K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2016

Quê ngoại của Bác:

Hoàng Trù là cái nôi văn hóa đồng quê xứ Nghệ. Làng Hoàng Trù xưa có tên nôm là Cồn Trùa sau thành làng Chùa. Đến cụm di tích Hoàng Trù, sau cánh cổng tre rộng mở là lối đi giữa hai bờ dậu dẫn chúng ta đến một ngôi nhà thờ và hai ngôi nhà tranh thân thuộc, giống những ngôi nhà của cư dân vùng này thuở trước. 

Bác Hồ ra đời trong ngôi nhà tranh ba gian ở khu di tích Hoàng Trù này. Ngôi nhà nằm gần sát nhà cụ Hoàng Đường, được cụ dựng lên vào dịp lễ thành hôn của con gái Hoàng Thị Loan và ông Nguyễn Sinh Sắc vào năm 1883.

Gian nhà ngoài để làm nơi học tập, nghỉ ngơi và là chỗ cụ Đường dạy học. Ở đó có một bộ phản, một chiếc án thư, hai cái ghế kê sát cửa sổ, hai cái giá để sách.

Gian thứ hai là nơi nghỉ của bà Hoàng Thị Loan - ở đó bà đã sinh thành, nuôi nấng ba người con khôn lớn. Trong gian nhà này có chiếc giường nhỏ đơn sơ, khung giường làm bằng gỗ xoan đâu, thang làm bằng tre, liếp bằng nứa, trên trải chiếu mộc.

Gian thứ ba để bộ khung cửi dệt vải. Bà Loan thường khuya sớm dệt vải, dệt lụa giúp gia đình những lúc khó khăn, thiếu thốn. Sát bên là chiếc võng cói dài để bà tiện tay ru con những lúc đang đưa thoi dệt vải. Những lời ru ngọt ngào và âm thanh của khung cửi êm đềm là ký ức khó quên trong quãng thời thơ ấu của ba chị em cậu Nguyễn Sinh Cung ngày ấy.

Ngôi nhà này sau khi đậu Phó bảng vào năm 1901, được nhân dân làng Sen và bà con bên họ Nguyễn Sinh đón về quê nội ở, thân sinh của Bác Hồ đã để lại cho bà con trong họ Hoàng Đường sử dụng.

25 tháng 9 2016

Quê nội của Bác:

Quê nội của Bác - làng Kim Liên xưa có tên là trại Sen, sau này gọi là làng Sen. Đây là nơi còn lại những di tích quý giá về gia đình của Bác và là nơi hoạt động thuở thiếu thời của Người.

Ngày 14/6 năm Đinh Hợi này là chẵn 50 năm ngày Bác Hồ về thăm quê lần thứ nhất, cũng là ngót 100 năm từ ngày Bác rời quê hương làng Sen bôn ba đi khắp góc bể chân trời. Buổi sáng ngày tháng sáu ấy trời nắng chan hoà. Những tia nắng như cùng reo vui chiếu rọi lên từng nét mặt chan chứa vui sướng tự hào cuồn cuộn đổ về Nam Đàn, về Kim Liên.

Bác kia rồi! Trong bộ quần áo ka ki bạc màu, đôi dép cao su mòn gót, Bác tươi cười vẫy chào nhân dân. Cả rừng người hò reo mừng đón Bác. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh Nghệ An trịnh trọng mời Bác đi vào nhà khách mới được xây cách đấy không lâu, nhưng Bác ngăn lại:

- Tôi xa nhà, xa quê đã lâu nay mới có dịp trở về, tôi phải về thăm nhà tôi trước đã. Nhà tiếp khách là để dành cho khách, tôi có phải là khách đâu!

Nói rồi Bác rẽ đi về lối nhà mình. Đến trước chiếc cổng tre dẫn lối đi vào nhà ngang thấy hàng chữ ghi trên tấm bảng nhỏ “nhà Bác Hồ”, Bác quay lại bảo với mọi người:

- Đây là nhà Cụ phó bảng chứ có phải là của Bác Hồ đâu!

Đúng vậy. Ngôi nhà gỗ 5 gian lợp tranh là của dân làng Kim Liên xuất quĩ công mua và dựng mừng quan đại khoa Nguyễn Sinh Sắc vừa thi đậu Phó bảng khoa thi Hội năm Tân Sửu 1901. Người anh của Cụ là Nguyễn Sinh Trợ cùng bỏ tiền dựng 3 gian nhà nhỏ dùng làm nhà ngang, mừng người em sắp vinh qui bái tổ.

Bác đứng tần ngần, nhìn bao quát 2 ngôi nhà, sân vườn. Khi nghe tiếng người cán bộ hướng dẫn mời Bác đi vào nhà, Bác ngập ngừng trong vài thoáng rồi thong thả đi dọc theo hàng rào bước đến góc vườn rẽ phải, theo hàng rào dâm bụt đi thẳng vào sân:

- Các chú mở lối đi vừa rồi là sai, cổng nhà Cụ Phó bảng ở hướng đông này chứ!

