K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2022

Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: "Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Vd: có thể dẫn từ câu nói của Lỗ Tấn: "Trên.. biếng", dẫn từ sự phát triển của xã hội kéo theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa người với người -> dẫn vào vấn đề, dẫn từ suy nghĩ của bản thân về cách thành công -> dẫn vào vấn đề,..v...v.

Thân đoạn:

1. Giải thích quan điểm trên:

- Trên con đường thành công: tức chỉ giai đoạn con người đi đến thành công và đạt được thành tựu nhất định trong cuộc sống.

- Dấu chân: tức chỉ một cái dấu do chân của một người dẫm lên tạo ra vết trũng xuống.

- Kẻ lười biếng: tức nói người không thích làm việc bằng tay chân lẫn trí óc, cả ngày chỉ biết ngồi không.

=> Gọm lại, quan điểm trên có thể dễ hiểu rằng: sự thành công, con đường đến sự thành công là thứ mà người lười biếng không bao giờ có được, đặt chân lên được. Thành công với người lười là không hề có.

2. Phân tích, bàn luận:

- Đây là một quan điểm nhằm khẳng định điều thực tế trong cuộc sống hiện nay, đồng thời cũng phê phán những con người lười biếng. Cũng là lời cảnh tỉnh, lời nhắn nhủ, lời khuyên bảo đến những người không thích làm việc.

- Rõ ràng, thành công chính là đích đến của con người trong cuộc sống. Thành công về nhiều mặt, nhiều phương diện mà con người ta muốn có - chỉ cần nó phù hợp với chuẩn mực xã hội.

+ Vì thế, người lười biếng muốn có thành công thì chỉ có thể thay đổi bản thân thành người chăm chỉ và siêng năng.

- Từng giây từng phút trên cuộc sống này, hàng ngàn hàng triệu con người đang nỗ lực cố gắng từng giây từng phút một. Vậy lý do gì để ta không cố gắng?

+ Bác bỏ: người lười biếng mà muốn tồn tại trong xã hội này là không thể, trừ khi ăn bám người khác hoặc dựa vào cha mẹ. Nhưng cuộc đời này là của bản thân mình, sống cả đời này không ai theo mình mãi được. Cuối cùng, người lười biếng cũng chỉ có thể sống vô nghĩa cả về hiện tại lẫn mai sau.

3. Những bất lợi, hậu quả của người lười biếng:

- Không bao giờ có được thành công trong cuộc sống.

- Làm khổ đấng sinh thành ra mình (dù cho cha mẹ có giàu có đầy đủ ra sao chăng nữa mà khi thấy con mình cái gì cũng lười, mấy ai vui vẻ được).

- Sống một cuộc sống vô nghĩa, không có bất kỳ thành tựu nào đáng giá cho đời.

4. Mở rộng vấn đề:

- Cùng tìm hiểu nguyên nhân mà con người ta lười biếng:

+ Điển hình là những người được ba mẹ nuông chiều quá độ.

+ Không thích làm việc, không chịu được khổ cực.

+ Ít học.

+.....

=> Nói ở độ khách quan, sự lười biếng con người không tự nhiên hình thành. Nó sẽ có sự tác động ở một phương diện nào đó, nhưng chung quy thì sự lười biếng cũng chỉ là chính do con người ta.

- Có thể nói, thói lười biếng tạo ra những con người là thành phần rác của xã hội khi họ sở hữu nó.

+ Dẫn chứng:

Giả dụ như khi nhà nghèo, người lười biếng cần tự nuôi chính bản thân mình thì họ phải làm cách nào?. Cách nhanh nhất là trộm cắp và lừa gạt.

Kết bài:

Tổng kết lại vấn đề, khẳng định lại suy nghĩ bản thân:

- Liên hệ bản thân và đưa lời khuyên, lời nhắn nhủ đến mọi người với vấn đề không nên lười biếng.

16 tháng 6 2021

"Trên bước đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" .

Lười biếng là gì ? Tại sao chúng ta có lười biếng .Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng.

Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.

Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.

Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.

Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.

Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.

Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.

Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.

11 tháng 3 2019

Thảo PhươngTrần Thị Hà MyHoàng Minh NguyệtNguyễn Minh HuyềnHuỳnh lê thảo vyNguyenNguyễn Huyền TrâmĐỗ Thị Hoài ĐôngpuBích Ngọc HuỳnhTrần Thọ Đạttrần thị diệu linhAnh QuaLianaLinh PhươngNguyễn Trần Thành ĐạtNguyễn Thị MaiĐỗ Hương GiangNguyễn Phương ThảoNguyễn Thị Hồng Nhung

11 tháng 3 2019

MB: - gt dẫn dắt vào vất đề

- Trính nhận định :"trên đường ...."

