K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2017

Điều đầu tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy, đó chính là sự giản dị trong bữa cơm thường ngày, bữa cơm giản dị và thanh đạm như chính con người Bác vậy, chỉ có vài ba món giản đơn như dưa, cà, mắm, muối. Nửa cuộc đời bôn ba khắp bốn phương trời, Bác có mấy khi được thưởng thức những món ăn tuy đơn giản nhưng mang đậm bản sắc quê hương ấy? Có lẽ phải là người hiểu, yêu và phải hiểu, yêu một cách sâu sắc truyền thống của quê hương nên Bác mới ưa thích những thứ ấy. Vì thế mà nhà thơ Chế Lan Viên mới có câu thơ:

Bác thường bỏ miếng thịt gà.

Mà ăn trọn quả cà xế nghệ.

Hàng ngày, khi có thời gian rảnh rỗi Bác lại tự trồng rau, nuôi gà để cải thiện bữa ăn, đó là một thói quen hết sức tự nhiên của Bác kể cả trước, trong và sau Cách Mạng. Hơn nữa, bữa cơm có thức gì ngon hay lạ, Bác luôn mời các cô chú phục vụ ăn cùng. Khi ăn xong thì cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thừa thì được sắp xếp tươm tất. Đó chính là một cách để Bác cảm ơn những người phục vụ.

Nơi ở và cụ thể là cái nhà cũng là một góc độ phản ánh đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những năm vừa từ nước ngoài trở về, Bác sống trong hang đá ở Việt Bắc, lấy tảng đá làm bàn ghế, coi tiếng suối chảy và cảnh núi non hùng vĩ làm thú vui. Vậy mà Bác vẫn cho rằng” Cuộc đời Cách Mạng thật là sang”. Trong kháng chiến, Bác vẫn hay sống ở căn nhà sàn hay nhà ba gian thoáng mát, rộng rãi. Ngay cả khi hòa bình được lập lại, nơi ở của Bác vẫn chỉ là cái nhà sàn đơn sơ nhưng ” lộng gió thời đại” như Phạm Văn Đồng đã viết. Giữ cương vị là Chủ Tịch Nước, Bác có quyền được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt nhưng đồ đạc trong nhà vẫn là những vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt và làm việc của Bác như giường, tủ, bàn, ghế, giá sách…Ngoài ra, chỉ có thêm một  lọ hoa nhỏ đặt trên bàn để trang trí. Trong lịch sử Việt Nam cũng như trên thế giới, có mấy vị vua, vị chủ tịch nước hay Tổng thống có nơi ở giản dị như Bác của chúng ta.

Ngay trong cách ăn mặc, Bác cũng toát lên vẻ giản dị quý báu, Nhân dân Việt Nam đã quá quen với hình ảnh vị Chủ tịch nước cùng bộ quần áo kaki trắng, đôi dép cao su đã mòn và chiếc gậy ba- toong. Cách ăn mặc của bác tuy đơn giản nhưng vẫn vô cùng  lịch sự và thanh tao. Bác mặc trang phục như vậy vì đời sống nhân dân ta lúc đó đói nghèo, còn khổ. Hàng trăm bị quan chức cấp cao kể cả trong và ngoài nước đều sững sờ và hết sức nể phục trước hình ảnh vị chủ tịch nước, người cha già của dân tộc ăn mặc rất gần gũi, bình thường như mọi người dân. Trong buổi lễ Tuyên ngôn độc lập, hay trong chuyến đi thăm một địa phương, Bác đã nói nhỏ vào tai một vị lãnh đạo ăn mặc sang trọng, chỉnh tề với comple, giày da bóng loáng rằng cần ăn mặc sao cho giản dị, phù hợp với đời sống của nhân dân bấy giờ. Như vậy, không chỉ mang trong mình đức tính giản dị quý báu mà Bác còn lan truyền đức tính cao đẹp ấy cho mọi người.

