinh lực địch. Kế sách “Trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, đánh tiêu hao là chính” đã làm cho tình thế thay đổi ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Qua gần 4 năm chiến đấu (547- 550) quân ta càng đánh càng mạnh, quân giặc càng đánh càng suy yếu. Tháng 4 năm 548, Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lão. Tướng sĩ tôn Triệu Quang Phục lên thay Lý Nam Đế nhưng ông chỉ xưng Vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Cũng trong năm ấy, triều Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên bị gọi về nước trao quyền cho tùy tướng là Dương Sàn ở lại tiếp tục cuộc chiến với Triệu Quang Phục. Lợi dụng thời cơ đó, Triệu Quang Phục từ căn cứ Dạ Trạch mở một loạt cuộc tấn công vào quân giặc. Dương Sàn chết trận, quân Lương tan vỡ. Đất nước sạch bóng quân xâm lược, Triệu Việt Vương vào đóng ở thành Long Biên, kế tự sự nghiệp của nhà Tiền Lý, kiến thiết đất nước. Đến năm 557, Lý Phật Tử, vốn là cháu của Lý Bôn, khi trước chạy vào động Dã Năng ở với thượng du Thanh Hóa, đem quân xuống để gây chiến với Triệu Việt Vương. Sau một thời gian đánh nhau bất phân thắng bại, hai phe Triệu – Lý tạm thời hòa hoãn và chia nhau địa giới ở bãi Quần Thần (vùng Thượng Cát, Hạ Cát nay thuộc Từ Liêm – Hà Nội), cùng kết mối thông gia. Con trai Lý Phật Tử ( Nhã Lang) lấy con gái Triệu Việt Vương (Cảo Nương). Họ Lý đóng quân ở Ô Diên, họ Triệu đóng ở Long Biên. Năm 571, do mất cảnh giác trước hành động của cha con Lý Phật Tử, Triệu Quang Phục thua trận, thất thế rút chạy về phía Nam, cùng đường ông gieo mình xuống cửa biển Đại An (nay thuộc Nam Định) tự vẫn.

          Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).

13 tháng 3 2022

Hình như bạn này lấy văn trên mạng hay sao ý ?

8 tháng 2 2022

tham khảo

Mỗi một con người Việt Nam đều được lớn lên từ thế giới cổ tích, truyền thoại mang đầy màu sắc kì ảo, huyền bí. Và chắc hẳn trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh của những nhân vật cổ tích, truyền thuyết. Đó có thể là cô Tấm xinh đẹp, nết na, có thể là anh chàng Thạch Sanh trung thực, tốt bụng và có tài năng phi thường,…. Còn đối với em, đó là hình ảnh vị anh hùng Thánh Gióng dũng mãnh, phi thường đánh đuổi giặc Ân xâm lược bước ra từ truyền thuyết Thánh Gióng.

Mặc dù sinh ra trong một gia đình bình thường nhưng Thánh Gióng không phải là một người phàm. Bởi người mẹ mang thai khi ướm chân lên vết chân rất to ở ngoài đồng. Vì sự ra đời kì lạ đó nên đến năm ba tuổi, cậu bé vẫn không hề biết nói, không biết cười, không biết đi. Thời gian cứ thế trôi đi cho đến lúc nghe thấy sứ giả tìm kiếm nhân tài tiêu diệt giặc Ân, cậu bé bỗng cất lên tiếng nói đòi ra trận giết giặc.

Thánh gióngSự kì lạ tiếp tục diễn ra sau khi gặp sứ giả, cậu bé bỗng nhiên lớn nhanh như thổi. Từ chỗ là một cậu bé thụ động, đặt đâu thì nằm đấy, Gióng bỗng trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn bao đứa trẻ khác. Lúc này cậu bé ăn bao nhiêu cũng không thấy no, cơ bắp phát triển cuồn cuộn nên quần áo vừa mặc xong đã trở nên chật chội. Dân làng thấy gia đình Gióng không đủ lương thực để nuôi Gióng nên vui lòng góp gạo. Và cứ thế, Gióng lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của người dân. Chẳng mấy chốc, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ với thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ, cao lớn, khuôn mặt uy nghi, nghiêm trang như một vị thần. Dáng vẻ của Gióng toát lên vẻ đẹp, khí chất của một vị anh hùng. Ngôi nhà nhỏ bé bỗng trở nên chật chội và không chứa nổi tầm vóc của vị anh hùng.

