K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2021

tham khảo:

1

Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó. Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại cho đời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu là một điển hình:

"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu"

Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam trong ngục. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của tác giả.

Bài thơ này gồm tám câu, mỗi câu có bảy chữ, tổng cộng cả bài có năm mươi sáu chữ (tiếng).

Về phần bố cục, bài thơ được chia làm bốn phần: Đề – Thực – Luận – Kết. Mỗi phần có hai câu thơ và giữ một chức năng riêng.

Câu một và hai là (Đề) nói lên phong thái ung dung, thanh thản, đầy khí phách của người chí sĩ cách mạng khi bị lâm vào cảnh tù đày. Câu ba và bốn (Thực) nói về cuộc đời bôn ba của người chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình cảnh chung của đất nước, nhân dân. Hai câu năm và sáu (Luận) thể hiện khí phách hiên ngang, một hoài bão phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Hai câu cuối (Kết) khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy thử thách.

Vần trong thơ được làm theo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 tức là tiếng "lưu" vần với các chữ khác "tù" "châu" "thù" "đâu", và được làm theo lối "độc vận", có nghĩa là cả bài chỉ hiệp theo một vần. Tuy nhiên, vần trong bài thơ cũng thoáng hơn để nhằm bộc lộ tâm trạng, khí phách của nhà thơ.

Đối là đặt hai câu đi song song với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, hô ứng với nhau một cách hài hoà. Trong bài thơ, tác giả tuân thủ đúng luật thơ Đường, các câu đối xứng với nhau thật chỉnh vừa đối ý vừa đối thanh ở câu ba và bốn:

"Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu"

Và ở năm, câu sáu:

"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù"

Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu đầu mà ta biết được bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác", tiếng thứ hai là từ "là" thuộc thanh bằng, do vậy bài thơ được làm theo luật bằng.

Niêm là dính. Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đường luật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm "Nhất, tam, ngũ bất luận – Nhị, tứ, lục phân minh". Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câu một luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu với câu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm "là" – "kiệt" – "phong" (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm "nhiều" – "hiểm" – "gì" (cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: "mỏi"- "thì"- "ở" (T-B-T) niêm với các tiếng ở câ u 3: "khách"- "nhà" – "bốn" (cũng là T-B-T), cứ thế niêm cho đến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đã định thì gọi là thất niêm.

2

  Lão Hạc là một nhân vật rât sđáng để ngưỡng mộ, chính lão đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về nhân cách sống. Đó chính là sự yêu thương những người xung quanh. Trong cuộc sống tình cảm là những điều kì diệu nhất. Chính vì vậy chỉ có tình cảm mới có thể đem lại cho con người ta được nhiều sự ấm áp, cảm thấu được tình người. Không chỉ vậy, ta còn phải sống biết rước biết sau, có lòng tự trọng. CHúng ta không nên vì miếng ăn mà đánh mất đi được sự tự trọng, tôn nghiêm của bản thân. Dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng không được đánh mất đi nhân cách cao ngời.

15 tháng 9 2023

Chọn đáp án: A. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 
5 tháng 1 2021

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ

11 tháng 1 2021

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ

21 tháng 12 2016

1 câu?

4 tháng 1 2018

Nắng gắt trời xanh sóng cuộn trào

Mùa hè trên biển đẹp làm sao

Lênh đênh buồm trắng dân chài lưới

Vượt biển băng khơi đón cá vào

24 tháng 5 2019

- Thể thơ thất ngôn bát cú bắt nguồn từ thơ Đường, phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu cây bút quý tộc sử dụng.

   + Cấu trúc bài thất ngôn bát cú gồm 8 câu, 7 chữ tạo thành đề- thực- luận– kết

   + Luật lệ bằng trắc:

     Các tiếng nhất(1)- tam(3)- ngũ (5) bất luận

     Các tiếng nhị (2)- tứ(4) lục (6) phân minh

   + Gieo vần: các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Mở bài:

- Giới thiệu: Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thế thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.

-Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.

Thân bài:

- Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.

- Nêu đặc điểm của thể thơ:

+ Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.

+ Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.

+ Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.

+ Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.

+ Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.

+ Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.

+ Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng.

+ Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngủ bất luận; Nhị, tứ, lục phản minh”.

+ Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.

- Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.

- Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa.

Kết bài:

- Nêu giá trị của thể thơ này.

20 tháng 12 2016

khó nhỉ

9 tháng 12 2017

Từng bước từng bước, em đến trường

Lòng rộn ràng niềm vui khó tả

Mái trường mới bao điều mới lạ,

Bước đến trường, bước đến tương lai.

LƯU Ý: Mình chỉ viết cho vui. Hay hay không thì tùy, nếu bạn thích có thể lấy. Câu 2 vần với câu 4.

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong (thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức...
Đọc tiếp

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong (thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.

Muốn làm thằng cuộiThể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, ko gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Muốn làm thằng cuội của " của Tản Đà:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nửa rồi!

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bàng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phổi thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui đinh rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một ytố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ ko đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài " Muốn làm thằng cuội " của Tản Đà:

Có bầu có bạn, cùng tri kỷ

Cùng gió cùng mây, thế mới vui.

Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.

Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.

0