Kể cả trong phong cách  làm việc, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất giản dị đặc trưng. Đồ dùng luôn được Bác sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn và vô cùng ngăn nắp để khi cần đến thì có thể tìm thấy một cách dễ dàng. Hơn nữa, việc gì Bác tự làm, tự phục vụ được thì không cần người khác giúp. Vì thế mà số lượng người giúp việc Bác có thể đếm trên đầu ngon tay.

Tóm lại, đức tính giản dị của Bác Hồ rất đáng trân trọng và học tập. Nó được thể hiên một cách rõ ràng trong đời sống hàng ngày. Mọi người cần có ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chứ không chỉ riêng việc rèn luyện đức tính giản dị. Điều đó sẽ là kim chỉ  nam dẫn tới sự thành công, giúp ta hoàn thiện nhân cách và góp phần xây dựng cuộc sống ” thực sự văn minh”

11 tháng 11 2017

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại.

3 tháng 5 2022

Bác Hồ – vị cha già đáng kính của dân tộc với nhiều vẻ đẹp đáng trân quý và đức tình giản dị là một trong số đó. Đức tính giản dị ấy của Bác được thể hiện rõ nét qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và từ đó gợi lên trong mỗi người chúng ta nhiều bài học. Trước hết, mỗi người cần hình thành cho mình lối sống giản dị trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, từ bữa ăn đến những vật dụng cần thiết. Trong cách ăn uống, không nên lãng phí, đòi hỏi những món ăn “sơn hào hải vị”. Trong sinh hoạt, cần biết tiết kiệm, chỉ mua những món đồ khi thực sự cần thiết chứ không nên chạy theo xu thế hay đua đòi để bằng bạn bằng bè. Giản dị chính là một đức tính giản dị của con người, nó không những không làm mất đi giá trị của bản thân mà còn giúp mỗi người tỏa sáng, được sống là chính mình.

3 tháng 5 2022

tự viết à

30 tháng 10 2017

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Trên thế giới, ít thấy một vị lãnh tụ cách mạng, một nhà văn hóa lớn đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, làm nhiều nghề, am hiểu về các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, đồng thời nói và viết được nhiều thứ tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh

(Theo chân Bác - Tố Hữu)

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Cả cuộc đời Bác là sự hy sinh lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó chính là lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, là sự hy sinh cho nước, cho dân. Sự hy sinh tình nhà để lo việc nước cũng đã được thể hiện qua bức điện gửi về quê khi nghe tin anh trai của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm qua đời: “Nghe tin anh cả mất, lòng tôi buồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh ốm đau tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyện lượng cho một con người đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”. Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, chúng ta thấy đức hy sinh của Bác vì nước, vì dân là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Trước lúc đi xa, Bác đã viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Không chỉ có đức hy sinh mà tình yêu thương của Bác đã được thể hiện trong nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng với một tình cảm bao la, sâu nặng và thấm đượm tính nhân văn cao cả. Trước hết Bác dành tình yêu thương cho những người cùng khổ. Bác khóc thương những người da đen nô lệ bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Năm 1945, nạn đói xảy ra làm 2 triệu người chết. Bác rất đau xót và đã kêu gọi: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước cứ mười ngày thì nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, lấy gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu giúp dân nghèo”.

Ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội chỉ có chiếc giường đơn, chiếu mộc, không có quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ nên đồng bào Sơn La tặng Bác một chiếc nệm. Bác nằm thử thấy êm nhưng rồi Bác bảo với các đồng chí phục vụ đem tặng lại cho các cụ lão thành cách mạng già hơn Bác và nói: “Trong lúc đồng bào chưa có chiếu mà Bác nằm nệm sao yên lòng”. Đặc biệt tình yêu thương con người của Bác còn dành cho chính kẻ thù khi bị thua trận. Một lần Bác đến thăm trại tù binh Pháp, thấy một tù binh đang rét run cầm cập, Bác liền cởi áo bông trên người mà đồng bào Trung Quốc tặng Bác, khoác lên người tù binh đó. Sang phòng bên, Bác thấy một tù binh đang ho vì cảm lạnh, Bác cởi nốt chiếc khăn của mình quàng lên cổ người tù binh ấy. Sau này, chính người tù binh đó khi viết hồi ký đã rất xúc động và khâm phục trước tấm lòng yêu thương con người của Bác.

