Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thứ tự để vẽ chiếc ô tô: Hình 3a - 3c - 3b - 3d - 3g - 3e - 3h - 3i.
- Chia nhỏ để tính giá trị biểu thức:
103 x 9 - (900 + 27) = (100 + 3) x 9 - (900 + 27) = (900 + 27) - (900 + 27) = 0
- Để có thể dễ dàng chuyển một số thùng sách to và nặng vào thư viện trường, các bạn đã chia sách vào các túi nhỏ để vận chuyển.
Ba công việc thường ngày của em, trong đó mỗi công việc được chia thành những việc nhỏ hơn:
- Đánh răng:
Bước 1: Chuẩn bị kem đánh răng và bàn chải.
Bước 2: Lấy kem đánh răng.
Bước 3: Chải răng.
Bước 4: Súc miệng.
Bước 5: Rửa sạch bàn chải.
- Soạn sách vở:
+ Soạn sách giáo khoa.
+ Soạn sách bài tập.
+ Soạn vở ghi và vở bài tập.
+ Lấy đồ dùng học tập.
- Thay đồng phục đi học:
+ Chuẩn bị đồng phục.
+ Cởi quần áo ngủ.
+ Mặc áo đồng phục.
+ Mặc quần đồng phục.
+ Thắt khăn quàng đỏ.
Lợi ích khi chia công việc đó thành những việc nhỏ hơn: để dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao hơn.
Theo em, bạn An nên chia công việc thành các việc nhỏ:
- Chuyển sách.
- Chuyển vở.
- Chuyển đồ dùng học tập.
- Chuyển đèn học.
Nên chia như vậy để việc chuyển đồ đạc được nhanh, gọn gàng và khoa học hơn.
- Thứ tự các bước cần thực hiện để tạo trang trình chiếu:
Bước 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng để khởi động phần mềm MS PowerPoint.
Bước 2: Nhập nội dung vào trang trình chiếu và lưu tệp trình chiếu.
Bước 3: Gõ phím F5 để trình chiếu.
Người chỉ huy giỏi cần biết cách chia một việc thành nhiều phần việc nhỏ hơn. Vì đây là một kỹ năng cần thiết để người chỉ huy hướng dẫn, chia công việc cho các thành viên một cách hợp lí và hiệu quả.
Em chia nhỏ nhiệm vụ thành ba nhiệm vụ nhỏ hơn là: tìm ảnh về một cảnh đẹp của Việt Nam, viết lời bình cho ảnh, thiết kế bài trình chiếu. Sau đó em sẽ giao cho mỗi bạn thực hiện một nhiệm vụ như sau:
Bạn thứ nhất: Tìm một bức ảnh về một cảnh đẹp của Việt Nam.
Bạn thứ hai: Viết lời bình cho bức ảnh.
Bạn thứ ba (em): Thiết kế bài trình chiếu.
Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
1) Việc nhỏ dễ làm hơn, chia nhỏ để dễ làm
2) Chia nhỏ để làm ít hơn
3) Chia nhỏ để không cần làm theo thứ tự
4) Chia nhỏ để dễ nhớ