Khi giặc đến chân núi Trâu, đất nước lâm nguy, rơi vào tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc”. Sứ giả đem áo giáp sắt, ngựa sắt và chiếc roi sắt đến. Đó là những vũ khí được nhà vua sai người rèn giũa cẩn thận, tinh xảo. Mặc dù chúng rất nặng so với sức lực của con người nhưng Gióng vẫn có thể khoác lên mình chiếc áo giáp sắt một cách nhẹ nhàng. Gióng vội vã từ biệt bố mẹ, bà con làng xóm để xông pha trận mạc. Ngựa sắt chở người tráng sĩ cưỡi nhanh như gió, đi đến đâu đều phun ra lửa- ảnh lửa đỏ rực như tinh thần yêu nước của nhân dân ta để thiêu cháy quân thù. Vì thế những khóm tre xung quanh nhuốm màu lửa trở nên vàng óng. Những nơi mà gót chân ngựa in dấu đều trở thành những ao hồ liên tiếp. Tiếng roi sắt quất quần quật trong gió, giáng những đòn mạnh mẽ xuống quân thù. Dưới gót ngựa, xác quân thù ngổn ngang chất thành núi. Bỗng nhiên chiếc roi sắt bị gãy, Gióng nhanh trí nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí. Hình ảnh người anh hùng cưỡi ngựa sắt cùng bụi tre làng hướng thẳng vào quân thù trở nên vô cùng đẹp đẽ. Sau khi đánh tan quân thù, Gióng cởi áo giáp sắt và thúc ngựa bay từ từ lên trời. Và kể từ đó, hình ảnh người anh hùng luôn gắn liền với sự biết ơn của nhân dân.

Như vậy, hình ảnh Thánh Gióng hiện lên với những nét đẹp về cả ngoại hình lẫn phẩm chất. Đó là vị anh hùng mang tầm vóc vĩ mô, mạnh mẽ, có sức mạnh phi thường. Hình ảnh đó trở nên giàu ý nghĩa hơn khi luôn sống mãi trong tâm thức mỗi một con người Việt Nam. Thánh Gióng- Phù Đổng Thiên Vương trở thành bức tượng đài vĩ đại tượng trưng cho tinh thần yêu nước, ý thức quật khởi của toàn dân tộc.

8 tháng 2 2022

cảm ơn bn nha!

 

27 tháng 3 2022

Tham khảo
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những phút gặp gỡ và chia xa.Nhưng chẳng có cuộc gặp gỡ và chia xa nào đẹp nhất,trong sáng nhất của đời người bằng thời áo trắng đến trường cả.Với tôi đó là phút giây tôi được gặp những người bạn mới;ngôi trường mới và khi phải chia xa ngôi trường đó,những thứ nơi đó đó là 1 niềm vui nhưng cũng là nỗi buồn.Tôi cũng đã và đang sống trong cảm giác như vậy.Nhớ hơn 4 năm về trước khi tôi chỉ là 1 cô bé lớp 5 chuẩn bị xa mái trường cấp I,tôi đã chẳng hề buồn,chẳng suy nghĩ lo âubởi trong tiềm thức của tôi sự chia tay là 1 khái niệm xa lạ lắm có,tôi nghĩ cứ lên cấp II thể nào chúng ta chẳng gặp lại bạn cũ.Và 3 tháng hè đã trôi qua trong suy nghĩ miên man như vậy,tôi không háo hức ,không mong chờ ngày tựu trường bởi đấy có phải lần đầu tiên đối với tôi đâu!Tôi sẽ không cố tưởng tượng ra 1 buổi chia tay với Nguyễn Trãi đầy nước mắt sầu thẳm đâu.Đối với tôi,tôi mang rằng đó như là “cuộc chia li chói ngời sắc đỏ”,vẫn tin vào ngày mai với 1 niềm hi vọng mãnh liệt rằng:ta sẽ gặp lại nhau vào 1 ngày không xa đâu,Nguyễn Trãi ơi!....

27 tháng 3 2022

có đoạn văn nào được 5-7 câu ko ?

12 tháng 4 2022

sau cơn mưa tròi ướt nên tôi bị ngã

12 tháng 4 2022

sau cơn mưa , bầu trời hiện lên  cầu vồng rất đẹp

18 tháng 2 2022

khao thảm:

                          Quê hương em là một vùng quê rất thanh bình. Mỗi khi hè về, em lại được về thăm quê. Thời tiết mùa hè nóng bức, nhưng ở quê lại rất dễ chịu. Chúng em thường rủ nhau ra con đê đầu làng chơi thả diều. Những cơn gió mát mẻ đã xua đi cái oi bức. Lúc này, ông mặt trời giống như một quả cầu lửa khổng lồ trên nền trời đỏ rực, rồi dần dần biến mất sau lũy tre xanh. Cánh đồng lúa mênh mông thơm ngào ngạt. Em yêu biết bao quê hương yêu dấu của mình.

18 tháng 2 2022

chị dốt văn lắm em ơi , xin lỗi em nha ,