Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất khi bị nhiễm giun sán là ngứa da. Khi xâm nhập vào trong cơ thể, chúng không phát triển ngay thành những giun nhỏ, mà tiếp tục tồn tại ở dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được ở dưới da và mô mềm, thường hay xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng,…
like cho mk ik
tham khảo
Những nguyên nhân nhiễm giun sán
Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán.
Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn.
Bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam), người mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
Các biện pháp phòng bệnh giun sán
Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
Ảnh minh họa
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn.
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.
- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.
Vì khoai sắn cung cấp ít dinh dưỡng cho trẻ và hàm lượng tinh bột trong chúng ít hơn là của gạo.
C1: Thế nào là đa dạng sinh học
Ða dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên". Ða dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: Ða dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm
C2: Tại sao trẻ em mắc bệnh giun sán?
- Thói quen ăn uống chưa hợp lí
Nêu các biện pháp phòng chống bệnh giun sán
- Vệ sinh môi trường, nhà ở, quản lý chặt chẽ về rác, chất thải,...
- Cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, không dùng phân tươi để bón phân.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Tẩy giun ít nhất 6 tháng một lần.
C3: Liệt kê các bộ phận của hat và nêu đặc điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm? Lấy ví dụ
Các bộ phận của hạt là:
+ Vỏ
+ Phôi: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
+ Chất dinh dưỡng dự trữ: chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ
Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.
Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nhũ.
- Lớp 1 lá mầm : cây dừa cạn, cây bưởi, cây rẻ quạt, cây lúa, cây ngô,...
- Lớp 2 lá mầm : cây ớt, cây cà chua, cây rau muống, cây đậu xanh,...
C4: Nêu vai trò của động vật đối với đời sống của con người. Cho ví dụ minh họa
- Vai trò của lớp chim:
+ Lợi ích: Cung cấp thực phẩm (VD: gà, vịt,...)
Nuôi để làm cảnh (VD: vẹt, yểng,...)
Cung cấp lông làm chăn đệm hoặc đồ trang trí (VD: lông vịt, lông ngan, lông đà điểu,...)
Diệt sâu bọ hoặc động vật gặm nhấm (VD: cú mèo, chim sâu,...)
Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch (VD: chim ưng, đại bàng,...huấn luyện để săn mồi; vịt trời, ngỗng trời,...phục vụ cho du lịch.
- Vai trò của lớp thú:
+ Lợi ích: Cung cấp thực phẩm (VD: lợn, bò,...)
Cung cấp dược liệu (VD: nhung hươu,...)
Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, nguyên liệu cho công nghiệp dày da, dệt (VD: da hổ, da báo,...)
Làm vật liệu thí nghiệm (VD: chuột bạch,...)
Cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và lâm nghiệp (VD: trâu, bò,...)
C1: - Đa dạng sinh học là toàn bộ sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng. Nơi có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài nhiều được cho là nơi có độ đa dạng sinh học cao.
C2:Trẻ em mắc bệnh giun sán do đi chân đất, không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn,..
Các biện pháp:
-Không đi chân đất
-Rửa tay sạch sẽ
-Uống thuốc sổ lãi 6 tháng 1 lần
-Ăn chín, uống sôi
C3:-Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
-Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...
Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...
C4:Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con người về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu: thực phẩm (rươi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ...), lông (thỏ, cừu, dê, vịt, ...), da (tuần lộc, hổ, trâu, ...); làm thí nghiệm: khoa học (ếch, chuột bạch, ...), thuốc (thỏ, chuột bạch, ... ); hỗ trợ cho con người: lao động (trâu, bò, voi, ...), giải trí (cá voi, hải cẩu, voi, hổ, vẹt, sáo, ...), bảo vệ an ninh (***); ... Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, ...) ...
các cây có bệnh do nấm gây ra ở vườn nhà em như: cây ngô,khoai tây,..
cây ngô thì nấm gây bệnh ở bắp ngô
khoai tây thì nấm gây bệnh ở lá và củ khoai
- Những bệnh do nguyên sinh vật gây ra: bệnh cúm, bệnh tiêu chảy, bệnh dại
Và có trung gian truyền bệnh là muỗi là : sốt xuất huyết, sốt rét
- Em cần:
+) Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở xung quanh
+) Phát quanh những bụi rậm, úp thùng; vại chứa nước xuống để muỗi không thể đẻ trứng
+) Mắc màn khi ngủ
+) Phun thuốc diệt côn trùng
+) Thả cá vàng vào ao để chúng ăn loăng quăng, bọ gậy
- Những bệnh do nguyên sinh vật gây ra và có trung gian truyền bệnh là muỗi là :sốt xuất huyết,sốt rét,sốt da vàng...
- Em cần:
1. Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở xung quanh.
2. Phát quanh những bụi rậm, úp thùng; vại chứa nước xuống để muỗi không thể đẻ trứng.
3.Tiêm phòng.
4. Mắc màn khi ngủ.
5. Thả cá vàng vào ao để chúng ăn loăng quăng, bọ gậy.(nếu có)
6. Phun thuốc diệt côn trùng.
Vì khi sản xuất nước ngọt thì nhà máy đã hòa khí gas ( sau này học hóa học em sẽ biết đó là khí cacbonic (CO2) ) vào chai nước ngọt. Do khí gas không thể liên kết bền vững nên sẽ tách ra khỏi nước ngọt 1 phần tạo nên tạo ra tiếng xì xèo là tiếng khí cacbonic tách ra khỏi nước ngọt
Tham kahro
Trẻ bị giun kim thường chậm phát triển, biếng ăn, da xanh tái, có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng; Ảnh hưởng về thần kinh: Trẻ bị nhiễm giun kim thường có biểu hiện khó chịu, suy nhược thần kinh, khó ngủ, ngủ ít, hay giật mình và khóc đêm. Nhiều trẻ còn bị đái dầm thường xuyên do nhiễm giun kim
Tham khảo
Trẻ bị giun kim thường chậm phát triển, biếng ăn, da xanh tái, có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng; Ảnh hưởng về thần kinh: Trẻ bị nhiễm giun kim thường có biểu hiện khó chịu, suy nhược thần kinh, khó ngủ, ngủ ít, hay giật mình và khóc đêm. Nhiều trẻ còn bị đái dầm thường xuyên do nhiễm giun kim.