Bác dừng lại giữa sân, như muốn thu toàn bộ cảnh quan vào đôi mắt. Người chỉ cho những người đi theo đâu là nơi trồng cây ổi, chỗ nào có cây thanh yên đã mọc trên mảnh vườn xưa của nhà Bác. Bác đi vào nhà lớn, đi hết năm gian, đi đến đâu Bác chỉ cho mọi người vị trí đặt, để các đồ vật theo ký ức của Người.

Ở gian thứ nhất có kê bộ phản lớn làm nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc tiếp khách. Chính tại nơi đây, Nguyễn Sinh Cung đã được nghe không ít cuộc đàm đạo của các chí sĩ yêu nước, những người đồng chí hướng với thân phụ mình. Bàn thờ được đặt ở gian thứ 2. Chiếc bàn thờ này không có chân mà nó được đỡ trên 2 tấm gỗ đóng ống vào cột nhà. Bàn thờ là một tấm liếp bằng nứa trên trải chiếu mộc. Đồ thờ đều làm bằng gỗ mộc không sơn son thiếp vàng.

Gian thứ 3 được quây kín thành một gian buồng giành cho chị gái bác là Nguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên. Gian thứ 4 giành riêng để Cụ Phó bảng đọc sách, nghỉ ngơi. Ngoài bộ phản còn có một cái án thư. Gian thứ 5 cũng được kê một bộ phản dành riêng cho 2 anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung. Bác chỉ cho mọi người biết chiếc võng đay được mắc ở đâu, cái rương gỗ đựng thóc kê ở vị trí nào, cái tủ 2 ngăn đựng chén bát được đặt ở đâu... Đi hết nhà lớn, Bác bước xuống nhà ngang, ngày trước dùng để nấu nướng và để đồ.

Bác lại đi ra sân, đứng ngắm lại ngôi nhà đã gắn bó một giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời Bác. Ngôi nhà này là một kỷ vật chứng kiến quá trình lao động, học tập và trưởng thành từ năm mười một tuổi đến năm mười sáu tuổi của Bác, là nơi ghi dấu những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước, về nhận thức xã hội và ghi dấu những hoạt động cứu nước bước đầu của Người.

Đã 50 năm trôi qua, những ai được vinh dự có mặt trong giờ phút thiên liêng của buổi sáng ngày 14/6/1957, hẳn không quên lời Bác:

- Tôi xa quê đã 50 năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng tủi tủi. Nhưng tôi không tủi mà chỉ thấy mừng. Bởi, khi tôi ra đi, nhân dân ta còn nô lệ, bị bọn phong kiến đế quốc đè đầu cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân đã được tự do.

17 tháng 8 2018

Dàn ý
A. Mở bài
- Nếu có dịp được đến Hà Nội, vào lăng viếng Bác, bạn hãy đừng quên viếng thăm ngôi nhà sàn đơn sơ nhỏ bé, nơi vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc nhiều năm ở đó.
- Đến đây, bạn sẽ thêm hiểu, thêm tự hào và kính yêu một con người vĩ đại mà vô cùng bình dị đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại.
B. Thân bài
1. Địa điểm, không gian:  

-  Nhà sàn Bác Hồ nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên Cục phó Cục Thiết kế kiến trúc thuộc Bộ Giao thông thuỷ lợi được trao nhiệm vụ thiết kế và chỉ đạo xây dựng ngôi nhà. Đoàn 5 Cục Doanh trại (nay là Cục Kiến thiết cơ bản) thuộc Tổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm thi công. Ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng vào ngày 15/4/1958 và khánh thành vào ngày 17/5/1958.

- Nhà sàn Bác Hồ có khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau.

- Trước nhà Bác ở là một cái hồ thả cá. Một hàng rào râm bụt chạy quanh trước ngõ như ở quê nhà Nghệ An của Bác. Bác sống hoà mình với thiên nhiên, với đất trời, với quê hương. 
-  Xung quanh nhà Bác trồng rất nhiều loài cây và hoa. Hoa cam, hoa bưởi tháng ba thơm ngào ngạt; hàng dừa xoè bóng mát trên những lối đi; cây vú sữa, quà của đồng bào miền Nam tặng Bác được trồng ở hiên sau nhà; góc vườn trước nhà, bốn mùa rau nối nhau tươi tốt. 
2. Hình dáng ngôi nhà : Nơi Bác ở và làm việc là một ngôi nhà gác nhỏ được thiết kế như kiểu nhà sàn của đồng bào Việt Bắc. Nhà làm bằng gỗ, mái lợp ngói, bốn bề lộng gió. 
3. Diện tích sử dụng : Khoảng hơn 70 m2. Ngôi nhà sàn đó chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ. 
4. Đồ đạc trong nhà hết sức mộc mạc, đơn sơ
a) Phòng họp, phòng tiếp khách chỉ có một bộ bàn ghế, lọ hoa, bộ ấm chén uống nước. 
b) Phòng làm việc có một bộ bàn ghế nhỏ, một chiếc máy chữ, một chiếc đài phát thanh Liên Xô cũ để Bác nghe tin tức, đặc biệt tin từ miền Nam và giúp Bác đỡ cảm thấy cô quạnh trong đêm vắng...
c) Đến thăm phòng ngủ của Bác càng thương Bác hơn: chiếc giường nhỏ bằng gỗ thường, mộc mạc không mùi sơn, trên trải chiếu cói, một chiếc gối vải đã sờn cũ. Trên gối, chiếc quạt nan nằm lặng lẽ. Chiếc quạt nan này đã từng thức cùng vị Chủ tịch trong bao đêm hè oi ả, lòng nặng những lo toan việc nước. Góc phòng, bộ quần áo kaki bạc màu giản dị được treo gọn gàng trên móc áo. Trên ngực áo không có một tấm huân chương, nhưng bên trong lần áo vải là một trái tim nóng bỏng, sáng ngời. Dưới chân giường, đôi dép cao su mòn gót xếp ngay ngắn. Đôi dép ấy đã từng theo chân Bác đi suốt ngàn dặm đường đất nước. 
5. Bác sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài vật kỉ niệm của một cuộc đời dài, rộng và bất tử.