Điểm nổi bật trong tình yêu thương con người của Bác là sự bao dung và độ lượng rộng lớn, đặc biệt là những người mắc phải khuyết điểm. Người nói: “Người đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu, ta phải khéo nâng chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. Trong sinh hoạt Đảng, Bác căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Trước khi vĩnh biệt chúng ta, Người đã viết: “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.

Đức hy sinh và tình thương yêu của Bác là tấm gương toàn diện, là hình ảnh nổi bật sáng ngời. Phẩm chất đó tiếp tục soi sáng tâm hồn cho mỗi thế hệ người Việt Nam yêu nước. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập và phát triển là niềm tin, là động lực để chúng ta nhận thức rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục góp phần xây dựng đất nước đi lên CNXH vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

30 tháng 10 2017

Tra mạng đi ban 😑😱😱😱😱

11 tháng 1 2022

mình cux ko bt nữa bn à =]]]

16 tháng 1 2022

:))

26 tháng 2 2022

tham khảo

Giản dị là một đức tính tốt và mỗi người chúng ta cần có. Thật vậy ,trong cuộc sống thì mỗi người sẽ  có những tính cách, lối sống của riêng mình. Có người sẽ ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường; không quá cầu kì ; kiểu cách. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống; trong đời sống xã hội. Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn sự giản dị với tiết kiệm, sự keo kịt, bủn xỉn. Giản dị là không cần quá khoang trương, từ trong cách ăn mặc, nói năng đến những giao tiếp bên ngoài với mọi người. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Lúc này , khi còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc.

26 tháng 2 2022

Em vào đây tham khảo nhé:

4 bài văn mẫu Trình bày lối sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ hay nhất | Ngữ văn lớp 7

13 tháng 11 2021

Tham khảo:

 Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ , đó là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

 

       Trước hết ta thấy Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ, lãnh đạo dân ta tới chiến thắng, khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo, đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp. Tư tưởng của Người có giá trị vô cùng to lớn đối với Cách Mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc, Người yêu nước thương dân sâu sắc, bởi vậy triệu triệungười dân Việt Nam đều là con cháu của Người. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách đối xử của Bác đối với cá nhân từng người vô cùng thân mật và gần gũi:

 

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế

 

Ôm cả non sông mọi kiếp người .”

 

(Tố Hữu )

 

       Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế: Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ, ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu… Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam, Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị lãnh tụ vĩ đại được mọi người dân Việt Nam kính yêu và ngưỡng vọng .

 

       Bác Hồ còn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới. Bác dã từng là chủ bút tờ báo “Người cùng khổ ”ở Pháp, đã từng viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”gây tiếng vang lớn. Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập truyện ký bằng tiếng Pháp,“Tuyên ngôn độc lập” và "Nhật ký trong tù”cùng rất nhiều những vần thơ khác nữa… Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới, thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc. Bác đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị, giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam .

 

       Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng mọi người dân Việt Nam Bác vẫn là người đẹp nhất:

 

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

 

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

 

       Càng tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác, em càng kính yêu và tự hào về Bác hơn. Điều đó khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội.

 

       Bác là tinh hoa khí phách của dân tộc, cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng. Bởi vậy mà chúng ta cần “Sống, chiến đấu ,lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ”.

