K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2016

Tham khảo tại đâu nhe bạn! http://diendan.vtcgame.vn/showthread.php/283088-Cac-Trieu-Dai-Phong-Kien-Trung-Quoc ok

20 tháng 5 2017

* Các triều đại TQ thời phong kiến:

- Khoảng TK XXI - XVII TCN: Nhà Hạ

- Khoảng TK XVII - XI TCN: Nhà Thương

- Khoảng TK XI - 771 TCN: Thời Tây Chu

- 770 - 475 TCN: Thời Xuân Thu

- 475 - 221 TCN: Thời Chiến Quốc

- 221 - 206 TCN: Nhà Tần

- 206 TCN - 220: Nhà Hán

- 220 - 280: Thời Tam Quốc

- 265 - 316: Thời Tây Tấn

- 317- 420: Thời Đông Tấn

- 420 - 589: Thời Nam - Bắc triều

- 589 - 618: Nhà Tùy

- 618 - 907: Nhà Đường

- 907 - 960: Thời Ngũ đại

- 960 - 1279: Nhà Tống

- 1271 - 1368: Nhà Nguyên

- 1368 - 1644: Nhà Minh

- 1644 - 1911: Nhà Thanh

12 tháng 11 2016

1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á

2,

+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.

+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:

- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn

-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến

-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....

+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa

+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na

+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ

12 tháng 11 2016

câu 3 với câu 4 mai mình làm nha! giờ mình pp! đi nhủ ây

25 tháng 10 2021

Câu 1: 

- Năm 1487, B. Đi - a - xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.

- Năm 1497, Va - xcô đơ Ga - ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca - li - cút ở phía tây nam Ấn Độ.

- Năm 1492, C.Cô - lôm - bô “tìm ra” châu Mĩ.

- Từ 1519 - 1522, Ph. Ma - gien - lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất.

25 tháng 10 2021

Câu 2:     Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở vốn và công nhân làm thuê.

Câu 3:     Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến TQ là thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ

Câu 4:

- Giấy

- La bàn

- Thuốc súng

- Nghề in.

10 tháng 10 2016

các quốc gia cổ đại phương đông : ai cập , lưỡng hà , ấn độ , trung quốc .