6 Giá trị lịch sử:

Mười lăm năm cuối cuộc đời sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, trong đó 11 năm trực tiếp ở nhà sàn là một khoảng thời gian khá dài trong sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ kính yêu và là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng lớn lao, quyết định đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh lớn phản chiếu về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương hết lòng phục vụ lợi ích của nhân dân, đấu tranh không mệt mỏi cho danh dự, tự do và độc lập của Tổ quốc mình” – Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (2-9-1969), khu vực Phủ Chủ tịch đã sớm được hình thành là một di tích lịch sử-văn hóa-danh nhân. Ngày 25-11-1970, Bộ Chính trị Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 206-NQ/TƯ. Điều 2, Nghị quyết có ghi rõ: “Bảo quản tốt khu lưu niệm các di tích và hiện vật lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”.

Trên suốt chặng đường 35 năm tồn tại, như minh chứng cho chân giá trị lịch sử của một vĩ nhân-một dân tộc, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch mà điểm nổi bật, đặc trưng là ngôi nhà sàn Bác Hồ ở và làm việc, với đầy đủ ý nghĩa quan trọng và lớn lao không những đã trở thành một địa danh trên bản đồ hành hương mà còn đọng lại ấn tượng sâu đậm trong triệu triệu trái tim con người.

35 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ đi xa, Nhà sàn đã được bảo quản chu đáo, nguyên trạng. Gần 40 triệu lượt người đã đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Trong đó có khách của hơn 150 nước trên thế giới, gồm các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách và đủ các đối tượng khác nhau, khi đến Việt Nam vào thăm nơi Bác Hồ ở và làm việc.

Nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc và có ý nghĩa quốc tế. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Cuộc đời của Bác Hồ có vô vàn cái giản dị, nhưng Nhà sàn-nơi Bác ở và làm việc là điều giản dị nhất, nó trở nên kỳ diệu hơn, hấp dẫn hơn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: “Cái nhà sàn đơn sơ của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nho nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

Trước ngôi nhà sàn tĩnh lặng, một nhà báo phương Tây đã thốt lên đầy xúc động: Con người ta khi đạt đến đỉnh cao của vinh quang thường hay bị vinh hoa quyến rũ. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không thế. Người đã vượt lên trên tất cả, Người đã chiến thắng chính bản thân mình để trở thành con người hoàn thiện. Ngôi nhà này là hiện thân của tinh thần đó. Một đại diện của Liên hợp quốc đã nói đầy thán phục: “Chủ tịch Hồ Chí Minh thật thông minh khi chọn ngôi nhà này để ở. Ngôi nhà này đã nói lên tất cả con người ông: nhân cách, tầm vóc trí tuệ, phong cách sống và đạo đức cách mạng”.

Cách diễn đạt khác:

Ngày 15/4/1958, ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng. Anh em cán bộ, chiến sĩ đã làm việc khẩn trương để ngôi nhà kịp trở thành món quà mừng sinh nhật lần thứ 68 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 17/5/1958, ngôi nhà được khánh thành. Nhân dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức một buổi liên hoan nhỏ để cảm ơn kiến trúc sư và anh em thi công, sau đó Người chuyển về ở và làm việc tại nhà sàn.

          Ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng bằng gỗ bình thường, thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc ở Việt Bắc: nhà hai tầng, xung quanh có mành che, tầng dưới để thoáng. Nét kiến trúc thanh nhã, trang trí không cầu kỳ này khiến công trình trở thành một kiến trúc độc đáo, mang sắc thái riêng nhưng rất hài hoà với thiên nhiên và các công trình kiến trúc xung quanh. Trước nhà là một vườn hoa nhỏ, trồng nhiều loại hoa thơm. Phía ngoài là hàng rào dâm bụt gợi nhớ hình ảnh quê hương Nghệ An, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên. Trong hồ nước rộng hơn 3.000m2 trước nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nuôi cá vì theo Người nuôi cá ở đây vừa cải tạo môi trường sống trong lành, cải thiện bữa ăn hàng ngày, vừa là một cách thư giãn thú vị sau giờ làm việc khi Người cho cá ăn. Nhà sàn của Bác hoà hợp với thiên nhiên là thế đấy! Nó tạo ra nét bình dị gần gũi với mọi người dân Việt Nam ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Tầng dưới nhà sàn kê một bộ bàn ghế lớn, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc về mùa hè, nơi Người họp, trao đổi công việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị, cán bộ phụ trách đầu ngành hoặc các địa phương và cũng là nơi Người tiếp thân mật các cán bộ, chiến sĩ miền Nam. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn những cuốn sách Người đang đọc vào những ngày cuối cùng. Trong đó, có những cuốn sách nói về gương người tốt, việc tốt của các giới, các ngành được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Bên cạnh những cuốn sách "Người tốt việc tốt" là sách của V.I Lênin viết về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, sách của các tác giả nước ngoài viết về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở ngay trong lòng nước Mỹ. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có chiếc khay đá màu đen, hình con thuyền mà Người thường để bút, đó là kỷ vật của Tổng thống nước cộng hoà nhân dân Cu Ba Ôt-xvan-đô Đoóc-ti-cốt tặng Người năm 1967. Món quà là biểu hiện cho tình bạn, tình đồng chí thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo cũng như tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam- Cu Ba.

            Tại ngôi nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thân mật một số đoàn khách quốc tế. Những buổi tiếp khách quốc tế ở nơi đây mang một ý nghĩa thật đặc biệt, diễn ra trong bầu không khí cởi mở, chân tình, không bị ràng buộc bởi nghi lễ ngoại giao. Đây chính là nét độc đáo trong phong cách giao tiếp của Người và đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

               Phía cuối phòng tầng dưới nhà sàn có ba chiếc máy điện thoại. Chiếc máy màu xanh Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với Bộ Chính trị, hai máy màu đen Người làm việc với Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Phòng không- Không quân. Mỗi lần nhận được tin quân và dân ta bắn rơi máy bay, bắn chìm tàu chiến của đế quốc Mỹ, Người đều kịp thời động viên, khen thưởng. Chiếc mũ sắt để bên cạnh được anh em bảo vệ mang theo trong những lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các địa phương, đơn vị bộ đội... để phòng tránh những mảnh bom, đạn. Gần đó là chiếc ghế xích đu (còn gọi là ghế chao) bằng mây, Người thường nghỉ ngơi vào buổi trưa hoặc sau giờ làm việc. Xung quanh tầng dưới nhà là những bệ xi măng bên trên lát ván gỗ được làm theo gợi ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để mỗi lần các cháu thiếu nhi vào thăm Người có đủ chỗ ngồi. Người còn nhắc anh em phục vụ đặt thêm bể cá vàng cho các cháu vui hơn.

            Tầng trên nhà sàn có hai phòng: phòng làm việc và phòng ngủ. Mùa đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc ở trên nhà. Hiện nay, trên bàn làm việc vẫn còn những tài liệu Người đang xem dở. Trên giá sách đặt trong vách ngăn giữa phòng làm việc và phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sắp xếp rất ngăn nắp, khoa học. Bên cạnh sách kinh điển của C.Mác, F.Ăngghen, V.I Lênin là những cuốn sách về các lĩnh vực triết học, kinh tế, lịch sử, văn học nghệ thuật, khoa học... có cả những cuốn sách của các tác giả nước ngoài tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh với những lời đề tặng đầy tình cảm quý mến và trân trọng. Ngăn dưới cùng giá sách là chiếc máy chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tự đánh máy các bài viết, văn bản, thư gửi tới các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác, sản xuất, chiến đấu, điện mừng, lời chia buồn tới nhân dân và bạn bè thế giới.

Tại phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiện nghi sinh hoạt cũng đơn giản như ở mọi gia đình người dân Việt Nam thời đó. Chiếc giường gỗ mùa hè trải chiếu cói, mùa đông có thêm tấm đệm và chăn bông. Cạnh đó là một lò sưởi điện nhỏ, Người dùng những hôm trời giá lạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc rất khuya. Trên bàn làm việc ở phòng ngủ vẫn còn một số sách, tạp chí lưu lại bút tích của Người. Trong đó có bài nói về vấn đề cải cách chữ quốc ngữ, bài "Lênin nói về vấn đề giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ” của tạp chí Tuyên huấn... Đặt cạnh đó là chiếc đài bán dẫn - món quà của bà con Việt kiều Thái Lan kính biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh và chiếc mũ cát Người thường dùng trong những chuyến đi công tác trong nước và nước ngoài.