23 tháng 7 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng

chung minh su gian di cua bac

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

23 tháng 7 2018

giúp mink với mink cần gấp

ai nhanh mink k cho nha

25 tháng 9 2016

Quê ngoại của Bác:

Hoàng Trù là cái nôi văn hóa đồng quê xứ Nghệ. Làng Hoàng Trù xưa có tên nôm là Cồn Trùa sau thành làng Chùa. Đến cụm di tích Hoàng Trù, sau cánh cổng tre rộng mở là lối đi giữa hai bờ dậu dẫn chúng ta đến một ngôi nhà thờ và hai ngôi nhà tranh thân thuộc, giống những ngôi nhà của cư dân vùng này thuở trước. 

Bác Hồ ra đời trong ngôi nhà tranh ba gian ở khu di tích Hoàng Trù này. Ngôi nhà nằm gần sát nhà cụ Hoàng Đường, được cụ dựng lên vào dịp lễ thành hôn của con gái Hoàng Thị Loan và ông Nguyễn Sinh Sắc vào năm 1883.

Gian nhà ngoài để làm nơi học tập, nghỉ ngơi và là chỗ cụ Đường dạy học. Ở đó có một bộ phản, một chiếc án thư, hai cái ghế kê sát cửa sổ, hai cái giá để sách.

Gian thứ hai là nơi nghỉ của bà Hoàng Thị Loan - ở đó bà đã sinh thành, nuôi nấng ba người con khôn lớn. Trong gian nhà này có chiếc giường nhỏ đơn sơ, khung giường làm bằng gỗ xoan đâu, thang làm bằng tre, liếp bằng nứa, trên trải chiếu mộc.

Gian thứ ba để bộ khung cửi dệt vải. Bà Loan thường khuya sớm dệt vải, dệt lụa giúp gia đình những lúc khó khăn, thiếu thốn. Sát bên là chiếc võng cói dài để bà tiện tay ru con những lúc đang đưa thoi dệt vải. Những lời ru ngọt ngào và âm thanh của khung cửi êm đềm là ký ức khó quên trong quãng thời thơ ấu của ba chị em cậu Nguyễn Sinh Cung ngày ấy.

Ngôi nhà này sau khi đậu Phó bảng vào năm 1901, được nhân dân làng Sen và bà con bên họ Nguyễn Sinh đón về quê nội ở, thân sinh của Bác Hồ đã để lại cho bà con trong họ Hoàng Đường sử dụng.

25 tháng 9 2016

Quê nội của Bác:

Quê nội của Bác - làng Kim Liên xưa có tên là trại Sen, sau này gọi là làng Sen. Đây là nơi còn lại những di tích quý giá về gia đình của Bác và là nơi hoạt động thuở thiếu thời của Người.

Ngày 14/6 năm Đinh Hợi này là chẵn 50 năm ngày Bác Hồ về thăm quê lần thứ nhất, cũng là ngót 100 năm từ ngày Bác rời quê hương làng Sen bôn ba đi khắp góc bể chân trời. Buổi sáng ngày tháng sáu ấy trời nắng chan hoà. Những tia nắng như cùng reo vui chiếu rọi lên từng nét mặt chan chứa vui sướng tự hào cuồn cuộn đổ về Nam Đàn, về Kim Liên.

Bác kia rồi! Trong bộ quần áo ka ki bạc màu, đôi dép cao su mòn gót, Bác tươi cười vẫy chào nhân dân. Cả rừng người hò reo mừng đón Bác. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh Nghệ An trịnh trọng mời Bác đi vào nhà khách mới được xây cách đấy không lâu, nhưng Bác ngăn lại:

- Tôi xa nhà, xa quê đã lâu nay mới có dịp trở về, tôi phải về thăm nhà tôi trước đã. Nhà tiếp khách là để dành cho khách, tôi có phải là khách đâu!

Nói rồi Bác rẽ đi về lối nhà mình. Đến trước chiếc cổng tre dẫn lối đi vào nhà ngang thấy hàng chữ ghi trên tấm bảng nhỏ “nhà Bác Hồ”, Bác quay lại bảo với mọi người:

- Đây là nhà Cụ phó bảng chứ có phải là của Bác Hồ đâu!

