Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
c5:
Có hai giai cấp chính : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
c4:
Vì theo lược đồ đoạn sông rạch gầm xoài mút có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc
*Quang Trung đại phá quân Thanh:
-Năm 1788,Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế,hiệu là Quang Trung
-Quang Trung đến Nghệ An,tuyển thêm quan,mở hội duyệt binh lớn
-Đến Thanh Hóa,Quang Trung tổ chức lễ tuyên thệ,quân ăn Tết sớm
-Đêm 30 Tết,Quang Trung vượt sông Gián Khẩu,diệt giặc ở đồn Tiền Tiêu
-Từ mùng 3 đến mùng 5 Tết,ta tiêu diệt các đồn Hà Hồi,Ngọc Hồi,Đống Đa
*Những đóng góp của vua Quang Trung cho lịch sử dân tộc là:
-Đánh đổ các chính quyền phong kiến thối nát Lê-Trịnh-Nguyễn,thống nhất đất nước
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm-Thanh
-Đưa ra các chính sách về kinh tế,xã hội,văn hóa,ngoại giao phù hợp với phát triển đất nước
\(#Trân\)
Tham khảo:
Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.Quãng Trung tiến quân ra Bắc
Đến Tam Điệp Quãng Trung chia làm 5 đạo
Đêm 30 tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi
Mồng 5 tết quân ta đánh đồn Ngọc Hồi
Tướng giặc là sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
Refer
Diễn biến :
Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 - 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
Tới Thanh Hoá, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.
Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố : "Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không ?"
Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo :
- Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.
- Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
- Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
- Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luv được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dầy đặc.
Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. "Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết..., thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại" (Hoàng Lê nhất thống chí).
Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đỏ đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
Nghe tin đại bại, Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
Trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng reo hò :
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...
Những đóng góp của vua Quang Trung :
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó. .
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
tham khảo
- Vùng biên giới phía Bắc và Tây Bắc nước ta là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc ít người đã sát cánh với người Kinh để xây dựng và bảo vệ đất nước chống phong kiến phương Bắc, vì thế những việc làm của Lý Công Uẩn là để củng cố khối đoàn kết dân tộc, vì đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nhà Lý tiếp tục giao bang với nhà Tống và các nước láng giêng, nhưng nhà Lý thực hiện một nguyên tắc không thể nhân nhượng đó là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nếu nguyên tắc lại bị vi phạm, nhà Lý cử người kiên quyết đòi lại, thậm chí đem quân đánh trả.
Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống, nhân dân và các tù trường miền núi phía Bắc đã có những đóng góp rất lớn trong việc cung cấp nhiều binh lính, tướng giỏi, tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối kháng chiến cả hai giai đoạn, phát huy được khối đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Ông là Lê Lai. Ông là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, có công lao giúp đỡ Lê Thái Tổ gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là Lê lai cứu chúa. Bởi vì mất vua là mất nước nên Lê Lai cải trang thành Lê Lợi, dẫn 500 quân cảm tử và 2 voi chiến xông ra đánh địch, tự xưng là chúa Lam Sơn. Quân Minh tưởng thật, hùng hổ xông đến. Lê Lai đã dũng cảm chiến đấu nhưng quân ít, thế cô, cuối cùng toàn quân bị diệt, bản thân bị quân Minh bắt giải về, sau đó bị xử tử bằng cực hình. Tưởng rằng đã giết được Lê Lợi, đánh tan quân khởi nghĩa, tướng Minh hí hửng thu quân, triệt thoái khỏi Chí Linh. Lê Lợi và các nghĩa binh còn lại nhờ đó mới thoát hiểm và tính kế mưu sự trở lại.
Ông là Lê Lai
- Lê Lai là người dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú ( Ngọc Lặc - Thanh Hóa). Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người hy sinh trong chiến đấu. Lê Lai tính tình cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả. Ông đã từng tham gia hội thể ở Lũng Nhai
- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặn căn cứ Chí Linh, quyết bắt sống Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy 1 toán quân liều chết phá vòng vây giặc. lê Lai cùng toán quân đó đã anh dũng hy sinh. Quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Quang Trung đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước:
- Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê: Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.
- Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh: bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Quang Trung đặt nền tảng cho việc xây dựng quốc gia:
- Vua Quang Trung sáng lập ra Vương triều Tây Sơn với nhiều chính sách cải cách tích cực nhằm phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hóa dân tộc.
- Đồng thời, cũng đưa ra đường lối ngoại giao sáng suốt để củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.
Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê: Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.
Tham khảo:
Nhà Đinh xây dựng đất nước: - Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), định đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. - Không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc, tự dặt niên hiệu là Thái Bình. - Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng bộ máy chính quyền mới.
Tham khảo!
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) .
- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt.
- Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội.