Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tất cả mọi người khi kết bạn, làm bạn với nhau thì trước tiên mọi người đều xét về đạo đức, nhân phẩm của người bạn đó. Không ai lại muốn đi làm bạn với những người bạn ích kỉ( người bạn mà lúc nào của chỉ lo cho mình không quan tâm đến người khác không cho người khác mượn bất cứ thứ gì của mình luôn đòi hỏi cao ở người khác mà mình thì lại dở tệ,..).Có ai lại muốn làm bạn với những người bạn không trung thực(người bạn có thể lừa dối mình bất cứ lúc nào, người bạn tham lam, dối trá,..như thế có đáng làm bạn không?), bạn bè là cần có sự thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ, thành thật,..vậy nên những người ích kỉ hoặc không trung thực thì sẽ không có bạn. nhưng ý kiến đó chỉ đúng 1 phần vì có 1 số người bạn sẵn sàng làm mọi thứ, chơi đùa,.. để thay đổi tính cách của những người bạn xấu và những người bạn xấu vẫn có thể thay đổi.
bỏ OLM r,bên đó vô lí,lúc gấp cần bài còn chờ phê duyệt,chờ đến lúc nào?Như kiểu học sinh có ý kiến thì bịt miệng k cho ns.
đạo luật cơ bản của nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, có ý nghĩa chính trị - pháp lí lớn. HP quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của HP là những quy định xác lập, có giá trị xuất phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật của một nước. Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với HP. Những văn bản trái với HP bị xem là vi phạm HP, phải bị xoá bỏ.
Mục đích:
Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn chủ quyền của nhân dân, bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp
Do tính chất là luật cơ bản của nhà nước nên mỗi quốc gia chỉ có một bản Hiến pháp, các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được gọi là các tu chính án. Ở Việt Nam, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nước ta đã có bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, do yêu cầu nhiệm vụ lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước, đến nay nước ta đã có 05 lần sửa đổi, bổ sung một cách căn bản Hiến pháp nên thường nói là nước ta có 05 bản Hiến pháp, cụ thể là:
- Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 09 tháng 11 năm 1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, đánh dấu bước mở đầu cho lịch sử lập hiến Việt Nam đồng thời cũng là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Hiến pháp năm 1946 gồm có 7 Chương với 70 Điều - Hiến pháp của thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959, gồm có 10 Chương với 112 Điều - Hiến pháp của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam.
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980, gồm có 12 Chương với 147 Điều - Hiến pháp của thời kỳ thống nhất đất nước, cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992, gồm có 12 Chương với 147 Điều - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, gồm 11 Chương với 120 Điều - Hiến pháp của thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.
- Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua vào ngày 31/12/1959.
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua ngày 15/4/1992, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bỏ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vào ngày 25/12/2001.
- Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013.
-Luật pháp và hiến pháp hoàn toàn khác nhau về mặt tính chất.
- Hiến pháp là đạo luật được xây dựng để giới hạn hành vi thuộc quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm tự do, quyền lợi của người dân. Trong khi đó, dựa vào luật pháp, quyền lực nhà nước giới hạn tự do, quyền lợi của người dân. Do đó, để tránh việc quyền lực nhà nước bị lạm dụng, hiến pháp được xây dựng với mục đích để giới hạn quyền lực nhà nước.
- Công dân có trách nhiệm thực hiện chính sách pháp luật nhà nước
- Bảo vệ cơ quan nhà nước
- Giúp đỡ cán bộ công chức nhà nước thực hiện công vụ
- Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (Lời nói đầu)
- Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (khoản 3 Điều 4, khoản 3 Điều 9).
- Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật (khoản 1 Điều 8).
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp (Điều 46, Điều 48).
- Quốc hội thực hiện quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp (khoản 1 và 2 Điều 70).
- Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền và nhiệm vụ giải thích Hiến pháp; giám sát việc thi hành Hiến pháp; đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp (khoản 2, 3, 4, 7 Điều 74).
Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp (khoản 3 Điều 79, khoản 1 Điều 115).
- Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp ở địa phương (khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 113).
- Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp (khoản 2 Điều 119).
Theo dieu 25 cua HIEN PHAP nuoc VIET NAM quy dinh
Cong dan co quyen tu do ngon luan , tu do bao chi , tiep can thong tin , hoi hop , lap hoi bieu tinh .
Phap luat quy dinh : Cong dan co quyen tu do ngon luan , tu do bao chi , co quyen duoc thong tin theo quy dinh cua phap luat , cong dan thuc hien cac quyen tu do ngon luan trong cac cuoc hop co so , tren cac phuong tien thong tin dai chung , kien nghi voi dai bieu quoc hoi , dai bieu hoi dong nhan dan trong dip tiep xuc voi cu tri, Dong gop y kien vao du thao cuong linh , du thao ve bo luat quan trong , ...
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?
Viên quan tâu với vua :
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
- Vậy khanh có cách nào khác không?
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.
Bạn học tốt nhé!
cảm ơn bạn nhé