TB:

* giải thích

- " thành công " là khi ta đặt được những dự định mà ta đã đặt ra , những hoài bão những khát vọng...

-"dấu chân" là dấu vết của những bước chân ta đi

- " kẻ lười biếng" là những kẻ không chịu làm việc ,không muốn lao động .

=> khẳng định nhận định đúng : khi trên con đường chinh phục để đến với những ước mơ, hoài bão , để chinh phục thành công của mình thì sẽ không có dấu chân của những kẻ lười biếng, những kẻ không biết cố gắng ,tìm tòi ,học hỏi chỉ biết ỷ lại vào người khác

* bàn luận tính đúng đắng của vấn đề

- nhận định là đúng đắn khi nói về cuộc sống để bước tới thành công sẽ không có dấu chân của những kẻ lười biếng

-không có một thành công nào là ko phải đánh đổi = công sức của chính bản thân mình

- ta có thành công nghĩa là ta đã tìm được hạnh phúc , đạt được mơ ước , hoài bão của mình

- trên con đường thành công ta có thể vấp ngã những những thất bại đó cũng chính là trang bị cho ta chinh phục thành công

* Dẫn chứng thực tế

- những con người thành công

+Walt Disney đã từng bị đuổi việc khỏi Kansas City Star chỉ vì họ nói rằng: “ông thiếu trí tưởng tượng và không có những ý tưởng tốt”, bộ phim hoạt hình chú chuột Mickey nổi tiếng ngày đó cũng từng bị từ chối nhiều lần vì họ e ngại bộ phim sẽ khiến phụ nữ sợ hãi Bộ phim “Ba chú heo con” cũng rơi vào tình trạng tương tự vì nó chỉ vẻn vẹn có 4 nhân vật và công ty đầu tiên của ông, Laugh-O-Gram animation studio bị phá sản.Cứ thế thất bại này nối tiếp thất bại khác, có thể bạn không tin nhưng ông đã từng bị từ chối 302 lần trước khi gom góp đủ tiền thành lập công ty Walt Disney, công ty đã kiếm được hàng tỷ đô mỗi năm. +J.K Rowling trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất thế giới, bà đã từng có cuộc sống vô cùng khổ sở: ly dị chồng, một mình nuôi con, túng thiếu mọi bề. Thậm chí, bà khó khăn đến mức không có tiền để in bản viết tay cuốn sách Harry Porter của mình vì vậy mà bà đã phải gõ hơn 9000 từ trên chiếc máy đánh chữ cũ thủ công để gửi đến các nhà xuất bản. +Donald Trump trước khi sở hữu khối tài sản khổng lồ lên đến 4,5 tỷ USD và được ghi vào sách kỷ lục Guiness đã từng là con nợ khủng nhất trong lịch sử tài chính với món nợ 1 tỷ USD. Một ngày nọ, ông vừa chỉ tay về phía một người đàn ông vô gia cư vừa nói với con gái mình rằng “Con có nhìn thấy người đàn ông đằng kia không? Ông ấy đã từng là một tỷ phú giàu có hơn cả cha. Và bây giờ thì ông ấy đang ở đáy bùn của xã hội”. - bên cạnh đó là những con người chỉ biết ỷ lại vào người khác , không tự đi trên chính đôi chân của mình mà lại mong muốn có được thành công. ( phê phán , ko nên nêu dẫn chứng cụ thể ) * bài học và rút ra nhận thức cho bản thân - cần phải cố gắng học hỏi , rèn luyện lao động để có được thành công trên chính đôi chân của mình - biết cố gắng ,biết tự đứng dậy sau những thất bại, không nản lòng trước những khó khăn thử thách - không lười biếng ,ỷ lại, trở thành những kẻ lười biếng ....( còn nhiều bài học tự rút ra ) KB : khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề kêu gọi mọi người hưởng ứng... bla bla

25 tháng 11 2016

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

26 tháng 8 2017

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

20 tháng 3 2020

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh
Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:

- Không có tinh thần học tập
- Chán nản trong học tập
- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:
- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….
- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….

3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
- Thành tích học tập ngày càng giảm

4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
- Ra sức học tập và làm việc

23 tháng 4 2023

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng lười học của học sinh hiện nay.

 

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

 

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa...

 

Hậu quả của việc lười học vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: Ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

 

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

 

Hiện tượng lười học của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

17 tháng 3 2022

A. Mở bài

 

Nhu cầu đi lại là tất yếu của con người. Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển  điều ấy vô cùng cần thiết.

Nhưng an toàn giao thông đang là vẫn đề bức xúc của toàn xã hội, những vụ tai nạn gia tăng là nỗi nhức nhối của tất cả chúng ta

Vậy phải làm gì ? Làm như thế nào đang là câu hỏi đặt ra với toàn xã hội

B. Thân bài

1. Thực trạng của vấn đề

Trong những năm vừa qua, số vụ tai nạn giao thông đường bộ  tăng lên (hay giảm)

số người thiệt mạng...

số vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra....

Những con  số biết nói ây khiến chúng ta nghĩ gì ...

2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan về phía người tham gia giao thông

Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất trực tiếp dẫn đến những vụ tai nạn giao thông là người sử dụng phương tiện không chấp hành đúng luật lệ giao thông. Phổ biến trên đường phố là hiện tượng lạng lách, đánh võng, cẩu thả của một số thanh niên, họ đang đùa với tử thần, coi thường mạng sống chính mình và nhừng người xung quanh, không tuân thủ các biển báo, vượt quá, không làm chủ tốc độ hoặc sử dụng các chất kích thích trong khi điều khiển phương tiện giao thông.

Việc đi sai đường, lấn chiếm đường, vượt ẩu cũng gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Như vậy nguyên nhân gây ra tai nạn chủ yếu do sự thiếu hiểu biết và thái độ xem thường luật giao thông chủ phương tiện

b) Nguyên nhân khách quan

Hệ thống đường sá của nước ta còn chưa đảm bảo, đặc biệt tai các đô thị đông dân cư,  sự phát triển của cơ sở tầng chưa dáp ứng đượng như cầu và sư phát triển của giao thông ngày này, hệ thống đường ngày một xuống cấp, việc sửa chữa thiếu quy hoạch và thống nhất gây khó khăn cho người tham gia giao thông.

Các biển báo trên các tuyến đường còn nhiều bất cập : không có biển báo, biển báo có nhưng không hợp lí, quá nhiều biển báo người đi không biết tuân thủ theo biển nào. Ngay cả hệ thống đèn giao thông cũng thiếu sự đồng bộ.

Những yếu tố khách quan trên cũng gây ảnh hưởng to lớn tới người tham gia giao thông đôi khi đó chình là nguyên nhân gây nên nhưngx vụ tai nạn nghiêm trọng

3. Hậu quả

a) Với bản thân và gia đình người bị tai nạn

Tai nạn giao thông để lại hậu quả nghiêm trọng với bản thân và gia đình những nạn nhân. Nhiều cảnh con mất cha mẹ, cha mẹ mất con vì tai nạn.  Hơn ai hết những người bị tai nạn hiểu được giá trị của việc tuân thủ luật giao thông đường bộ khi mất đi sức khỏe, mang thương tật, mất đi một phần thân thể của mình. Có khi họ trở thành gánh nặng cho gia đình.

Đa số những người bị tai nạn giao thông đang trong độ tuổi lao động, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế gia đình.

b) Với xã hội

Số tiền chi phí cho chữa trị cho những vụ tai nạn một năm  lên tới con số khổng lồ trong khi đó nước ta còn nghèo rất cần tiền đầu tư cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

4. Biện pháp giải quyết

Có khung hình phạt nghiêm khắc với những người vi phạm luật lệ giao thông

Nâng cao việc giáo dục an toàn giao thông , ý thức của người dân giữ gìn an toàn giao thông  là trách nhiệm chung của tất cả mọi người

Đầu tư nâng cấp hệ thống đường sá, hệ thống tín hiệu

Tuyên truyền về an toàn giao thông với nhiều hình thức.

C. Kết bài

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người

Trách nhiệm của học sinh.