Trên chiếc tủ nhỏ đặt ở đầu giường vẫn còn chiếc đồng hồ và cuốn sách Người đang đọc: "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của hai tác giả Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm. Chiếc blôc lịch đang mở ngày 17/8/1969, ngày cuối cùng Bác làm việc ở nhà sàn này, cũng như bên dưới nhà sàn, chiếc đồng hồ vẫn đều đặn chạy khiến cho chúng ta cảm thấy như Người vẫn hiện diện ở nơi đây, thật thân thiết và gần gũi với tất cả chúng ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại ngôi nhà sàn trong 11 năm cuối cùng cuộc đời Người. Những tài liệu, hiện vật ở nơi đây đã thể hiện đầy đủ, rõ nét cuộc sống, tư tưởng, đạo đức và phong cách làm việc của một lãnh tụ hết lòng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp hoà bình, hữu nghị và tiến bộ của các dân tộc trên thế giới.

C. Kết bài
- Nơi ở của Bác, vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đơn sơ, giản dị như câu chuyện về một vị thần tiên trong thần thoại, cổ tích.
- Nơi ở của Người là do chính Người lựa chọn, sự lựa chọn ấy giúp chúng ta hiểu thêm phong cách Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc Việt Nam.

    Ngôi nhà sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

Có thể thêm thơ ở mở bài hoặckết bài:

Anh dắt em vào cõi Bác xưa

 Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Có hồ nước lặng sôi tăm cá

 Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.

 Có rào râm bụt đỏ hoa quê

Như cổng nhà xưa Bác trở về

 Có bốn mùa rau tươi tốt lá

 Như những ngày cháo bẹ măng tre...

Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

 Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. ...

5 tháng 3 2019

Ngày 15-10-1954, sau khi quân ta tiến vào giải phóng thủ đô được 5 ngày, Bác bí mật vào Hà Nội và tạm dừng chân ở nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương quân đội 108). Lúc này việc chọn cho Bác một chỗ ở riêng được các đồng chí lãnh đạo đặt ra và sau nhiều lần trao đổi, Bộ Chính trị quyết định đưa Bác về ở và làm việc tại dinh toàn quyền cũ, ngôi nhà to đẹp nhất nước lúc bấy giờ.

Ngày 15-12-1954, nhân đến thăm bộ đội diễn tập duyệt binh để chuẩn bị tham gia đón Trung ương Đảng và Chính phủ về thủ đô, Bác cùng các đồng chí giúp việc ghé vào thăm nhà mới được phân. Ai cũng nghĩ ngôi nhà này thật sự xứng đáng với Bác. Nhưng bất ngờ đã xảy ra.

"Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao".

   Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Sau khi xem xét cả trong lẫn ngoài, Bác nói với các đồng chí đi cùng: "Ngôi nhà rất đẹp, không thua kém những công trình đẹp nhất ở thủ đô Paris.

Các chú cần có kế hoạch quét dọn, sửa chữa để dùng vào việc khác, như làm nơi vui chơi cho các cháu thiếu nhi chẳng hạn, còn Bác dứt khoát không ở đây". Sau khi xem xét một số ngôi nhà ở khu vực xung quanh, Bác quyết định chọn chỗ ở cho mình là ngôi nhà cấp 4 của người thợ điện.

Ngày 19-12-1954, nhân kỷ niệm 8 năm ngày Hà Nội nổ súng mở đầu kháng chiến toàn quốc, từ nhà thương Đồn Thủy Bác dọn đến nơi mới. Đây là căn nhà mái bằng, cách nhà sàn hiện nay khoảng 100m, bị bỏ không khá lâu, quanh nhà và lối đi cây và cỏ dại đã mọc đầy. Bộ phận văn phòng khẩn trương dọn dẹp, làm vệ sinh.

Chỉ một thời gian ngắn, cảnh vật xung quanh ngôi nhà đã thay đổi hẳn. Con đường vào nhà được rải sỏi. Bác cho trồng hàng dâm bụt 2 bên đường. Tuy nhiên, do nhà đổ mái bằng nên mùa hè rất nóng, còn mùa đông lạnh giá, ánh sáng mặt trời không đủ cho Bác làm việc. Khoảng hơn 3 giờ chiều đã phải thắp đèn.

Các đồng chí lãnh đạo mỗi lần đến làm việc rất băn khoăn về nơi ở và làm việc của Bác, nhiều lần đề nghị Bác chuyển nơi khác nhưng Bác vẫn giữ ý kiến của mình. Bác nói: "Hãy nhìn nhân dân sống như thế nào để sống cho phù hợp. Sống phù hợp với nhân dân mới hiểu được nhân dân".

Không làm quá to, không dùng gỗ tốt

Sau 4 năm ở tạm trong một ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ, tháng 5-1958, Bác Hồ chính thức chuyển sang ở ngôi nhà sàn bằng gỗ được xây dựng ở một góc vườn Phủ Chủ tịch. Người thiết kế ngôi nhà sàn là Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên là kiến trúc sư cung đình Huế, người đã thiết kế lễ đài Ba Đình để đón Bác Hồ, Đảng, Chính phủ về thủ đô ngày 1-1-1955.

Theo gợi ý của Bác, ngôi nhà được làm giống như nhà sàn Bác đã làm việc ở chiến khu Việt Bắc, nhỏ đủ ở 1 người, không làm quá to, không dùng gỗ tốt. Vì thế, căn nhà sàn được làm bằng gỗ thường, mái lợp ngói, nhìn ra hồ nước theo hướng Đông-Nam, với 3 phòng nhỏ.

