Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Vườn quốc gia Mesa Verde của Hoa Kỳ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1978 theo tiêu chí: Ϲác địa điểm khảo cổ cũng như cảnh quɑn của vườn quốc gia Mesa Verde là những minh chứng cho sự ρhát triển của một nền văn hóa, đồng thời nơi đâу cũng chứa đựng truyền thống văn hóɑ, lịch sử của người Pueblo xưa kia.
Đây là vườn quốc gia nằm ở ρhía tây nam tiểu bang Cô-lô-ra-đô, ở độ cɑo 2 600 m so với mực nước biển. Vườn được tổng thống Hoɑ Kỳ - Theodore Roosevelt ký quуết định thành lập năm 1906. Vườn Mesɑ Verde được bảo vệ trong các vách đá cɑo do đó nơi đây có môi trường được Ƅảo quản vào loại tốt nhất thế giới. Ƭrong khuôn viên vườn quốc gia, các nhà khảo cổ tìm thấу có đến 4 400 địa điểm khảo cổ học, bao gồm các ngôi nhà, các làng và những vách đá. Đặc Ƅiệt vách đá Palece được cho là vách đá lớn nhất Bắc Mỹ.
tham khảo
Khu bảo tồn quốc gia Loango (hay Vườn quốc gia Loango) là một trong những điểm đến đặc sắc của châu Phi. Đây là khu bảo tồn môi trường sống ven biển rộng 220 km2.
Loango là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như cá voi lưng gù, cá voi sát thủ, voi rừng châu Phi, báo hoa mai, trâu rừng châu Phi, khỉ đột. Ngoài ra, Loango còn có hệ sinh thái savan (thảm thực vật nhiệt đới, trong đó tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ), đầm lầy, rừng ven biển... mang nét đặc trưng của địa hình đầm phá ở châu Phi.
- Vị trí địa lí của châu Nam Cực: đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.
- Châu Nam Cực gồm 2 bộ phận: lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
- Các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực: Nam Đại Dương, biển Bê-lin-hao-đen, biển A-mun-nin, biển Rốt, biển Oét-đen.
- Một số loài sinh vật chính ở châu Nam Cực: Rêu, địa y, tảo, nấm, chim cánh cụt, thú chân vịt, chim biển, cá voi xanh.
- Các sinh vật tồn tại được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở châu Nam Cực: Thực vật bậc thấp, chịu được giá lạnh. Động vật có lớp mỡ dày, lớp lông dày không thấm nước giúp giữ ấm cơ thể.
Nhiệm vụ 1:
Hình ảnh những sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu đến Liên minh châu Âu:
Hạt điều
Hạt tiêu
Rau củ
Cao su
Nhiệm vụ 2:
Ví dụ: Địa phương em xuất khẩu hạt điều sang châu Âu.
Hạt điều là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ lợi ích mang lại đối với sức khỏe con người. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm có lợi cho sức khỏe tăng mạnh.
Trong hạt điều có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa như vitamin E, K, B6 và khoáng chất đồng, photpho, kẽm, magie, sắt và selen giúp duy trì tốt các chức năng của cơ thể.
Chính vì vật, hạt điều rất được các quốc gia châu Âu ưa chuộng.
Thông tin:
Theo khảo sát thì 11% mặt đất, tương đương với 23 triệu km2, được bao phủ bởi băng. 97% bề mặt và 99,75% khối lượng băng hiện nay nằm ở Nam Cực và Greenland. 7 triệu km2 bề mặt đại dương được bao bọc bởi băng,75% lượng nước ngọt trên thế giới được "lưu giữ" trong băng. Trong thời kỳ băng hà, băng bao phủ tới 38% mặt đất. Lượng băng ở Nam cực bao phủ một bề mặt rộng lớn hơn cả Châu Âu, độ dày trung bình của lượng băng này là 2.200 m, trong khi đó, ở một số nơi độ dày lên tới 5.000 m. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên "tảng băng trôi". 90% tảng băng trôi nằm ở phía dưới mặt nước, do đó, những gì mà chúng ta nhìn thấy phía trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng trôi mà thôi. Những tảng băng trôi xuất phát từ Bắc Cực thường không đều, trong khi đó, băng trôi ở Nam Cực lại khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, mặt cắt dựng đứng. Có núi băng rộng hàng chục km, dài khoảng 600 km, nhưng phần nhô lên khỏi mặt nước chỉ cao khoảng 60 đến 90 m.
Đây cũng là mối hiểm họa lớn của bà mẹ biển cả, điển hình như sự kiện con tàu Titanic nổi tiếng chìm vào ngày 14/4/1912 vì va phải tảng băng lớn hơn nó tới hàng ngàn lần. Nhiệt độ bên trong tảng băng trôi dao động từ -10 đến -5 độ C, tuy nhiên, nó cũng chịu tác động từ môi trường. Một tảng băng trôi nhỏ với chiều dài khoảng 30m, rộng 20m và cao 200m có thể cung cấp tới 180 triệu lít nước - đủ để cung cấp nước cho một thành phố công nghiệp trong 1 ngày.
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính,… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Biến đổi khí hậu trên trái đất khiến băng tan nhanh chóng và mực nước biển dâng cao. Việc này vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí có thể khiến nhiều thành phố ven biển biến mất. Trong đó có cả những thành phố thuộc Việt Nam.
- Nhận xét lượng mưa hàng năm và sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực: Lượng mưa hàng năm rất thấp, phân bố không đều: Mưa chủ yếu ở vùng ven biển, các đảo, vùng nội địa gần như không mưa. Phần lớn mưa dưới dạng tuyết rơi.
- Nhiệt độ trung bình năm tại các trạm rất thấp (trạm Bai-đơ: -27,90C, trạm Mai-xơn: -11,90C).
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn:
+ Trạm Bai-đơ tháng cao nhất: 12 (-14,40C), tháng thấp nhất: 9 (-36,60C) chênh lệch -22,20C.
+ Trạm Mai-xơn tháng cao nhất: 01 (-0,70C), tháng thấp nhất: 9 (-16,20C) chênh lệch -15,50C.
- Châu Nam Cực được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới vì khí hậu giá lạnh, khắc nghiệt, nhiệt độ thấp nhất xuống tới -700C. Cả châu lục được bao phủ bởi lớp băng dày (trung bình dày 1720 m). Rất ít sinh vật có thể sinh sống được.
tham khảo
Hiệp ước Nam Cực (tiếng Anh, Antarctic Treaty) được kí kết ngày 01-12-1959, là hiệp ước điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đối với châu Nam Cực, châu lục duy nhất trên Trái Đất không có người bản địa sinh sống. Căn cứ theo mục đích của hệ thống hiệp ước, châu Nam Cực được định nghĩa là toàn bộ vùng đất và khối băng nằm ở vòng cực Nam về cực Nam của Trái Đất. Hiệp ước Nam Cực được kí kết, thực hiện góp phần lan tỏa thông điệp “Nam Cực vì hòa bình thế giới”
Hiệp ước chính thức có hiệu lực vào năm 1961, bảo vệ châu Nam Cực vì mục đích tự do nghiên cứu khoa học và nghiêm cấm các hoạt động quân sự trên châu lục này. Theo đó mọi hành vi phân chia lãnh thổ hoặc khai thác tài nguyên ở châu Nam Cực đều vi phạm hiệp ước.