17 tháng 3 2022

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Những năm gần đây xã hội phát triển, đất nước trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng kéo theo bao nhiêu vấn đề phát sinh

- Nêu vấn đề : Một trong số đó chính là vấn đề an toàn giao thông hiện nay có nhiều diễn biến vô cùng phức tạp

II. Thân bài

1. Hiện trạng

- Tình trạng giao thông hiện nay vô cùng đáng lo ngại

- Đã , đang và sẽ còn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày

- Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết : 8 tháng đầu năm 2017 cả nước xảy ra 12775 vụ tai nạn giao thông làm 5422 người chết và 10543 người bị thương

- Tình trạng giao thông hiện nay thực sự khiến chúng ta bàng hoàng

2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu an toàn giao thông hiện nay

- Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chưa chấp hành tốt luật lệ giao thông của người dân

- Do sự hiểu biết hạn hẹp của người dân về an toàn giao thông

- Do nhiều người còn có quan niệm về số mệnh mà không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông đều có thể phòng tránh được

- Do cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn chưa đảm bảo an toàn

- Do tình trạng giới trẻ đua xe, lạng lách . đánh võng …

- Do trách nhiệm của gia đình nhà trường quản lí con cái chưa tốt dẫn tới nhiều bạn trẻ có suy nghĩ lệch lạc coi thường an toàn giao thông

3. Tác hại của việc thiếu an toàn giao thông

- Thiếu an toàn giao thông và tác hại của nó đang là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội

- Thiếu an toàn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao thông

- Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần

- Thiếu an toàn giao thông ảnh hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá về tình hình phát triển của Việt Nam gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

- Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới

- Theo con số thống kê của du lịch thì hơn 70% du khách nước ngoài không muốn trở lại Việt Nam vì nhiều lí do nhưng một trong những lí do đáng kểr là tình trạng thiếu an toàn giao thông

- Mỗi con người khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận của mình để bảo vệ an toàn giao thông

- Nhà nước cần khắc phục các cơ sở hạ tầng giao thông kém để năng ca sự an toàn cho người than gia giao thông

- Cơ quan cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông để người dân rút kinh nghiệm

- Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức được tác hại của thiếu an toàn giao thông

- Liên hệ bản thân : Mỗi chúng ta cần xem xét lại bản thân để nhìn nhận một cách đúng đắn và sửa chữa góp phần giữ gìn an toàn giao thông chung của cả nước

III. Kết bài

- Khẳng định vấn đề: An toàn giao thông đang là nỗi lo lắng đang nhức nhối của cả đất nước nhưng mỗi người biết chấp hành tốt biết đặt lợi ích chung của mọi người lên trên thì đó sẽ chẳng còn là vấn đề đáng lo ngại

- Lời nhắn đến mọi người : Chúng ta hãy tự mình chấp hành tốt luật lệ giao thông để không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ an toàn chung cho tất cả mọi người

 

28 tháng 3 2022

Trong văn bản "Cổng trường mở ra" có chi tiết người mẹ cầm tay con bước qua cánh cổng rồi buông tay con và nói: "Đi đi con". Thật vậy, người mẹ đã nói với người con như thế vì con đường phía trước mà con chuẩn bị bước vào là một thế giới kì diệu đầy những tri thức kì thú, hấp dẫn, mới lạ nhưng không ít nhiều khó khăn, thử thách. Nó còn là cánh cổng cho người con có những tình cảm  trong sáng, đẹp đẽ: tình thầy trò ấm áp, tình bạn bè thân thiết như anh em.Con đường đó sẽ giúp cho người con thực hiện được hoài bão, ước mơ của mình, chắp cánh cho người con được bay cao bay xa đến những chân trời khát vọng. Người mẹ cũng muốn tốt cho người con, không muốn con mình dựa dẫm vào mình mà tự bước chân đi từng bước vững vàng cho chặng đường phía trước, muốn con tự khám phá ra thế giới lí thú, đầy thử thách. Qua đó, chúng ta hiểu được rằng chúng ta phải tự lập, tự lo cho cuộc sống cá nhân của mình, không dựa dẫm người khác mà tự bước bằng chính đôi chân của mình để một ngày nào đó chạm tới ước mơ của chúng ta như mong muốn của người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra".

15 tháng 2 2022

mb:

Dẫn dắt vấn đề với chủ đề của đề bài:

+ Trong cuộc sống , con người chỉ thông minh thôi chưa đủ mà phải còn có sự sáng tạo.

+ gt ........

tb:

+ lm rõ vấn đề: sự sáng tạo là gì , tại sao con người cần có sự sáng tạo trong cuộc sống .

+ sự quan trọng của việc biết sáng tạo là như thế nào?

+  sự sáng tạo giúp ích gì cho mọi người và những người xung quanh ta

+ nếu con người không có sự sáng tạo thì họ sẽ là sao?

+ Liên hệ thực tế: xh , cộng đồng mọi người đã có sự sáng tạo chưa 

kb:

+ khẳng định vấn đề lại , nhấn mạnh hơn về sự sáng tạo