Tầng dưới không vách chỉ treo mành tre cho thoáng mát, chính giữa phòng kê bộ bàn ghế lớn dùng làm nơi họp Bộ Chính trị, nơi Bác làm việc với các cán bộ đầu ngành hoặc tiếp đồng chí, bạn bè. Tầng trên có 2 phòng nhỏ: phòng ngủ và phòng làm việc, giá sách đặt ở giữa làm vách ngăn 2 phòng. 

Kiến trúc sư Ninh kể lại: ''Một ngày đầu mùa hạ năm 1958, trong khi tôi đang phụ trách sửa ngôi nhà chính của Phủ Chủ tịch thì được giao thêm nhiệm vụ làm một ngôi nhà để Bác ở.

Tôi vừa mừng vừa lo và đề nghị được thăm chỗ ở cũ của Bác. Sau khi xem xét kỹ chỗ ngủ, chỗ làm việc của Bác, tôi nảy ra nhiều suy nghĩ. Cái lớn lao, cao cả của Bác không những toát ra qua sự nghiệp vĩ đại của Người mà còn toát ra qua những cái tưởng như rất bình thường, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày.

Đối với Bác không cần sự tô vẽ, vì mọi sự tô vẽ, trau truốt, đều trở nên thừa. Ý nghĩa ấy đã giúp tôi phác ra cái hướng chính của việc thiết kế ngôi nhà ở mới của Bác. Tuy vậy tôi vẫn chưa hết lo. Tôi muốn làm một ngôi nhà giản dị nhưng phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông để giữ gìn sức khỏe cho Bác. Nhưng tôi vẫn sợ bản thiết kế của tôi bị gạt bỏ, nếu nó tốn kém quá.

Nước chưa giàu, dân còn khổ, không nên tốn kém

Trong thời gian Bác đi công tác, tôi và đơn vị thi công bắt tay vào làm, với suy nghĩ ngôi nhà phải được cất xong trước ngày Bác về. Trước hôm Bác về, mọi việc đã đâu vào đấy. Nhìn ngôi nhà sàn 2 gian thoáng đãng, tầng dưới 4 phía để trống, tầng trên chia thành 2 phòng, 1 phòng Bác ở, 1 phòng Bác làm việc, xung quanh là hành lang rộng có mành che, chúng tôi vừa mừng vừa hồi hộp không biết có vừa lòng Bác không.

Như đọc được ý nghĩ của chúng tôi, Bác tổ chức liên hoan ngay tại gian dưới của ngôi nhà mới. Không khí buổi liên hoan vừa thiêng liêng vừa đầm ấm. Đó là hình ảnh một người cha hiền dịu trong gia đình và đàn con quây quần chung quanh. Bác giục chúng tôi ăn kẹo, uống nước. Sau khi phát huy hiệu của Bác cho từng anh em chúng tôi, Bác khen:

- Các chú làm như thế là nhanh, tốt, bảo đảm thời gian nhưng còn một khuyết điểm. Các chú có biết khuyết điểm gì không?

Chúng tôi nhìn nhau lo lắng. Tôi giơ tay xin Bác cho nói:

- Thưa Bác, so với ý Bác dặn có tốn kém hơn đôi chút ạ!

Bác cười, chòm râu bạc rung nhè nhẹ:

- Chú nói đúng.

- Thưa Bác, làm nhà để Bác ở chúng cháu ai cũng cố gắng làm tốt, làm đẹp. Trong phần việc của mình, mỗi người thêm thắt một ít nên cộng lại tốn kém chút ít, nhưng chúng cháu muốn Bác ở cái nhà đẹp hơn, tốt hơn thế này.

Bác hơi chơm chớp mắt rồi chỉ lên nhà:

- Nước ta chưa giàu, dân ta chưa còn khổ, chưa đủ nhà ở, Bác ở thế này là tốt lắm rồi, các chú không phải lo cho Bác.

Tất cả chúng tôi đều rưng rưng. Nói về chức vụ, Bác là lãnh đạo cao nhất. Nói về sự cống hiến, Bác là người cha già của nền độc lập Việt Nam. Vậy sao về mặt hưởng thụ, Bác chỉ chịu hưởng phần tối thiểu. Lúc nào Bác cũng nghĩ đến nước ta chưa giàu, dân ta còn khổ, nhân dân miền Nam chưa được giải phóng. Sau này, tôi còn được gặp Bác nhiều lần, có bận tôi được đi công tác xa với Bác.

Và mỗi lần gặp Bác tôi lại hiểu thêm nhiều chân lý sáng ngời. Ánh sáng của những chân lý ấy mãi mãi soi rọi bước đường đi lên của mỗi chúng ta. Là một người trong nghề kiến trúc, theo tôi, Bác là một nhà kiến trúc vĩ đại đã xây dựng nên Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng cho dân tộc ta.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhà sàn Bác Hồ đã trở thành di sản văn hóa quý giá, biểu trưng sinh động cho phong cách sống của một con người vĩ đại: thanh tao, khiêm tốn, yêu lao động, không ham danh lợi, đạt đến độ mẫu mực, cảm hóa được tình cảm của con người''.

