K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2020

+Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.

Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.

10 tháng 1 2020
Tác dụng của đòn bẩy

Tác dụng tiêu biểu nhất của đòn bẩy đó là giúp giảm lực kéo hoặc lực đẩy lên vật. Qua đó giúp đổi hướng các lực tác dụng vào vật và giúp việc di chuyển dễ dàng hơn. Đặc biệt là với những vật có khối lượng lớn.

Bên cạnh đó, đòn bẩy còn được sử dụng để đưa một vật lên cao hoặc đưa vật xuống dưới dễ dàng hơn. .Nhờ có đòn bẩy mà việc di chuyển các vật nặng sẽ nhanh chóng hơn.

Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng của đòn bẩy ở mọi nơi, như khi nhổ đinh, chèo thuyền, dùng xe cút kít đẩy vật liệu hay khi chơi bập bênh…

Ròng rọc cố định: Ưu điểm: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó, cường độ lực: F bằng P.

Nhược điểm: Không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều. 

Ròng rọc động: Ưu điểm: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của lực; cường độ lực; F.

Nhược điểm: Không được lợi về chiều,nhưng được lợi về lực.

<Không chắc chắn>

11 tháng 1 2018

Các xương ngón tay, ngón chân, bàn tay (hoặc bàn chân), cánh tay (hoặc đùi) … có thể còn rất nhiều đòn bẩy trong cơ thể em

- Các khớp ngón tay, ngòn chân, khớp bàn tay, bàn chân ; khớp khuỷu tay, khuỷu chân, khớp vai, khớp háng…là điểm tựa

- Các vật nào đó tì vào ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…là lực tác dụng của vật lên đòn bẩy

- Các cơ bắp làm cho ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…chuyển động tạo nên lực tác dụng của người

2 tháng 5 2019

Chọn C.

- Điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.

- Để dùng đòn bẩy được lợi thì  O O 2   >   O O 1 .

13 tháng 10 2019

Điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.

- Để dùng đòn bẩy được lợi thì  O O 2 > O O 1 .

⇒ Đáp án C

27 tháng 9 2017

Mỗi đòn bẩy đều có:

+ Điểm tựa  O

+ Điểm tác dụng của lực cần nâng (lực của tay) F 1  là  O 1

+ Điểm tác dụng của lực nâng(lực bẩy hòn đá) F 2  là  O 2

Khi O O 2  < O O 1  thì  F 2 > F 1

Đáp án: C

24 tháng 12 2016

Các đòn bẩy trong cơ thể em là:các xương ngón tay,xương ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi,....

19 tháng 8 2018

* Các kí hiệu O (điểm tựa O), O1 (điểm tác dụng của vật), O2 (điểm tác dụng của người) được biểu như hình vẽ dưới:

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

29 tháng 6 2021

THAM KHẢO

câu 1

Đòn bẩy là một trong các loại máy cơ đơn giản được sử dụng nhiều trong đời sống để biến đổi lực tác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con người. Đòn bẩy là một vật rắn được sử dụng với một điểm tựa hay  điểm quay để làm biến đổi lực tác dụng của một vật lên một vật khác.

câu 2

– Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh n

– Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2.

   Ví dụ 1: Khi chèo thuyền, điểm tựa là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ nước đẩy vào mái chèo, điểm tác dụng của lực F2 là chỗ tay cầm mái chèo.

   Ví dụ 2: Khi vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm , điểm tác dụng lực F2 là chỗ tay cầm xe cút kít.

câu 3

Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó,cường độ lực: F bằng P=> Không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều.

+ Khi sử dụng ròng rọc cố định thì nó có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo, nhưng không làm giảm độ lớn lực kéo vật. Ví dụ: dùng ròng rọc kéo gầu nước từ dưới giếng lên; kéo lá cờ lên trên cột cờ bằng ròng rọc.

Ròng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của lực;cường độ lực;F

Không được lợi về chiều,nhưng được lợi về lực.

+ Ròng rọc động giúp chúng ta giảm được lực kéo vật và thay đổi hướng của lực tác dụng. Ví dụ: Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thường dùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.