18 tháng 9 2017

Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

Trung Quốc được đánh giá là một trong những trung tâm văn hóa rực rỡ của châu Á và thế giới. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân đã đạt được những thành tựu quan trọng, những thành tựu đó đã chứng tỏ được rằng nền văn hoá Trung Quốc thời phong kiến là một nền văn hoá lâu đời, rất phong phú đa dạng và có nhiều độc đáo. Nền văn hoá ấy đã có tác dụng nhất định trong truyền thống văn hoá dân tộc Trung Quốc, có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều nước ở thế giới, trong đó có Việt Nam.
* Thành tựu văn hoá
a/ Trên lĩnh vực văn học :
- Chữ viết :
+ Chữ tượng hình kết hợp với chỉ ý và hình thanh.
+ Chữ giáp cốt xuất hiện sớm nhất (thời Ân Thương).
+ Chữ đại triện (đời Chu). Đến thời tần chỉnh lí, cải biến thành chữ tiểu triện.
+ Chữ Hán (thời Hán).
- Văn học :
+ Thời Xuân Thu – Chiến Quốc : Kinh thi của Khổng tử, Sở từ của Khuất Nguyên, Đạo đức kinh của Lão tử,…
+ Thời phong kiến : Nổi bật là thơ Đường đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và có giá trị quan trọng trong đời sống văn học vì :
* Xác lập được cơ sở về phong cách và nghệ thuật cho thơ ca sau này.
* Phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội đương thời, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, gắn liền với tên tuổi của các đại thi hào như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
+ Tiểu thuyết chương hồi : phát triển rực rõ dưới thời Minh, Thanh với các tác phẩm nổi tiếng : Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...
- Sử học : Bộ sử kí đồ sộ của Tư Mã Thiên dài hơn 5 vạn chữ đã đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc. Ngoài ra còn một số tác phẩm sử học nổi tiếng như Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ,…
b/ Trên lĩnh vực tư tưởng
Có nhiều học thuyết tư tưởng ra đời : Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia. Song Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Người sáng lập là Khổng Tử, về sau có Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư.
c/ Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật
- Thiên văn học : Từ thời cổ đại (thời Ân Thương), người Trung Quốc biết đến quan sát thiên văn – 800 tinh tú, ghi chép đúng hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, quan sát vết đen trên Mặt Trời, chế tạo dụng cụ đo bóng mặt trời, đo động đất.
- Lịch pháp : do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tù thời Tần – Hán đã phát minh ra nông lịch, dựa theo sự vận hành Mặt Trăng.
- Y dược học : Khám bệnh, châm cứu, viết nhiều bộ sách chữa bệnh, gắn liền với các danh y: Hoa Đà, Lý Thời Trân.
- Điêu khắc, kiến trúc :
Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc có từ rất sớm và rất phong phú, chạm khắc tượng Phật, các vị La Hán…trên ngà voi, gỗ,…
Kiến trúc phát triển rực rỡ : Cung điện, thành quách: Vạn Lý trường thành, Cung A phòng, Cố cung, Tử cấm thành,…
- Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuậ có bốn phát minh quan trọng là :thuốc súng, la bàn, làm giấy, nghề in.
Những thành tựu văn hóa rự rỡ đó đã đưa Trung Quốc trở thành mộtb trung tâm văn minh của thế giới, ảnh hưởng đến nhiều nước trong đó có Việt Nam.
* Ảnh hưởng trong nước :
- Chữ viết ra đời sớm giúp lưu trữ kiến thức, truyền bá tư tưởng, thống nhất đất nước.
- Đạo Nho : giúp cũng cố ổn định xã hội trật tự phong kiến song càng về sau nó càng bảo thủ lỗi thời, kìm hãm sự phát triểm
- Thiên văn học : nông lịch giúp phát triển nông nghiệp.
Kĩ thật ; có nhiều phát minh lớn hữu ích nhưng ảnh hưởng của nó khá mờ nhạt.
* Ảnh hưởng ngoài nước :
- Tư tưởng, triết học, văn học, chữ viết, kiến trúc : có ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Những thành tựu khoa học kĩ thuật có ảnh hưởng tới cả châu Âu và trên thế giới.
* Sự tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc của nhân dân Việt Nam ta:
Với hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, văn hóa Trung Quốc đã xâm nhập vào nước ta tạo ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực như : Tư tưởng, triết học, chữ viết, văn hóa, sử học, lịch pháp, nghệ thuật, các nghề thủ công, phong tục tập quán,..
10 tháng 10 2016

Trung Quốc lớp mình học thầy cho ghi vậy nè

- Tình hình chính trị : hình thành từ thế kỉ III  TCN, thời Tần

- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực -> địa chủ

- Nông nô mất ruộng -> tá điền

Nộp hoa lợi cho địa chủ-> địa tô

Tồ chức bộ máy nhà nước

- Nhà Tần

- Nhà Hán

- Nhà Đường

- Nhà Nguyên

* Đối ngoại:

- Mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh xâm lược

( bạn  sàn lọc nha )

10 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/102310.html ( đây nè bạn )

7 tháng 10 2016

- Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc

Ấn Độ:

+ Chữ Phạn nguồn gốc của chữ Hin - đu

+ Quê hương của phật Bà Đạo La Môn, đạo Hin - đu, đạo Phật

+ Văn học: giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ

+ Nghệ thuật kiến trúc: Ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo

- Trung Quốc: Mình chưa học ( sorry )

7 tháng 10 2016

thanks

17 tháng 10 2016

1. triều đường .

3. các triều đại : ngô , đinh , tiền lê , lý , trần 

4.Thời ngô 

Trung ương : vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , giúp việc có quan văn quan võ 

Địa phương : cử các tướng có công coi giữa các châu quan trọng 

Thời  lý 

Trung ương : đứng đầu là vua , giúp việc có quan đại thần , quan văn ,quan võ

Địa phương : cả nước chia thành 24 lộ dưới lộ là phủ , dưới phủ là huyện , dưới huyện là hương xã

6.những nét độc đáo của cách đánh của lý thường kiệt 
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.