17 tháng 8 2018

Nhà sàn nơi Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm việc tại Phủ Chủ tịch
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969), được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu di tích ngày 15 tháng 5 năm 1975. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Khu đất này nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành Thăng Long xưa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn quyền Đông Dương được xây dựng trên mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng chiến p kết thúc, nơi này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng là nơi Hồ Chí Minh đã qua đời.
Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng gặp nhiều đoàn khách là đại biểu của các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo; đại biểu của công nhân, nông dân, trí thức, quân đội; đại biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số; đại biểu của người dân Miền Nam Việt Nam và quân nhân thuộc Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (ở Việt Nam gọi tắt là "đồng bào chiến sĩ miền Nam")
Cũng tại nơi đây, ông còn tiếp những người là đại biểu những người Việt sống ở nước ngoài về thăm Việt Nam; đại biểu của các đội thiếu niên, đoàn thanh niên, hội phụ nữ...
Vì Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý các thiếu niên nhi đồng nên ngày 9 tháng 2 năm 1955, cửa Phủ Chủ tịch đã mở cho các thiếu niên đến vui chơi, từ đó các thiếu nhi có nhiều dịp được vào đây thăm ông. Ông còn tổ chức nhiều triển lãm tranh thiếu nhi tại đây.

17 tháng 8 2018

Hà Nội là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nó không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam.

Nhà sàn Bác Hồ là một di tích đặc biệt quan trọng trong quần thể di tích Phủ Chủ tịch. Từ khi Bác qua đời tới nay, khu di tích Phủ Chủ tịch đã đón tiếp hơn 21 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, trong đó có nhiều đoàn khách cấp cao, là nguyên thủ quốc gia của 150 nước và hàng trăm tổ chức quốc tế. Khách nước ngoài khi đến đây thường hỏi: Tại sao giữa thủ đô Hà Nội, Bác Hồ lại thích ở nhà sàn?

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã ở nhà sàn bằng tre nứa. Chín năm trường kỳ kháng chiến, Bác đã sống cùng với đồng bào dân tộc. Do vậy khi hòa bình, trở về Hà Nội, Người vẫn nhớ đồng bào với tình cảm đặc biệt sâu sắc.

Năm 1954 từ Việt Bắc trở về Hà Nội, từ chối không ở ngôi nhà của toàn quyền Đông Dương Pháp để dành làm nhà tiếp khách cho Đảng và Nhà nước, Bác Hồ chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của người công nhân thợ điện. Người ở đây từ 19/12/1954 đến tháng 5/1958.

Sau chuyến thăm hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, trên đường về, Bác trầm ngâm suy nghĩ rồi nói với các đồng chí phục vụ: Bác muốn làm một căn nhà sàn ở bên kia bờ ao để ở và làm việc cho thoáng.

Theo ý Bác, mùa hè năm 1958, Cục thiết kế cơ bản thuộc Tổng cục Hậu cần đã thi công ngôi nhà này. Kiến trúc sư là ông Nguyễn Văn Ninh, Cục trưởng Cục thiết kế Dân dụng, Bộ Kiến trúc (nay là Công ty tư vấn xây dựng, Bộ xây dựng). Ông Ninh là một trong tám người Việt Nam học kiến trúc khóa đầu tiên ở trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Chính ông là người thiết kế lễ đài Ba Đình đón Bác và Trung ương Đảng, Chính phủ trở về thủ đô, ngày 1/1/1955.

Trước khi thiết kế, Bác đã trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh. Người nói: làm giống như ngôi nhà sàn Bác đã ở chiến khu Việt Bắc nhưng bằng gỗ. Tầng trên có hai phòng nhỏ, mỗi phòng vừa đủ để cho một người ở. Bác có ý định để Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở một phòng, Bác ở một phòng. Nhưng khi làm xong, vì Thủ tướng tiếp nhiều khách sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của Bác nên xin phép được tiếp tục ở ngôi nhà cũ.

Bác căn dặn kiến trúc sư rất cụ thể: Cần làm hành lang chung quanh để khi có các đồng chí lãnh đạo đến làm việc với Bác có lối đi và khi Bác làm việc, các đồng chí phục vụ đi lại không ảnh hưởng đến Người. Bác nói: Lợi dụng vách ngăn hai phòng làm một giá sách cho gọn, tiết kiệm và tiện sử dụng. Người nhắc nhở: Nhà làm bằng gỗ bình thường, gỗ loại một để dành làm tà vẹt đường sắt và trường học. Dưới tầng trệt, Bác bảo làm bệ xi măng thấp ở chung quanh, trên có lát ván tạo thành hàng ghế băng dài cho các cháu thiếu niên vào chơi có đủ chỗ ngồi.