Đúng vậy. Ngôi nhà gỗ 5 gian lợp tranh là của dân làng Kim Liên xuất quĩ công mua và dựng mừng quan đại khoa Nguyễn Sinh Sắc vừa thi đậu Phó bảng khoa thi Hội năm Tân Sửu 1901. Người anh của Cụ là Nguyễn Sinh Trợ cùng bỏ tiền dựng 3 gian nhà nhỏ dùng làm nhà ngang, mừng người em sắp vinh qui bái tổ.

Bác đứng tần ngần, nhìn bao quát 2 ngôi nhà, sân vườn. Khi nghe tiếng người cán bộ hướng dẫn mời Bác đi vào nhà, Bác ngập ngừng trong vài thoáng rồi thong thả đi dọc theo hàng rào bước đến góc vườn rẽ phải, theo hàng rào dâm bụt đi thẳng vào sân:

- Các chú mở lối đi vừa rồi là sai, cổng nhà Cụ Phó bảng ở hướng đông này chứ!

Bác dừng lại giữa sân, như muốn thu toàn bộ cảnh quan vào đôi mắt. Người chỉ cho những người đi theo đâu là nơi trồng cây ổi, chỗ nào có cây thanh yên đã mọc trên mảnh vườn xưa của nhà Bác. Bác đi vào nhà lớn, đi hết năm gian, đi đến đâu Bác chỉ cho mọi người vị trí đặt, để các đồ vật theo ký ức của Người.

Ở gian thứ nhất có kê bộ phản lớn làm nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc tiếp khách. Chính tại nơi đây, Nguyễn Sinh Cung đã được nghe không ít cuộc đàm đạo của các chí sĩ yêu nước, những người đồng chí hướng với thân phụ mình. Bàn thờ được đặt ở gian thứ 2. Chiếc bàn thờ này không có chân mà nó được đỡ trên 2 tấm gỗ đóng ống vào cột nhà. Bàn thờ là một tấm liếp bằng nứa trên trải chiếu mộc. Đồ thờ đều làm bằng gỗ mộc không sơn son thiếp vàng.

Gian thứ 3 được quây kín thành một gian buồng giành cho chị gái bác là Nguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên. Gian thứ 4 giành riêng để Cụ Phó bảng đọc sách, nghỉ ngơi. Ngoài bộ phản còn có một cái án thư. Gian thứ 5 cũng được kê một bộ phản dành riêng cho 2 anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung. Bác chỉ cho mọi người biết chiếc võng đay được mắc ở đâu, cái rương gỗ đựng thóc kê ở vị trí nào, cái tủ 2 ngăn đựng chén bát được đặt ở đâu... Đi hết nhà lớn, Bác bước xuống nhà ngang, ngày trước dùng để nấu nướng và để đồ.

Bác lại đi ra sân, đứng ngắm lại ngôi nhà đã gắn bó một giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời Bác. Ngôi nhà này là một kỷ vật chứng kiến quá trình lao động, học tập và trưởng thành từ năm mười một tuổi đến năm mười sáu tuổi của Bác, là nơi ghi dấu những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước, về nhận thức xã hội và ghi dấu những hoạt động cứu nước bước đầu của Người.

Đã 50 năm trôi qua, những ai được vinh dự có mặt trong giờ phút thiên liêng của buổi sáng ngày 14/6/1957, hẳn không quên lời Bác:

- Tôi xa quê đã 50 năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng tủi tủi. Nhưng tôi không tủi mà chỉ thấy mừng. Bởi, khi tôi ra đi, nhân dân ta còn nô lệ, bị bọn phong kiến đế quốc đè đầu cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân đã được tự do.

7 tháng 5 2020

Bài làm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:

“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.