Dùng ròng rọc đế kéo những vật nặng ở các nơi như: công trường xây dựng, bến cảng, các kho hàng, xưởng sữa chữa ôtô,... 

câu 4

VD về ròng rọc cố định:

- kéo cột cờ

- kéo 1 thùng nước từ dưới lên

Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp

VD về ròng rọc động:

- kéo 1 kênh hàng lớn( dùng ròng rọc động hay palăng để giảm độ lớn của lực kéo vật lên)

Ròng rọc động giúp lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lực của vật

Dùng đòn bẩy khi nào ta được lợi về lực và khi nào được lợi về đường đi?

16 tháng 3 2022

bạn " thất tình :))) " trả lời cho bn r mà !!!

16 tháng 3 2022

tham khảo :

1.Năng lượng gió

Ngày nay, các tuabin gió thường có quy mô lớn với công suất từ ​​khoảng 600 kW đến 9 MW. Đây là thiết bị giúp tạo ra một lượng tương đối lớn nhờ vào sức gió thổi. Khi tốc độ gió tăng, sản lượng điện cũng tăng lên đạt công suất tối đa cho tuabin.Những khu vực có gió mạnh liên tục là nơi lý tưởng cho các trang trại điện gió. Thông thường, số giờ đầy tải của tuabin gió có thể thay đổi từ 16% đến 57% hàng năm và sẽ cao hơn ở các vị trí ngoài khơi.

2. Năng lượng mặt trời

Có nhiều cách khai thác năng lượng mặt trời nhờ sử dụng những công nghệ hiện đại như: sưởi ấm, năng lượng mặt trời tập trung (CSP), kiến trúc năng lượng mặt trời, quang điện, quang điện bộ tập trung (CPV) và quang hợp nhân tạo.Ngày nay, con người còn sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này theo nhiều cách khác nhau như tạo ra điện cung cấp cho thiết bị điện, làm nước nóng,… để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống.

3. Thủy điệnThủy điện

là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn đang được ứng dụng nhiều ở hầu hết các quốc gia. Thủy điện hoạt động dựa vào sức nước trong các dòng nước có tốc độ nhanh để thiết lập tuabin máy phát điện.Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng hệ thống các nhà máy thủy điện, đập thủy điện. Tuy nhiên, những công trình này không được xem là năng lượng tái tạo. Lý do là vì thủy điện cũng như các con đập này làm giảm dòng chảy tự nhiên và chuyển hướng dòng chảy. Bên cạnh đó, thủy điện và đập thủy điện còn tác động đến con người cũng như quần thể sinh vật sinh sống trong khu vực đó. Các nhà máy thủy điện nhỏ sẽ được quản lý cẩn thận hơn để không gây ra các tác động đến môi trường.

4. Năng lượng sinh học

Năng lượng sinh học (hay còn gọi là năng lượng sinh khối) có nguồn gốc từ động vật, cây trồng. Nguồn năng lượng tái tạo này có thể được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ vào quá trình đốt cháy để tạo ra nhiệt.Gần đây, các nhà khoa học chỉ ra rằng đốt sinh khối có nguồn gốc từ thực vật tạo ra lượng khí CO2 cao, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Vì vậy, sinh khối đang dần không được coi là một nguồn năng lượng sạch hoàn toàn.

5. Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt của Trái Đất sinh ra từ sự hình thành của ban đầu hành tinh và sự phân rã phóng xạ của khoáng chất.Ở một số khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao sẽ khai thác được và tạo ra điện. Tuy nhiên, công nghệ để khai thác năng lượng địa nhiệt vẫn bị giới hạn ở một vài nơi. Ngoài ra, vấn đề kỹ thuật cũng làm hạn chế tiện ích của loại năng lượng này.

6. Năng lượng chất thải rắn

Ngày nay, chuyển hóa chất thải rắn thành năng lượng là biện pháp tái chế rác thải hữu cơ hiệu quả. Hoạt động này không chỉ xử lý rác thải thành điện năng mà còn giảm phát thải khí nhà kính.Nhiều quốc gia đã giải quyết hiệu quả vấn đề rác thải, đặc biệt là chuyển hóa thành nguyên liệu thô cho các hoạt động công nghiệp. Có thể kể đến như: các quốc gia khu vực Bắc Âu, Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Đức,...Ở các nước đang phát triển, số lượng và mật độ rác đô thị còn tăng cao hơn các nước phát triển. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải lại gặp nhiều hạn chế hơn do thiếu vốn đầu tư và công nghệ.