Sau khi được Bác góp ý, bản vẽ thiết kế đã nhanh chóng hoàn thành và đi vào thi công. Trong thời gian Bác đi công tác, đội thi công 30 người lính công binh đã khẩn trương xây dựng và hoàn thành ngôi nhà vào ngày 1/5/l958. Vào dịp sinh nhật năm 1958, Bác Hồ đã chuyển sang ở ngôi nhà này cho tới ngày 17/8/1969.
Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc: dài 10,5m rộng 6,2m, có hai tầng, tầng trên có hai phòng: mỗi phòng rộng trên dưới 10m2 dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc về mùa đông. Tầng dưới là nơi Bác Hồ thường làm việc về mùa hè, nơi họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp khách thân mật. Nhà sàn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

Ngôi nhà sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao"

24 tháng 4 2016

1) Nội dung:
- Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập gay gắt giữa cuộc sống khổ cực của dân với cuộc sống sa hoa của bọ quan lại.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với cuộc sống khổ cực của người dân; Thái độ lên án gay gắt đối với bọn cầm quyền vô trách nhiệm.

Nghệ thuật: kết hợp thành công phép tương phản và tăng cấp; Ngôn ngữ phần nào thể hiện tính cách của nhân vật

2) ghi nhớ sgk

24 tháng 4 2016

1) Ghi nhớ: SGK/83

5) Ghi nhớ: SGK/ 55

2 tháng 3 2016

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo. Bác giản dị trong đời sống,trong việc làm,trong quan hệ với mọi người ,trong lời nói và bài viết.Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

mk tự viết nhaeoeo

nhớ tick mk nhaleuleu

 

27 tháng 8 2016

Hình như cái này là GDCD mà bn sao lại chọn nó là Ngữ Văn đc zay?

Bài làm

Bác đã giành độc lập

Cho dân tộc Việt Nam

Tuy rằng Bác còn mệt.

Nhưng vẫn nhớ Thiếu Nhi

Gửi thư về mỗi năm

Cho các cháu Nhi Đồng

Nhân dịp trung thu đến

Nhân dịp tết thiếu nhi. 

Nay Bác đã không còn

Nhưng vẫn cháu vẫn yêu Bác,

Vì thế cháu đã làm

Theo 5 điều Bác dạy:

Yêu tổ quốc yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt kỉ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Những điều Bác mong muốn

Là 5 điều Bác dạy,

Trẻ con đã cố gắng

Thực hiên những điều đó

Học tập thật chăm chỉ

Và làm những điều tốt

Giúp ích cho xã hội. 

24 tháng 4 2020

✫¸.•°*”˜˜”*°•✫ Ṱђầภ Ḉђết ✫•°*”˜˜”*°•.¸✫ Thanh kiu bạn Ỉn nhiều ạ , kkk

26 tháng 4 2020

Thiếu nhi ta vâng lời Bác 

Năm điều ấy khi Bác Hồ dạy

Trong ký ức của mỗi thiếu nhi

Dù Bác mất nhưng năm điều ấy không phai mờ

Cho dù đi đâu nó luôn sát cánh cùng thiếu nhi.

24 tháng 6 2021

Đối với mỗi học sinh Việt Nam khi đến trường, 5 điều Bác Hồ dạy chính là những thứ mà các em được tiếp xúc rất sớm và là hành trang trên con đường học tập của các em. Sau đây, em xin kể về câu chuyện của em và thật hạnh phúc khi em đã làm theo 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy "Giữ gìn vệ sinh thật tốt".

Ngày hôm đó là ngày trực nhật của em và bạn cùng bàn. Tuy nhiên, vì bạn cùng bàn của em bị ốm nghỉ học nên em hoàn toàn phải làm công việc đó một mình. Sau giờ học, sau khi các bạn trong lớp ra về hết, em cảm thấy thực sự rất muốn về nhà. Trong đầu em lúc đó nghĩ là "Về nhà giờ này là được xem ti vi, ăn bánh ngọt. Bây giờ mà ở lại dọn dẹp thì thực sự mệt muốn chết. Với cả cũng đâu có ai giám sát mình đâu, về cũng chả ai biết". Em đã nghĩ như thế và ý định trốn trực nhật đã lóe lên trong đầu em. Tuy nhiên, em đột nhiên nhìn thấy tấm bảng 5 điều Bác Hồ dạy ở trên tường. Trên đó có dòng chữ "Giữ gìn vệ sinh thật tốt" và "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Em bỗng cảm thấy quá xấu hổ về chính mình, rằng tại sao mình lại ý thức kém, thiếu tự giác và không thật thà như thế. Dọn dẹp chính là để góp phần mình vào việc giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp. Nếu như việc nhỏ như này mà em còn không làm thì sao có thể làm được việc lớn đây? Chính vì vậy, em đã ở lại và hoàn thành xong công việc trực nhật của mình. Về đến nhà, em cảm thấy thật vui vì đã góp 1 phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, cùng các bạn xây dựng nên 1 môi trường học tập trong lành.

Tóm lại, việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy chính là điều cần thiết ở mỗi học sinh. Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy không chỉ để trở thành những người tốt hơn mà còn trở thành những công dân có ích trong cộng đồng, đất nước.