 

Đề cương ôn tập hk1 lớp 7Trắc nghiệmCâu 1: Nêu thời gian hình thành của xã hội phong kiến châu Âu và phương Đông?Câu 2: Điều kiện dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu?Câu 3: Kể tên các quốc gia và thủ đô tương ứng của khu vực Đông Nam Á hiện nay?Câu 4: Kể tên và thời gian tồn tại các triều đại của trung quốc thời phong kiến?Câu 5: Công lao của Ngô quyền và Đinh Bộ...
Đọc tiếp

Đề cương ôn tập hk1 lớp 7

Trắc nghiệm

Câu 1: Nêu thời gian hình thành của xã hội phong kiến châu Âu và phương Đông?

Câu 2: Điều kiện dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu?

Câu 3: Kể tên các quốc gia và thủ đô tương ứng của khu vực Đông Nam Á hiện nay?

Câu 4: Kể tên và thời gian tồn tại các triều đại của trung quốc thời phong kiến?

Câu 5: Công lao của Ngô quyền và Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc lập?

Câu 6: Kể tên và thời gian tồn tại các triều đại trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV?

Câu 7: Nét độc đáo trong cách dánh giạc của Lý Thường Kiệt?

Câu 8: Các câu nói của ngũng vị anh hùng dân tộc: Lý Thường Kiệt,Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, Trần Bình Trọng?

Câu 9: Luật pháp và quân đội thời Lý - Trần?

Câu 10: Giáo dục và văn hóa thời Lý - Trần ?

0
Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. - Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? - Kể tên các cuộc phát kiến địa lí.  Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến. - Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học - kỹ thuật của người Trung...
Đọc tiếp

Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. 

- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? 

- Kể tên các cuộc phát kiến địa lí.  

Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến. 

- Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học - kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến? 

Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến. 

Các triều đại phong kiến ở Ấn Độ: thời gian hình thành, phát triển và suy vong. 

- Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. 

Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 

Sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên. 

- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 

 Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến. 

- Thời gian hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở phương Đông và phương Tây. 

- Cơ sở kinh tế-xã hội của xã hội phong kiến. 

Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập. 

- Ngô Quyền dựng nền độc lập. 

- Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất? 

Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. 

- Luật pháp, quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý? 

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). 

- Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt. 

- Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. 

Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hóa. 

- Trình bày văn hóa và giáo dục của thời nhà Lý. 

Chủ đề: Đại Việt dưới thời nhà Trần. 

- Nêu được thờigian thay thế nhà Lý. 

 gian nhà Trần- Luật pháp thời Trần. 

- Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. 

- Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258. 

- Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên. 

- Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến, diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến năm 1285. 

PHẦN TỰ LUẬN: 

Câu 1. Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu đặc trưng của lãnh địa? 

Câu 2. Nêu sự thành lập nhà Lý? Nhà Lý làm gì để củng cố khối đoàn kết dân tộc? 

Câu 3. Nêu diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt? Nêu nét độc đáo  trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? 

Câu 4. Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?Theo em nhà Trần lên thay nhà Lý có phù hợp với yêu cầu lịch sử không? Vì sao? 

1
7 tháng 1 2022

mình cần ggaapd

gianroi

Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. - Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? - Kể tên các cuộc phát kiến địa lí. Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến. - Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học - kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến? Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến. - Các triều đại phong kiến ở Ấn Độ: thời gian hình thành,...
Đọc tiếp

Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bảnchâu Âu. 

- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? 

- Kể tên các cuộc phát kiến địa lí. 

Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến. 

- Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học - kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến? 

Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến. 

- Các triều đại phong kiến ở Ấn Độ: thời gian hình thành, phát triển và suy vong. 

- Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. 

Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 

- Sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên. 

- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 

 Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến. 

- Thời gian hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở phương Đông và phương Tây. 

- Cơ sở kinh tế-xã hội của xã hội phong kiến. 

Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập. 

- Ngô Quyền dựng nền độc lập. 

- Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất? 

Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. 

- Nhà Lý ra đời, dời đô và đổi tên nước. 

- Luật pháp, quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý? 

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). 

- Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt. 

- Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. 

Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hóa. 

- Trình bày văn hóa, giáo dục thời Lý. 

Chủ đề: Đại Việt dưới thời nhà Trần. 

- Nêu được thời gian nhà Trần thay thế nhà Lý. 

- Luật pháp thời Trần. 

- Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. 

- Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258. 

- Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên. 

- Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến, diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến năm 1285. 

0